Nhóm tỉ số thanh toán và nợ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh lương thực, thủy sản xuất nhập khẩu tấn vương (Trang 74 - 77)

Bảng 4.12 Tỉ số thanh toán và nợ của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Hàng tồn kho Trđ 31.333,71 61.989,05 73.798,96 30.655,34 11.809,91 Nợ ngắn hạn Trđ 72.438,91 119.227,21 198,729,30 46.788,30 79.502,09 Tài sản ngắn hạn Trđ 105.363,44 137.907,58 173.124,44 32.544,14 35.216,86 Tổng vốn chủ sở hữu Trđ 93.228,16 95.563,48 81.119,49 2.335,32 (14.443,99) Tổng tài sản Trđ 165.712,07 214.790,69 279.848,79 49.078,62 65.058,10

Tỉ số thanh toán hiện

hành Lần 1,45 1,16 0,87 (0,29) (0,29) Tỉ số thanh toán nhanh Lần 1,02 0,64 0,50 (0,38) (0,14) Tỉ số nợ trên tài sản tự % 43,71 55,51 71,01 12,34 15,5 Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu % 77,70 124,76 244,98 47,06 120,22

Tỉ số thanh toán hiện hành

Tỉ số thanh toán hiện hành có giá trị càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu tỉ số này quá cao thì lại không tốt, nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tƣ quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp, sẽ không tạo ra doanh thu và không có hiệu quả.

Ta thấy, tỉ số này liên tục giảm đều qua các năm nếu năm 2011, tỉ số này là 1,45 lần thì sang năm 2012 đã giảm đi 0,29 lần còn 1,16 lần và sang năm 2013 tỉ số này vẫn tiếp tục giảm 0,29 và cán mốc ở mức 0,87 lần. Xét về năm 2011 ta có tỉ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,45 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2011 đƣợc đảm bảo bằng 1,45 đồng tài sản ngắn hạn (lƣu động). Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả trong năm 2011 tƣơng đối tốt.Tuy nhiên, tỉ số lại liên tục giảm ở các năm tiếp theo chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty đang thực sự gặp vấn đề mà nguyên nhân chủ yếu là do công ty phải vay nợ ngân hàng và các tổ chức tính dụng khác để xây dựng thêm các tài sản cố định nhƣ nhà máy xấy lúa, kho dự trử. Cụ thể, năm 2012 là 1,16 lần giảm

63

0,29 lần nhƣng vẫn còn ở mức chấp nhận đƣợc vì trên 1. Đến 2013 là 0,87 lần (0,87<1) khả năng thanh toán rơi vào mức khó khăn. Vì thế, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến tỷ số này qua việc điều tiết khoản vay hợp lý để hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên, điều này không nói lên đƣợc chính xác khả năng thanh toán, vì trong tài sản ngắn hạn có khoản mục hàng tồn kho, đây là khoản mục mà khả năng chuyển đổi thành tiền rất thấp, cần thời gian dài. Vì vậy, cần phải phân tích thêm khả năng thanh toán nhanh để biết rõ hơn về khả năng thanh toán hiện hành mà công ty đang có.

Tỉ số thanh toán nhanh

Tỉ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn, có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Tỉ số này nhìn chung cũng liên tục sụt giảm qua các năm nhƣng vẫn ở mức bình thƣờng và có thể chấp nhận đƣợc. Cụ thể, năm 2011 tỉ số thanh toán nhanh của công ty là 1,02 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2011 đƣợc đảm bảo bằng 1,02 đồng tài sản lƣu động có khả năng chuyển thành tiền để thanh toán thì sang năm 2012 đã giảm 0,38 lần còn 0,64 lần và sang năm 2013 tiếp tục giảm 0,14 lần ở mức 0,50 lần. Sự sụt giảm này là do hàng tồn kho liên tục gia tăng qua các năm cụ thể năm 2012 hàng tồn kho đã tăng 30.655,34 so với năm 2011 và năm 2013 hàng tồn kho tăng 11.809,91 so với năm 2012. Bên cạnh đó, cùng với việc các khoản vay ngắn hạn gia tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn đã làm cho tỉ số này nhanh chóng sụt giảm. Nhìn chung tỷ số thanh toán nhanh của công ty vẫn còn ở mức bình thƣờng chấp nhận đƣợc nhƣng đang có xu hƣớng sụt giảm qua các năm điều này cho thấy một dấu hiệu không tốt cho tính thanh khoản của công ty trong thời gian tới. Vì thế, trong tƣơng lai công ty cần có biện pháp hạn chế hàng tồn kho và các khoản vay ngắn hạn để đảm bảo tính thanh khoản đƣợc tốt hơn.

