Giải pháp phát triển TTCK: 6 8-

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 80)

3.3.1 Minh bạch thông tin:

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong thời gian qua với sự ra đời của Luật Chứng khoán và nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty, nhưng có thể nói rằng mức độ minh bạch hóa thông tin ở TTCK Việt Nam còn thấp, hiệu lực của các văn bản pháp quy về công bố thông tin còn chưa được áp dụng trong thực tế hoặc chưa có cơ chế giám sát, chế tài đủ mạnh để khiến các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ. Do đó, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước mà đầu mối là UBCKNN cần phải chú trọng hơn nữa vào:

• Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật quy định về vấn đề công bố thông tin; rà soát lại hệ thống văn bản đã ban hành nhằm loại bỏ những văn bản chồng chéo, điều chỉnh bổ sung nhằm phản ánh được những diễn biến thực tế trên TTCK, hủy bỏ những điều khoản lạc hậu, không thực tế.

• Tăng cường công tác giám sát việc công bố thông tin của các doanh

nghiệp tiến tới chuẩn hóa quy trình, biểu mẫu công bố thông tin. Phải có các chế tài thật nghiêm với những trường hợp vi phạm quy định về công bố thông tin.

• Tăng cường số lượng, chất lượng các công ty kiểm toán trong nước

cũng như quốc tế đủ điều kiện thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết, tiến tới mở rộng cho các công ty chưa niêm yết (OTC).

• Tăng cường công tác tuyên truyền về vấn đề quyền và nghĩa vụ công

bố thông tin cho cả doanh nghiệp cũng như cộng đồng đầu tư, biến cộng đồng đầu tư trở thành một hệ thống giám sát hiệu quả vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp

3.3.2 Xây dựng định mức tín nhiệm:

Định mức tín nhiệm được xem như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. Định mức tín nhiệm là một yếu tố then chốt giúp lấp đầy những khoảng trống thông tin và cho biết giá trị của một quốc gia hoặc công ty là như thế nào trong con mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế.

Được xếp hạng định mức tín nhiệm bởi các tổ chức chuyên nghiệp, có uy tín cũng là một chìa khóa quan trọng để quốc gia, doanh nghiệp với tư cách là tổ chức phát hành có thể thu hút được các nguồn vốn quốc tế từ các định chế đầu tư quốc tế. Có 4 đối tượng cần ưu tiên triển khai định mức tín nhiệm:

• Xếp hạng các công cụ nợ dài hạn bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát

hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn. Xếp hạng tổ chức phát hành nợ liên quan tới việc đưa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nợ, của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam. Còn xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn là việc đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi.

• Xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại

Điều này liên quan đến khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền trong và ngoài nước. Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan đến đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng, thường tính tới các yếu tố như các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lưới hoạt động, sự đa dạng hoá tài sản đầu tư và cả các yếu tố liên quan tới mội trường hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền kinh tế…

• Xếp hạng các doanh nghiệp Nhà Nước có quy mô lớn đã và đang tiến

hành cổ phần hoá, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Việc tiến hành định mức tín nhiệm đối với các đối tượng này cần được coi là điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tư nói chung vì đại bộ phận này không có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

• Xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Hiện

SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xem lẫn rủi ro cũng cao.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của SMEs. Chính vì vậy, việc xếp hạng các SMEs được coi là những bước đi quan trọng, giúp mang lại lợi ích cho các SMEs cũng như các tổ chức cho vay và sự phát triển nói chung của kinh tế Việt Nam.

• Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các công ty định mức tín nhiệm

trong nước.

3.3.3 Xây dựng thị trường trái phiếu phát triển

Khi dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, hệ thống ngân hàng phải thu mua lượng ngoại tệ này và cung tiền đồng ra lưu thông. Cung tiền tăng trong lưu thông có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát nên thông thường NHNN sẽ tìm cách hút lượng tiền này về thông qua chính sách vô hiệu, nghĩa là bán các loại chứng khoán ví dụ như trái phiếu. Tuy nhiên, công cụ điều hành chính sách này hoạt động chưa được hiệu quả lắm do những nguyên nhân sau:

• Quy mô thị trường trái phiếu nói chung và trái phiếu Chính phủ nói riêng

hiện chiếm tỉ lệ còn thấp so với GDP

• Lượng trái phiếu được phát hành bằng nội tệ hiện chủ yếu được nắm giữ

trong danh mục đầu tư, giá trái phiếu biến động đáng kể khi được giao dịch trên thị trường.

