Thực trạng kiểm soát vốn ở Việt Nam thời gian qua: 4 9-

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 61)

2.4.1 Chính sách tỷ giá, ngoại hối:

2.4.1.1 Chính sách tỷ giá:

Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở các nước cho thấy chính sách tỷ giá sai lầm là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là những quốc gia có hệ thống tài chính còn yếu kém. Do đó một chính sách tỷ giá thích hợp là điều hết sức quan trọng so sự phát triển an toàn và bền vững cho nền kinh tế.

Việt Nam áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý với một chính sách tỷ giá linh hoạt. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế, NHNN đã thực hiện việc công bố tỷ giá trên cơ sở tỷ giá bình quân chung trên thị trường liên ngân hàng theo biên độ dao động thích hợp, cụ thể kể từ tháng 7/2002, biên độ dao động là 0,2%; 0,5% (1/2007); 1% (10/3/2008) và 5% từ 24/03/009. Điều này cho thấy cơ chế điều hành tỷ giá được điều chỉnh một cách linh hoạt theo tình hình biến động của thị trường. Khi cần thiết, Ngân hàng nhà nước sẵn sàng can thiệp trên thị trường liên ngân hàng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định biên độ giao dịch tỷ giá. Tỷ giá hối đoái trong các năm qua liên tục biến động một chiều, tức là VND thường xuyên bị mất giá so với USD tuy rằng mức độ mất giá không lớn và không đều. Cuối năm 2009, khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng, tỷ giá giao dịch đô la liên ngân hàng luôn chạm trần biên độ 3% trong khi tỷ giá USD/VND ngoài thị trường chợ đen đã có lúc vượt 21,000 đồng. NHNN đã thi hành một loạt các biện pháp rất quyết liệt để hạ nhiệt tỷ giá như cho phá giá tiền đồng 3.5% đồng thời thu hẹp biên độ dao động về 3%. Song song đó, Chính Phủ đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước có nguồn thu ngoại tệ lớn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng nhằm tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên thị trường, Chính Phủ cũng chỉ đạo kiểm soát chặt giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen nhằm chống các hành vi đầu cơ, tích trữ đô la. Mặt khác, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ công thương kiểm soát mức nhập siêu thông qua việc nâng thuế nhập khẩu, áp thuế TTĐB đối với một số mặt hàng xa xỉ để hạn chế nhập siêu. Tiếp đó, Chính Phủ cũng vừa có một động thái rất quyết liệt là đóng cửa hoạt động các sàn vàng dưới mọi hình thức trên phạm vi cả nước với lý do các sàn vàng chưa có đóng góp thực sự cho nền kinh tế nhưng lại đang tạo ra những bất ổn do việc đầu cơ kinh doanh vàng. Sâu xa của quyết định này chính là vấn đề quản lý ngoại hối của Việt Nam, nói một cách ngắn gọn các sàn vàng cung cấp các giao dịch mua bán khống vàng cho nhà đầu tư, các ngân hàng đã phải sử dụng vàng gửi tiết kiệm của người dân để cho vay cho các hoạt động này. Và để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng phải mở một tài khoản giao dịch vàng tại nước ngoài để mua bán đối ứng với các giao dịch trong nước. Đây là một “lỗ thủng” ngoại tệ khá lớn mà Chính phủ muốn “bịt” lại.

Các biện pháp quyết liệt nêu ra ở trên đã ngay lập tức có tác động tích cực đến thị trường ngoại hối khi tỷ giá đô la thị trường liên ngân hàng dao động trở về trong biên độ giao dịch, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện, thị trường đô la chợ đen đã dần ổn định về mức tỷ giá USD/VND dưới 19,000. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ nhiều khả năng tiếp tục tăng cường quản lý ngoại hối thông qua các biện pháp dài hơi hơn như kiểm soát nhập siêu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài…

Như vậy, có thể nói một trong các mục tiêu lớn của Chính Phủ Việt Nam là điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế đã bước đầu gặt hái được nhiều thành công nhất là trong việc hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá biến động một chiều sẽ không có lợi cho nhập khẩu và vay nợ nước ngoài trả bằng ngoại tệ. Do Việt Nam là nước đang phát triển cho nên rất cần nhiều vốn vay và nhập nhiều hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ cho việc công nghiệp hoá, phát triển đất nước. Vì thế gánh nặng tài chính mang lại do đồng tiền bị mất giá là điều không thể tránh khỏi.

