Chile sau khi thực hiện cuộc cải cách cơ cấu kinh tế vĩ mô để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu năm 1980. Bước vào giai đoạn 1984 – 1988 nền kinh tế của Chile bắt đầu hồi phục và phát triển với mức tăng trưởng trung bình 5.7%/năm, thâm hụt tài khoản vãng lai giảm từ 11% GDP vào năm 1984 xuống 1% năm 1988, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 12% năm 1984 xuống còn 6% năm 1989.
Giai đoạn 1988 – 1990:
Dòng vốn ngắn hạn tư nhân nước ngoài đổ vào Chile với số lượng lớn luôn chiếm ở mức 90%, nền kinh tế phát triển quá nóng cụ thể năm 1989 GDP thực tăng 11% so với mức lạm phát 26% đã đặt các nhà hoạch định chính sách của Chile vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thoát khỏi tình trạng này, Chile áp dụng hàng loạt các biện pháp điều chỉnh sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài đặc biệt là các dòng vốn ngắn hạn và dòng vốn FPI.
Những giải pháp mà Chile áp dụng khá thành công đó là:
• Đánh thuế và quy định mức dự trữ bắt buộc không lãi suất với dòng vốn
vào ngắn hạn. Trong tháng 6/1991 Chile đã định mức thuế 12% với các khoản vay nước ngoài (dòng vốn vay, trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế, đầu tư chứng khoán…) vào Chile đều phải tuân thủ tỷ lệ dự trữ bắt buộc không sinh lãi là 30% trong vòng một năm. Kết quả giải pháp trên đã làm giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn trong tổng dòng vốn chảy vào Chile xuống còn 2.8% năm 1997 và đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng TW Chile từ việc thu thuế và thu nhập từ dự trữ không lãi suất tương ứng lần lượt là 110 triệu USD và 124 triệu USD. Trong nửa đầu năm 1998 dưới biến động của hiệu ứng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, dòng vốn vào Chile bắt đầu giảm sút cộng với việc đồng Peso giảm giá mạnh so với đồng đô la, Chính Phủ Chile đã tháo gỡ biện pháp dự trữ bắt buộc từ 30% xuống còn 10% vào tháng 6/1998 và còn 0% vào cuối năm 1998.
• Điều chỉnh linh hoạt tỷ giá và thực hiện siết chặt chính sách tiền tệ. Sự
linh hoạt của tỷ giá sẽ khiến các nhà đầu tư ngắn hạn và các nhà đầu cơ phải cân nhắc khi bước vào thị trường Chile. Đầu năm 1992, biên độ dao động của tỷ giá từ 3% - 12% vào năm 1992 và lên 12,5% vào năm 1997. Chile đã chuyển đổi từ
tỷ giá cố định sang tỷ giá cố định theo các đồng tiền mạnh (USD, GBP…). Nhờ đó đã giúp Chile luôn thặng dư ngân sách trung bình là 2,6% GDP (1988-1997). Ngoài ra, Chile còn tăng cường điều hoà và giám sát thận trọng đối với hệ thống tài chính trong đó nhiều văn bản pháp luật về ngân hàng đã được ban hành và sửa đổi nhằm điều tiết thận trọng, giảm sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống tài chính.