Xây dựng thị trường trái phiếu phát triển 7 0-

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 82 - 83)

Khi dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, hệ thống ngân hàng phải thu mua lượng ngoại tệ này và cung tiền đồng ra lưu thông. Cung tiền tăng trong lưu thông có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát nên thông thường NHNN sẽ tìm cách hút lượng tiền này về thông qua chính sách vô hiệu, nghĩa là bán các loại chứng khoán ví dụ như trái phiếu. Tuy nhiên, công cụ điều hành chính sách này hoạt động chưa được hiệu quả lắm do những nguyên nhân sau:

• Quy mô thị trường trái phiếu nói chung và trái phiếu Chính phủ nói riêng

hiện chiếm tỉ lệ còn thấp so với GDP

• Lượng trái phiếu được phát hành bằng nội tệ hiện chủ yếu được nắm giữ

trong danh mục đầu tư, giá trái phiếu biến động đáng kể khi được giao dịch trên thị trường.

• Thể chế pháp luật còn thiếu các quy định cần thiết nên dẫn đến hạn chế

sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn…

• Hệ thống thanh toán chưa được kết nối hiệu quả giữa thị trường các

nước, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong giao dịch quốc tế, làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư.

Sau đây là một số giải pháp cho thị trường trái phiếu phát triển:

• Việt Nam cần có một chính sách lãi suất khoa học, hợp lý, thể hiện được

cung cầu về vốn trên thị trường theo hướng tiến tới tự do hóa lãi suất, xây dựng được một đường cong lãi suất chuẩn nhằm tạo cơ sở cho thị trường trái phiếu hoạt động.

• Nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia, qua đó nâng cao hệ số tín nhiệm của

các doanh nghiệp.

• Khuyến khích sự ra đời và hoạt động của các tổ chức tín nhiệm trong

nước, tạo thuận lợi từ khâu cấp giấy phép thành lập đến thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế…

• Phát triển thị trường phái sinh nhằm tăng tính hấp dẫn, thanh khoản của

TTCK nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

• Tăng quy mô thị trường trái phiếu, tăng các giao dịch lô lớn nhằm tăng

tính thanh khoản của thị trường, phù hợp với chiến lược đầu tư của các tổ chức tài chính lớn.

• Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bổ sung hàng hóa cho

thị trường, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)