Tỉ số nợ trên tổng tài sản

Tỉ số nợ trên tài sản, đo lƣờng tỉ lệ % tổng số nợ do những ngƣời cho vay cung cấp so với tổng tài sản của công ty. Tỉ số này càng thấp thì món nợ càng đƣợc đảm bảo và các chủ nợ sẵn sàng cho công ty vay, họ tin công ty có đủ khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn.

Tỉ số này liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty là 43,71% tức là cứ 100 đồng tài sản của công ty thì có 43,71 đồng là từ vốn vay. Năm 2012 và 2013, tỷ số đã tăng lần lƣợt là 11,8% và 27,3% tƣơng ứng là 55,51% và 71,01%, cho thấy số phần trăm tài sản từ vốn vay của công ty liên tục tăng lên so với năm 2011. Nguyên nhân khiến tỷ

64

số này tăng là do tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản là thấp hơn so với tỷ lệ tăng của nợ phải trả. Cụ thể, năm 2011 tổng tài sản chỉ tăng 114.136,72 từ 165.712,07 lên 279.848,79 ở năm 2013, trong khi nợ phải trả lại tăng lên 126.245,39 từ 72.483,91 lên 198.729,30 ở năm 2013 cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Nợ phải trả tăng mạnh là do trong năm 2012 và 2013 giá vốn hàng bán liên tục tăng cùng với nghị định 109 về xuất khẩu lúa gạo đƣợc áp dụng doanh nghiệp phải phải vay vốn để xây thêm nhà máy, kho bãi phục vụ sản xuất dẫn tới khoản vay nợ ngắn hạn tăng cao làm nợ phải trả cũng tăng lên. Nhƣ vậy, trong 3 năm 2011 - 2013 thì thì tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty liên tục tăng. Vì thế, trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ ở mức an toàn, nâng cao nguồn doanh thu, tăng cƣờng khả năng tự chủ tài chính, tránh tình trạng nợ quá cao, dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty.

Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hửu

Qua 3 năm, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty có chiều hƣớng tăng mạnh. Năm 2011, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 77,70% tức là cứ 100 đồng nguồn vốn của công ty thì khoảng nợ chiếm khoảng 77,7 đồng và tăng lên 124,76% 2011, tức tăng lên 47,06%. Nguyên nhân là do năm 2012 nợ phải trả tăng 46.743,30 tức tăng 64,49%, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên với mức rất thấp 2.335,32 tức tăng 2,5% so với năm 2011 chủ yếu từ phần lợi nhuận chƣa phân phối vào năm 2011 đƣợc công ty giữ lại làm tăng nguồn vốn kinh doanh của chủ sở hữu trong năm 2012. Sang năm 2013 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 79.502,09 tức tăng 66,68% so với năm 2012 làm cho tổng nợ tiếp tục tăng trong khi vốn chủ sở hữu thì lại giảm xuống 14.443,99 tức giảm 15,11% vì tình hình xuất nhập khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, vốn chủ sở hữu cũng giảm do công ty hoạt động không hiệu quả trong năm 2013 (lợi nhuận âm). Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để chủ động hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao khả năng tự chủ tài chính, không bị ảnh hƣởng nhiều bởi những biến động thị trƣờng bên ngoài.

65

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh lương thực, thủy sản xuất nhập khẩu tấn vương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)