Tình hình thu hút vốn ODA: 3 3-

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 45)

Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam từ tháng 11 năm 1993 đến nay, lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam liên tục

tăng qua các năm. Trong năm 2006, giải ngân ODA của Việt Nam đạt 1,8 tỉ

USD. Và trong năm sau đó, tại Hội nghị CG thường niên năm 2007, các nhà tài

trợ cam đã kết ủng hộ mức kỷ lục hơn 5,4 tỷ USD, hỗ trợ chương trình giảm nghèo và phát triển của Việt Nam.

Trong thời kỳ 1993-2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 42,438 tỷ USD, tổng vốn ODA ký kết đạt 32,109 tỷ USD, tương đương 75,66% tổng lượng ODA cam kết cùng kỳ; tổng vốn ODA giải ngân đạt 19,865 tỷ USD, tương đương 61,86% tổng lượng ODA ký kết cùng kỳ. Nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn kinh phí quan trọng cho đầu tư phát triển, chiếm 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 15% năm 2007. Tính đến hết quý I/2008, tổng giá trị ODA ký kết thông qua các hiệp định cụ thể với các nhà tài trợ đạt 369,06 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt 342,69 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 26,37 triệu USD. Trong số này có những dự án tài trợ lớn như: ADB tài trợ cho dự án “Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng” 150 triệu USD; Nhật Bản tài trợ “Chương trình ngân hàng - tài chính III” 75 triệu USD; dự án “Giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất” trị giá 50 triệu USD, “Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6” (PRRSC6) trị giá 30,67 triệu USD... Hết tháng 10/2008, tổng số vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA đã ký kết.

Như vậy, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong 15 năm qua (1993 - 2008), tính đến nay đã đạt 47,452 tỷ USD. Trong đó Nhật Bản là nước có nhiều chương trình, dự án ODA lớn nhất cho Việt Nam (chiếm 35% trong tổng số)

Đồ thị 2.2: Biểu đồ cam kết, ký kết, giải ngân từ 1993 - 2008

ODA - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T USD

Vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân

Bảng 2.2: ODA cam kết, ký kết và giải ngân 1993-2009 (triệu đô la) Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân

1993 1861 817 413 1994 1959 2598 725 1995 2311 1444 737 1996 2431 1602 900 1997 2377 1686 1000 1998 2192 2444 1242 1999 2146 1503 1350 2000 2400 1768 1650 2001 2399 2418 1500 2002 2462 1805 1528 2003 2839 1757 1421 2004 3441 2568 1650 2005 3748 2515 1787 2006 4457 2824 1785 2007 5426 3795 2176 2008 5400 3458 2136 2009* 5014 3200 2000 TỔNG SỐ 52863 38202 24000 (Bộ KH-ĐT, (*) Dự báo) 2.2.3 Tác động của dòng vốn ODA: 2.2.3.1 Tác động tích cực:

• Góp phần giải quyết căn bệnh thiếu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước

Để thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp sẽ cần rất nhiều vốn để đầu tư phát triển và ODA là một trong những nguồn đáng tin cậy và hiệu quả.

• Hỗ trợ việc khống chế lạm phát, lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.

Sự hỗ trợ bằng tín dụng ưu đãi từ các khoản vay ODA giúp Việt Nam giảm bớt các khoản vay thương mại quốc tế lãi suất cao, thời gian ngắn từ các định chế

cũng như công ty tài chính quốc tế. Với thời gian vay lâu dài (khoảng 10 năm) với lãi suất ưu đãi sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính cho Chính Phủ, giảm bớt được sức ép về mất giá đồng tiền cũng như hỗ trợ Chính Phủ chống lạm phát.

Ngoài ra với các khoản cho vay hàng hoá và tín dụng chuyên ngành từ việc vay ODA, chính phủ Việt Nam đã khéo léo sử dụng một cách có hiệu quả để bù đắp sự thâm hụt ngân sách. Các khoản vốn như vậy được dùng để mua xăng dầu, bông, hoá chất cơ bản… Các công ty trong nước đã cố gắng bỏ ra các khoản vốn lớn để giành quyền kinh doanh hàng hoá được tài trợ bằng vốn vay ODA. Các khoản thuế từ việc kinh doanh các hàng hoá đó tạo nên nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó thị trường trong nước được cung cấp nguyên vật liệu cần thiết với giá cả hợp lý mà trước đó tương đối cao do khó khăn về tài chính, từ đó giúp bình ổn giá và hạn chế lạm phát.

• Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn ODA sau khi được giải ngân vào các dự án thì sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các luồng vốn khác đầu tư theo trong các lĩnh vực “ăn theo” cũng như các ngành sản xuất dịch vụ khác. Nguồn vốn ODA góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước về cơ sở hạ tầng sẽ dọn đường mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đây kinh doanh.

• Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Trong các khoản ODA luôn bao gồm khoảng trợ giúp kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho đội ngũ tri thức tiếp cận những tiến bộ khoa học một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích, hoạch định cũng như làm chủ máy móc, thiết bị hiện đại (phần cứng lẫn phần mềm,…). Do đó nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng to lớn không những góp phần xây dựng đất nước mà còn đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Việt Nam.

2.2.3.2 Tác động tiêu cực:

• Rủi ro về ngoại hối và các điều kiện vay vốn

Rủi ro về ngoại hối là yếu tố thường trực và rất khó dự báo trước. Việt Nam sử dụng USD làm dự trữ ngoại hối là chính trong khi các khoảng vay ODA thì phải trả bằng đồng bản tệ của nước đầu tư khi đáo hạn. Do đó gánh nặng tài chính sẽ gia tăng khi có biến động lớn về tỷ giá hối đoái.

• Sự can thiệp vào quá trình thực hiện các dự án

Do các điều khoản được ký kết giữa hai bên trước khi giải ngân vốn nên tình trạng không thống nhất giữa hai bên trên thực tế khi thực hiện dự án là không

thể tránh khỏi và Việt Nam buộc phải làm theo các cam kết đã bị ràng buộc ngay từ đầu.

2.3. Thực trạng thu hút dòng vốn FPI: 2.3.1 Môi trường thu hút vốn FPI: 2.3.1 Môi trường thu hút vốn FPI:

Ngày 10/07/1998, thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Và vào ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp. HCM đã chính thức đi vào hoạt động với hai mã cổ phiếu niêm yết là REE, SAM. Đến cuối năm 2000, TTGDCK Tp. HCM đã có 5 loại cổ phiếu niêm yết với giá trị thị trường vào khoảng 1.237,5 tỷ đồng.

Trải qua 9 năm phát triển, với nhiều biến động lên xuống, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của TTGDCK Hà nội vào năm 2005 và thị trường Upcom dành cho công ty đại chúng chưa niêm yết vào 06/2009. Cả hai TTGDCK Tp. Hồ chí minh và Hà nội hiện đã được nâng cấp lên thành Sở giao dịch chứng khoán (Sở giao dịch chứng khoán). Tính đến giữa tháng 10/2009, toàn thị trường có 414 mã niêm yết trên cả hai sàn giao dịch với tổng giá trị vốn hóa vào khoảng 35,7 tỷ đô la.

Trong quá trình phát triển của mình, ngoài quyết tâm và định hướng đúng đắn của Chính phủ, sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng kinh doanh trong nước, tiềm năng phát triển của nền kinh tế nước nhà thì vai trò của các dòng vốn đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam

2.3.2 Tình hình thu hút vốn FPI: 2.3.2.1 Giai đoạn từ 1997-2004: 2.3.2.1 Giai đoạn từ 1997-2004:

Đây là giai đoạn nền tảng đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay từ giai đoạn này, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện rất rõ nét với các làn sóng đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam

• Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất

Với một nền kinh tế phát triển năng động với nhiều tiềm năng to lớn, Việt Nam đã trở thành một điểm đến của các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Bằng chứng là dù TTCK Việt Nam chỉ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/07/2000 nhưng từ đầu những năm 90, làn sóng đầu tư gián tiếp đã chảy vào Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài. Đây cũng chính làn sóng đầu tư gián tiếp

thứ nhất với sự thành lập của 7 quỹ đầu tư nước ngoài quản lý số vốn khoảng 700 triệu đô la.

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào năm 1997 cùng với sự chậm trễ trong việc đưa vào hoạt động của các TTGDCK, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứng kiến sự tháo chạy của luồng vốn gián tiếp này. Đến cuối thập niên 90, chỉ còn duy nhất một quỹ đầu tư còn trụ lại là VietNam Enterprise Investment Fund (VEIL) thuộc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, vốn cũng đã mất 50% giá trị tài sản sau cuộc khủng hoảng.

Sự đổ bộ và tháo chạy của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất cho thấy sự năng động của dòng vốn này hay nói cách khác nó hoạt động như một dòng tiền thông minh, lưu thông không chỉ trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà trên toàn cầu. Khi một nền kinh tế, một quốc gia khởi sắc về kinh tế, tuân thủ luật chơi quốc tế, luồng vốn này tự khắc tìm đến, bơm vốn để kích thích thêm sự tăng trưởng ở nơi đó nhưng nếu mọi thứ trở nên xấu đi, các chính phủ thực hiện những chính sách sai lầm hay không đáp ứng được sự mong đợi của cộng động đầu tư quốc tế thì lập tức dòng vốn này sẽ rút khỏi với một tốc độ nhanh đến không ngờ.

• Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2

Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp. HCM đã chính thức hoạt động với hai mã cổ phiếu niêm yết là REE, SAM khởi đầu cho sự hình thành của TTCK Việt Nam. Đến cuối năm 2000, TTGDCK Tp. HCM đã có 5 loại cổ phiếu niêm yết với giá trị thị trường vào khoảng 1.237,5 tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, sự ra đời của TTGDCK đã thúc đẩy sự quay trở lại của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2.