• Thể chế pháp luật còn thiếu các quy định cần thiết nên dẫn đến hạn chế

sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn…

• Hệ thống thanh toán chưa được kết nối hiệu quả giữa thị trường các

nước, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong giao dịch quốc tế, làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư.

Sau đây là một số giải pháp cho thị trường trái phiếu phát triển:

• Việt Nam cần có một chính sách lãi suất khoa học, hợp lý, thể hiện được

cung cầu về vốn trên thị trường theo hướng tiến tới tự do hóa lãi suất, xây dựng được một đường cong lãi suất chuẩn nhằm tạo cơ sở cho thị trường trái phiếu hoạt động.

• Nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia, qua đó nâng cao hệ số tín nhiệm của

các doanh nghiệp.

• Khuyến khích sự ra đời và hoạt động của các tổ chức tín nhiệm trong

nước, tạo thuận lợi từ khâu cấp giấy phép thành lập đến thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế…

• Phát triển thị trường phái sinh nhằm tăng tính hấp dẫn, thanh khoản của

TTCK nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

• Tăng quy mô thị trường trái phiếu, tăng các giao dịch lô lớn nhằm tăng

tính thanh khoản của thị trường, phù hợp với chiến lược đầu tư của các tổ chức tài chính lớn.

• Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bổ sung hàng hóa cho

thị trường, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp.

3.3.4 Phát triển các loại hình định chế tài chính

Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lý quỹ, cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích lập các quỹ đầu tư nước ngoài để huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân... Bên cạnh đó hạn chế việc thành lập quá nhiều ngân hàng mà không đảm bảo được sự tồn tại lâu dài của nó, tăng cường khả năng tài chính của các ngân hàng bằng việc tăng điều kiện vốn điều lệ tối thiểu, khuyến khích việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ lại.

3.3.5 Kiểm soát đầu cơ và kinh doanh nội gián:

Đầu cơ về bản chất không mang hoàn toàn ý nghĩa tiêu cực mà còn thể hiện dự báo, kỳ vọng của thị trường ví dụ như các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh như Call, Option, Put Option nhằm đầu cơ giá lên hoặc giá xuống của một cổ phiếu hoặc tiền tệ. Tuy nhiên, việc đầu cơ nếu diễn ra trên diện rộng, nguồn tiền dùng cho đầu cơ bao gồm cả tiền tiết kiệm, tiền hưu trí của dân chúng và đầu cơ theo tâm lý bầy đàn sẽ tạo bong bóng tài sản có thể gây đổ vỡ cho nền kinh tế, tạo bất ổn xã hội.

Trong khoảng thời gian gần đây ở thị trường Việt Nam, hiện tượng đầu cơ xảy ra càng mạnh trên cả TTCK lẫn TTBĐS. Điểm đáng lưu ý và rất nguy hiểm là cùng với hiện tượng đầu cơ là hiện tượng kinh doanh nội gián, từ đây cho thấy đầu cơ và kinh doanh nội gián có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hậu quả là làm cho giá trị thực của tài sản bị đẩy lên quá cao do cung vượt cầu, có những thời điểm giá chứng khoán và giá bất động sản tăng lên đến mức chóng mặt, bỏ qua các giá trị cơ bản của tài sản đó.

Giải pháp hạn chế đầu cơ và kinh doanh nội gián:

• Cần có những quy định và chế tài rõ ràng, đủ sức răn đe đối với các hành

vi giao dịch nội gián, đầu cơ đặc biệt là những hành vi loan tin đồn thất thiệt trên thị trường gây hỗn loạn, hoang mang trong dân chúng nhất là các nhà đầu tư cá nhân.

• Khắc phục bất cân xứng thông tin trên thị trường giữa các chủ thể tham

gia thị trường vì đây chính là kẽ hở cho những hành vi đầu cơ và kinh doanh nội gián. Cần chuẩn hóa các quy định về công bố thông tin, tăng cường giám sát và có chế tài nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm.

• Hiện đã có quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn. Đây là một chủ

trương đúng đắn nhằm tăng tính minh bạch trên TTBĐS tuy nhiên việc thực hiện trong thực tế còn nhiều hạn chế do đó các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát nhằm thực hiện nghiêm túc quy định này. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu có thể nghiên cứu cho phép doanh nghiệp bán một tỷ lệ sản phẩm nhất định thông qua kênh bán hàng riêng của mình để tạo nguồn vốn.

