2.1.3.1 Tác động tích cực:
• Nguồn vốn bổ sung quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế
Đóng góp của khu vực có vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001- 2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16% (theo niên giám thống kê, cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2003 là 16%, năm 2004 là 14,2%, năm 2005 là 14,9% và năm 2006 là 15,9%, ước năm 2007 đạt trên 16%).
Vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991- 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: giai đoạn từ 1991-1995: tăng 8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 7,2%); giai đoạn từ 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990; giai đoạn từ 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%); năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29%) và năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%).
• FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
Trong 20 năm qua, FDI đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, từng bước trở thành nguồn vốn đầu tư quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển ngành công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006).
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. Đặc biệt, một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..) tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn.
FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới, tăng cường năng lực cho nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, ...), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.
FDI đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ.
• FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ
FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v)
Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu
hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
Trong nông-lâm-ngư nghiệp, FDI đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới.
• Tác động lan tỏa của FDI đến thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
• FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ moâ
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Từ năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005.
FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu...
• FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế
Tốc độ kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007.
FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc…Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới.
Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, FDI đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ.
Bên cạnh đó, FDI còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
• FDI góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực
Đến nay khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu người lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Theo kết quả điều tra của ngân hàng thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2, 3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống cho nhiều người dân, GDP tăng lên. Thông qua việc tham gia trực tiếp vào đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân, kỹ sư, chuyên gia nước ngoài sẽ giúp chúng ta nhanh chóng làm chủ công nghệ, phong cách quản lý chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp.
Hoạt động trong lĩnh vực FDI sẽ giúp tạo môi trường cạnh tranh tốt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thiết lập chuyển giao công nghệ, sản xuất gia tăng, cung cấp nhiều hàng hoá có chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế.
• FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
FDI của Việt Nam liên tục tăng lên trong những năm gần đây nhất là sau khi Mỹ ký hiệp định quan hệ bình thường hoá vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR), Việt Nam liên tiếp là thành viên của các tổ chức quốc tế quan trọng như WTO, APEC, ASEAN, ASEM,…. Hàng rào thương mại đã được xoá bỏ gần như hoàn toàn, lưu thông hàng hoá trôi chảy tạo điều kiện thuận lợi cho FDI tăng mạnh. Lượng vốn đầu tư nước ngoài liên tục đổ vào Việt Nam thông qua nhiều kênh trong đó có FDI đã góp phần thay đổi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của bè bạn quốc tế, tăng uy tín cũng như tiếng nói của Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và thế giới.
2.1.3.2 Tác động tiêu cực:
• Sự mất cân đối về ngành nghề và vùng lãnh thổ
Mục đích các nhà đầu tư là lợi nhuận, do đó những lĩnh vực ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao luôn là mục tiêu mà họ nhắm đến. Các nhà đầu tư sẽ chọn địa điểm thuận lợi để đầu tư cũng như những ngành nghề sinh lợi cao. Điều này sẽ dễ dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa các vùng miền cũng như các ngành nghề. Các thành phố lớn sẽ là nơi đầu tư lý tưởng trong khi đó miền núi, vùng xa xôi, hải đảo sẽ không nhà đầu tư nào mặn mà với những khu vực này.
• Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI
Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, và khi vào Việt Nam kinh doanh thì phải chịu sự giám sát và thực hiện theo luật kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên trong nhiều doanh nghiệp có vốn FDI vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn về chế độ lương bổng cũng như chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công sức mà người lao động đã bỏ ra , chậm trả lương cho công nhân nên dễ dẫn đến các vụ đình công và việc giải quyết thì vẫn còn chậm trễ chưa kịp thời và dứt khoát.
• Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ
Có nhiều công ty nước ngoài lợi dụng sơ hở luật pháp Việt Nam cũng như sự quản lý lỏng lẽo đã nhập vào một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là phế thải ở các nước khác để sản xuất tại Việt Nam. Để đánh giá chất lượng của các máy móc này là rất khó và phải nhờ đến các cơ quan nhà nước chuyên giám định , nhất là các máy móc thiết bị trong các lĩnh vực công nghệ cao.
• Ô nhiễm môi trường
Việc thu hút FDI vào Việt Nam một mặt nào đó có tác động không nhỏ đến môi trường cũng như đời sống của người dân. Hiện nay một số doanh nghiệp cả trong nước lẫn ngoài nước khi đầu tư làm ăn trên lãnh thỗ Việt Nam vẫn chưa tuân thủ luật môi trường cũng như cố tình làm trái, liên tục làm ô nhiễm nguồn nước cũng như khí thở. Do luật pháp Việt Nam về môi trường chưa hoàn thiện, đội ngũ kiểm tra giám sát còn quá mỏng, thiếu thốn nhiều thứ; để đến khi chuyện đã vỡ lỡ rồi thì môi trường sống đã bị xâm hại nghiêm trọng. Gần đây nhất là vụ Công ty Bột Ngọt VEDAN xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khu vực sông Đồng Nai , vụ Kênh Ba Bò bị ô nhiễm kinh khủng do chất thải từ các nhà máy nằm trong các khu công nghiệp ở Bình Dương có FDI đổ vào, hay rất nhiều trường hợp khác nữa.Những sự việc này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng cấp phép, quản lý cũng như những doanh nghiệp
nói chung cần có trách nhiệm hơn với môi trường. Cái giá đánh đổi cho sự phát triển không bền vững là quá đắt do những gì ô nhiễm môi trường mang lại, chúng ta không chỉ mất rất nhiều tiền của, công sức, thời gian của xã hội để cải tạo môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thế hệ con cháu tương lai cũng như những người dân hiện tại .Bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp FDI làm giàu cho doanh nghiệp cũng như đất nước một cách thân thiện với môi trường. Vì thế Nhà nước cần phải xây dựng khung pháp lý thật nghiêm để chế tài các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường cũng như xét duyệt có chọn lọc các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn nhất về khí thải và môi trường.
2.2. Thực trạng thu hút dòng vốn ODA: 2.2.1 Môi trường thu hút vốn ODA: 2.2.1 Môi trường thu hút vốn ODA:
Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác,... Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.
2.2.2 Tình hình thu hút vốn ODA:
Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam từ tháng 11 năm 1993 đến nay, lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam liên tục
tăng qua các năm. Trong năm 2006, giải ngân ODA của Việt Nam đạt 1,8 tỉ