2.4.1.2 Chính sách kiểm soát dòng vốn vào

Xuất phát từ nhu cầu thu hút ĐTNN, các biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam đang dần được nới lỏng từng bước, chuyển từ các biện pháp hành chính sang các biện pháp thị trường để vừa cho vốn chảy vào tạo điều kiện phát triển đất nước đồng thời có thể hạn chế những tác động xấu do những luồng vốn này mang lại nhất là dòng vốn đầu tư gián tiếp.

Để kiểm soát dòng vốn vào, Chính Phủ Việt Nam qui định nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển vốn vào tài khoản mở tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam theo đúng tiến độ quy định trong hợp đồng. Đồng thời trong quá trình hoạt động, chậm nhất là ngày 15/1 và ngày 15/7 hằng năm, các doanh nghiệp này phải báo báo với Ngân hàng Nhà Nước (Vụ quản lý ngoại hối và chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước tỉnh, thành phố trên địa bàn) về tình hình thực hiện vốn đầu tư (bằng tài sản, bằng tiền) và vốn tái đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước. Về việc đảm bảo cân đối ngoại tệ, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không được Chính Phủ Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại tệ, không phải bán số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng lai và phải tự đảm bảo cân đối về nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với các tổ chức được Chính Phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ, chi nhánh công ty nước ngoài phải bán số ngoại tệ thu được từ các nguồn vãng lai cho các ngân hàng theo tỷ lệ do Thủ Tướng Chính Phủ quy định trong từng thời kỳ (Nghị định 63/1998/NĐ-CP).

Đối với sự tham gia của NĐTNN trong các công ty Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN được sửa đổi theo hướng tăng lên, từ mức 30% lên 49% theo Quyết định 238/2005/QĐ-TTg trừ công ty chưa niêm yết (OTC) và ngân hàng là 30%. Đến Quyết định 55/2009/QĐ-TTg đã cho phép NĐTNN nắm giữ đến 49% công ty cổ phần đại chúng không kể niêm yết hay chưa niêm yết, đối với trái phiếu thì tỷ lệ sở hữu của NĐTNN là do tổ chức phát hành quy định.

Mặt khác, Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức cá nhân người nước ngoài, người Việt

Nam định cư ở nước ngoài quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua chứng khoán bằng nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam theo quy định quản lý ngoại hối. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi muốn mua bán chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán phải mở tại một ngân hàng là thành viên lưu ký nước ngoài một tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam, không được trực tiếp giao dịch bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi lưu chuyển ngoại tệ, lưu ký chứng khoán và chuyển ngoại hối ra nước ngoài của nhà đầu tư phải thông qua ba ngân hàng lưu ký nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được chuyển phần vốn đầu tư (thuộc giao dịch vốn) ra nước ngoài sau một năm kể từ ngày phần vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam mở tại thành viên lưu ký nước ngoài, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Sau đó, vào năm 2004 NHNN đã ban hành Quyết định số 1550/2004/QĐ- NHNN ngày 6/12/2004 của NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại TTGDCK thay thế Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 khắc phục một số bất cập trước đây như bỏ quy định nhà đầu tư nước ngoài phải giữ khoản tiền vốn đầu tư sau 1 năm mới được chuyển vốn về nước; nhà đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán bằng VND tại công ty chứng khoán....

2.4.1.3 Chính sách kiểm soát dòng vốn ra

NHNN ban hành cơ chế mang ngoại tệ xuất nhập cảnh, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001. Theo đó, công dân Việt Nam được mang ngoại tệ tiết kiệm của mình đi học hay đi chữa bệnh nước ngoài, thay vì phải mua ngoại tệ của ngân hàng trong thời gian qua. Mỗi người khi xuất cảnh được mang tối đa 3.000 USD không phải khai báo và không phải xin giấy phép, mức này sau đó đã được nâng lên 7.000 USD (có hiệu lực vào ngày 27/6/2005) và theo pháp lệnh ngoại hối mới có hiệu lực ngày 1/7/2006 là 10.000 USD.

Theo quy định về quản lý ngoại hối trong Nghị định 63/1998 số tiền du học sinh, người đi chữa bệnh được mang thêm tương ứng 5.000 USD và 10.000 USD (ngoài tiền học phí và viện phí) nhưng phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước thì đến 2005, trong Nghị định 131/2005 đã cởi mở hơn khi cho phép dù là người Việt Nam hay người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi mang ngoại tệ để sử dụng cho các nhu cầu hợp pháp (du lịch, học tập, chữa bệnh…) đều không phải xin phép như trước đây.

Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp một khoản thuế là 3%; 5%; 7% số lợi

nhuận chuyển ra nước ngoài, tuỳ thuộc vào mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nghị định số 78/2006/NĐ-CP Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi phải mở một tài

khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam và được đăng ký với NHNN Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp phải thực hiện thông qua tài khoản này trong đó có việc góp vốn đầu tư. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đồng thời hằng năm nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài phải chuyển lợi nhuận và các khoản doanh thu về nước trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Khi kết thúc dự án, giải thể trước hạn hoặc không triển khai được dự án, nhà đầu tư phải chuyển vốn đầu tư về nước trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc thanh lý. Khi kết thúc năm tài chính hay chấm dứt đầu tư phải báo cáo tình hình chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác cho Ngân hàng Nhà Nước.

2.4.2 Về điều hành lãi suất:

Trên thị trường tài chính, lãi suất được xem như giá cả của khoản tín dụng. Lãi suất rất nhạy cảm với quan hệ cung cầu về vốn. Một khi có sự mất cân đối quan hệ cung cầu vốn thì diễn ra quá trình phân phối lại thu nhập giữa người đi vay và cho vay thông qua sự thay đổi tăng hay giảm lãi suất. Chính đặc tính này mà lãi suất có tác động đến sự phân phối nguồn tài chính xã hội trong mối tương quan giữa tiết kiệm và đầu tư. Mặt khác, trong nền kinh tế mở, lãi suất có ảnh hưởng nhất định đến sự thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ nên nó có tác động thay đổi tỷ giá và cán cân thanh toán. Điều này một lần nữa được thấy qua cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại cổ phần vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.

Qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, Việt Nam đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn. Điều này càng khẳng định chính sách hội nhập tài chính thế giới của Việt Nam. Sau khi hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng hai cấp, hoạt động theo cơ chế thị trường thì cơ chế lãi suất bao cấp đã được loại bỏ. Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1995 điều hành lãi suất theo khung lãi suất (bao gồm lãi suất trần với lãi suất cho vay và lãi suất sàn với

lãi suất huy động). Từ đầu năm 1996 đến tháng 7/2000, Ngân hàng Nhà Nước áp dụng mức lãi suất trần đối với lãi suất cho vay.

Từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2001, áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nghĩa là Ngân hàng Nhà Nước sẽ công bố lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép, trên cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽ quyết định lãi suất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản (cộng 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với vốn dài hạn). Trong cơ chế này, lãi suất cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định lãi suất kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Trên thực tế, mức trần (lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng) và thực tế là trong năm 1999, các ngân hàng thương mại đã không theo kịp năm đợt hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước. Kết quả là lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân đã vượt trần lãi suất.

Nhìn chung, vì chính sách lãi suất này không có gì khác biệt với chính sách lãi suất cơ bản nên không tạo ra được nhiều sự thay đổi trong hoạt động thu hút vốn và cho vay của các ngân hàng. Mặt khác, chi phí cho vay đối với các đối tượng vay vốn nhỏ thường lớn, không thể cho vay theo trần lãi suất hay trong phạm vi giới hạn cộng biên độ, đã khiến họ bị loại bỏ khỏi thị trường tiền tệ chính thức. Các khu vực tư nhân khác cũng chỉ có thể được vay trong khoảng 0,75-0,8%/tháng vì các ngân hàng đánh giá các khu vực này ở một mức độ rủi ro cao hơn. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước – chậm đổi mới nhưng được Chính Phủ bảo lãnh “ngầm” , sẽ được ngân hàng sẵn sàng cho vay với lãi suất khoảng 0,6-0,65%/tháng. Hiện tượng này làm trầm trọng hơn quan hệ tài chính vốn đã không lành mạnh ở hai khu vực này. Tuy nhiên, việc các ngân hàng được tự quyết mức lãi suất tuỳ theo mức độ rủi ro trong chính sách này giúp tăng tính cạnh tranh trong hệ thống các tổ chức tín dụng và cải thiện hiệu quả phân bổ vốn. Từ tháng 6/2001 đến tháng 5/2002, trần lãi suất cho vay ngoại tệ (USD) được xoá bỏ, tạo điều kiện cho người đi vay ngoại tệ có thể trực tiếp thoả thuận lãi suất với ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Như vậy, lãi suất đối với ngoại tệ là lãi suất thị trường, cơ chế lãi suất cơ bản tiếp tục được áp dụng với đồng Việt Nam. Sau một thời gian dài kiên trì theo đuổi lộ trình tự do hóa lãi suất

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)