• Tăng cường chống tham nhũng, xóa bỏ đặc quyền trong lĩnh vực BĐS

thông qua hình thức đấu thầu công khai dự án, đất đai đặc biệt là đất đai thuộc sở hữu nhà nước.

• Bộ Xây dựng cần thống kê, tập hợp đầy đủ các số liệu về tình hình phát

3.3.6 Tăng quy mô thị trường chứng khoán

TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm qua, giá trị vốn hóa thị trường đã đạt khoảng 40% GDP trong năm 2009 vượt

rất xa chỉ tiêu đã đề ra từ 15%-20% GDP vào năm 2010. Trong dự thảo chiến

lược phát triển TTCK từ 2011-2020, mục tiêu được đặt ra là giá trị vốn hóa dự kiến đạt 65-70% GDP vào năm 2015 và 90-100% vào năm 2020. Muốn đạt được những con số nay tham vọng này, Chính Phủ và các cơ quan quản lý cần phải tiếp tục đẩy mạnh các công tác sau:

• Tiếp tục thực hiện chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước,

đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Mobiphone, Vinaphone…

• Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình dưới dạng công ty

cổ phần, phát hành ra công chúng và niêm yết lên các sở giao dịch chứng khoán.

• Tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong các công ty Việt Nam theo đúng lộ

trình cam kết. Ngoại trừ một số lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, Nhà Nước nên giảm tỷ lệ sở hữu của mình, hoặc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề không thiết yếu.

• Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán, nghiên cứu

mô hình TTCK của các nước phát triển để tiến tới hình thành lực lượng nhà tạo lập thị trường thông qua các SGDCK hoặc các định chế tài chính.

Kết luận chương 3

Việc kiểm soát vốn là cần thiết nhưng kiểm soát chứ không phải là ngăn chặn sự lưu thông dòng vốn. Trong bối cảnh của Việt Nam, thì cần phải đặt vấn đề thu hút vốn, hấp thu hiệu quả và kiểm soát vốn trong cùng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Muốn tăng cường khả năng thu hút, hấp thu dòng vốn ngoại, không có cách nào khác Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách hành chính, kiên quyết chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả đầu tư nhằm tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng.

Việt Nam cần xây dựng một lộ trình tự do hóa tài khoản vốn theo hướng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế, năng lực tài chính trong từng thời kỳ. Việc kiểm soát vốn cần được đặt trong mối quan hệ với các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm đạt được một hiệu quả tối ưu

Riêng đối với TTCK, cần phải xây dựng TTCK thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng cách hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao tính minh bạch, khắc phục sự bất cân xứng thông tin và tăng quy mô thị trường.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, mạnh nhằm phấn đấu trở thành một nước công nghiệp phát triển trong một tương lai gần. Muốn đạt được mục tiêu đó, một trong những yêu cầu đặt ra là cần huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế.

Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đãvà đang thực hiện các cam kết hội nhập vào sân chơi quốc tế một cách sâu rộng. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam sẽ phải từng bước gỡ bỏ những rào cản ở hầu hết các lĩnh vực trong đó có thị trường tài chính. Do đó, việc kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dòng vốn nóng đang trở thành một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước.

Vấn đề được đặt ra không phải là có nên kiểm soát các dòng vốn nước ngoài hay không mà là kiểm soát như thế nào? Đề tài nhận thấy rằng, việc kiểm soát các dòng vốn không chỉ được bắt đầu khi các dòng vốn này trở nên “nóng” mà phải được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư. Nhà nước cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư sao cho khuyến khích dòng vốn chảy vào những lĩnh vực ưu tiên cho sự phát triển của kinh tế quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng đầu tư phải dỡ bỏ tâm lý e ngại các dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là các dòng vốn gián tiếp nhưng cũng không nên quá lạc quan, hồ hởi cho rằng các dòng vốn đầu tư nước ngoài là món quà miễn phí. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống giám sát, điều tiết các dòng vốn này thông qua các biện pháp mang tính thị trường, tránh việc can thiệp theo kiểu hành chính. Chính phủ cũng cần xây dựng một hệ thống pháp lý chặt

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 80)