Dòng vốn FPI thứ hai được khởi động vào năm 2002 với sự thành lập của quỹ Mekong Enterprise, VinaCapital và một loạt quỹ nhỏ khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút được một số lượng nhà đầu tư nước ngoài thông qua sự gia tăng nhanh chóng số lượng tài khoản giao dịch của NĐTNN. Họ cũng tham gia tích cực hơn vào quá trình giao dịch của thị trường.

Giao dịch NĐTNN 45 72 99 203 15 147 253 864 - 50 100 150 200 250 2001 2002 2003 2004 Tài khoản - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 tỷ đồng

Tài khoản NĐTNN Giá trị giao dịch (tỷđồng)

(Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 8 năm 2004)

Tuy nhiên, đến cuối năm 2005 thì luồng vốn gián tiếp cũng chỉ mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ước tính vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ chiếm khoảng 1% vốn đầu tư trực tiếp, tỷ lệ này ở các quốc gia trong khu vực chiếm khoảng 30-40%.

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2002-2004

T l FPI/FDI 1.20% 2.30% 3.70% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2002 2003 2004 FPI/FDI (Nguồn: IMF)

Đến tháng 11/2004, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 20.000 tỷ đồng trong đó có 26 cổ phiếu niêm yết đạt 1.319,44 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,6% trên tổng giá trị niêm yết của thị trường và có gần 18.600 tỷ đồng các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển, trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu đô thị,…

Chỉ số VN-Index trong giai đoạn này lên tới đỉnh điểm là 571,04 điểm trong phiên giao dịch thứ 137 ngày 26/6/2001 và rơi xuống đáy 130,09 điểm ngày 24/10/2003.

Đồ thị 2.5: Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 2001-2004

(VietStock.com.vn)

Trong giai đoạn đầu này, vai trò của NĐTNN đã thể hiện rất rõ nét, mang tính định hướng cho toàn thị trường. Nhà đầu tư trong nước với kiến thức về chứng khoán còn rất hạn chế đã xem việc giao dịch của NĐTNN như kim chỉ Nam cho sự giao dịch của mình. Các định chế nước ngoài tham gia góp vốn vào các công ty trong nước như REE, VNM, Sacombank… đã đóng góp rất tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này chúng ta cũng đã thấy được tính đầu cơ của dòng vốn nóng trên thị trường chứng khoán. Tính đầu cơ không chỉ thể hiện ở sự ra vào nhanh chóng của dòng vốn đầu tư gián tiếp mà nó còn thể hiện ngay ở cả các dòng vốn đầu tư trong nước. Rất nhiều dòng vốn nhàn rỗi trong dân chúng đã được sử dụng để đầu cơ vào thị trường chứng khoán với mục đích đón đầu dòng vốn đầu tư gián tiếp, hy vọng sẽ bán lại các cổ phiếu cho các NĐTNN với giá cao hơn.

2.3.2.2 Giai đoạn 2005 – 2009:

(http://info.vcbs.com.vn)

• Thời kì 1 (năm 2005): Giai đoạn chuyển mình của con Gấu.

Ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà nội chính thức hoạt động với 6 cổ phiếu giao dịch. Ngày 29/9/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 238/2005/QĐ-TTg cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 49% cổ phần của tổ chức niêm yết. Điều đó đã làm cho TTCK sôi động hẳn lên với giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trong tháng 9 và 10/2005 lên đến 21,7 tỷ gấp hơn hai lần so với giá trị giao dịch bình quân phiên của cả năm. Số lượng nhà đầu tư với gần 10.000 tài khoản giao dịch mới được mở, tăng 44,9% so với năm 2004 và gấp 10 lần so với cuối năm 2000. Đến cuối năm 2005, số lượng cổ phiếu giao dịch đã tăng lên 33 với tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1 % GDP, trong đó cổ phiếu chiếm 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP. Công ty chứng khoán thành viên được cấp phép hoạt động cũng tăng lên con số 15 công ty.

Đồ thị 2.7: Diễn biến chỉ số VN-Index năm 2005

(http://www.sbsc.com.vn)

Năm 2006, TTCK có sự tăng trưởng vượt bật cả về số lượng hàng hoá, giá trị giao dịch và sự tham gia của các nhà đầu tư đặc biệt là các tổ chức tên tuổi như JP Morgan Chase, Merryll Lynch, Citigroup… Trước những thông tin có lợi như Việt Nam có khả năng là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với việc Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đứng thứ 2 sau Trung Quốc và môi trường đầu tư ổn định chính là những nhân tố thúc đẩy tâm lý cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Tính đến ngày 31/12/2006, đã có 193 công ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội

Một phần của tài liệu Kiểm soát vốn vào Việt Nam - thực trạng & giải pháp (Trang 45)