Các ý kiến chống kiểm soát vốn 1 4-

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 26)

• Việc cho phép các dòng vốn lưu chuyển tự do sẽ giúp đồng vốn tìm đến

những nơi có hiệu quả sinh lợi cao hơn, giúp cho cư dân các quốc gia khác nhau có thể tận dụng được tiềm năng của mình.

• Việc kiểm soát vốn là khó thực thi, kể cả khi đã được thực thi cũng kém

hiệu quả. Sebastian Edward, kinh tế trưởng của World Bank phụ trách khu vực Mỹ La tinh và Caribbean, và những người phản đối biện pháp này nói rằng ở các nước áp dụng kiểm soát vốn sau thời kỷ khủng hoảng như Argentina, Brazil và Mexico tốc độ tăng trưởng đã bị chậm lại.

• Kiểm soát vốn cũng bóp méo sự vận động của thị trường tài chính, tạo

cảm giác an toàn giả tạo cho các nước, các nước sẽ không thay đổi chính sách vì họ cảm thấy đã được các quy định kiểm soát bảo vệ.

• Những người ủng hộ tự do hoá thị trường vốn nói rằng nếu không có tự

do hoá thị trường vốn thì các nước sẽ không thể thu hút được FDI, tuy nhiên không có nhiều bằng chứng để chứng minh điều này. Trung Quốc là một ví dụ, đây là nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp nhất trên thế giới nhưng lại có kiểm soát tài khoản vốn.

• Tự do hoá thị trường vốn được thúc đẩy cả ở những nước không trong

tình trạng thiếu vốn – như các nước Đông Á, nơi đang còn khó khăn xoay sở để đầu tư tiền tiết kiệm của họ. Tuy nhiên quá trình này không nhất thiết sẽ làm nảy sinh các vấn đề nếu như các nước này có khuôn khổ pháp lý và khu vực tài chính mạnh. Ví dụ như nhóm G-7 của các nước phát triển đã tự do hoá tài khoản vốn nhưng không bị rơi vào khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)