TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm qua, giá trị vốn hóa thị trường đã đạt khoảng 40% GDP trong năm 2009 vượt
rất xa chỉ tiêu đã đề ra từ 15%-20% GDP vào năm 2010. Trong dự thảo chiến
lược phát triển TTCK từ 2011-2020, mục tiêu được đặt ra là giá trị vốn hóa dự kiến đạt 65-70% GDP vào năm 2015 và 90-100% vào năm 2020. Muốn đạt được những con số nay tham vọng này, Chính Phủ và các cơ quan quản lý cần phải tiếp tục đẩy mạnh các công tác sau:
• Tiếp tục thực hiện chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước,
đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Mobiphone, Vinaphone…
• Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình dưới dạng công ty
cổ phần, phát hành ra công chúng và niêm yết lên các sở giao dịch chứng khoán.
• Tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong các công ty Việt Nam theo đúng lộ
trình cam kết. Ngoại trừ một số lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, Nhà Nước nên giảm tỷ lệ sở hữu của mình, hoặc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề không thiết yếu.
• Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán, nghiên cứu
mô hình TTCK của các nước phát triển để tiến tới hình thành lực lượng nhà tạo lập thị trường thông qua các SGDCK hoặc các định chế tài chính.
Kết luận chương 3
Việc kiểm soát vốn là cần thiết nhưng kiểm soát chứ không phải là ngăn chặn sự lưu thông dòng vốn. Trong bối cảnh của Việt Nam, thì cần phải đặt vấn đề thu hút vốn, hấp thu hiệu quả và kiểm soát vốn trong cùng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Muốn tăng cường khả năng thu hút, hấp thu dòng vốn ngoại, không có cách nào khác Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách hành chính, kiên quyết chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả đầu tư nhằm tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng.
Việt Nam cần xây dựng một lộ trình tự do hóa tài khoản vốn theo hướng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế, năng lực tài chính trong từng thời kỳ. Việc kiểm soát vốn cần được đặt trong mối quan hệ với các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm đạt được một hiệu quả tối ưu
Riêng đối với TTCK, cần phải xây dựng TTCK thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng cách hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao tính minh bạch, khắc phục sự bất cân xứng thông tin và tăng quy mô thị trường.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, mạnh nhằm phấn đấu trở thành một nước công nghiệp phát triển trong một tương lai gần. Muốn đạt được mục tiêu đó, một trong những yêu cầu đặt ra là cần huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đãvà đang thực hiện các cam kết hội nhập vào sân chơi quốc tế một cách sâu rộng. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam sẽ phải từng bước gỡ bỏ những rào cản ở hầu hết các lĩnh vực trong đó có thị trường tài chính. Do đó, việc kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dòng vốn nóng đang trở thành một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước.
Vấn đề được đặt ra không phải là có nên kiểm soát các dòng vốn nước ngoài hay không mà là kiểm soát như thế nào? Đề tài nhận thấy rằng, việc kiểm soát các dòng vốn không chỉ được bắt đầu khi các dòng vốn này trở nên “nóng” mà phải được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư. Nhà nước cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư sao cho khuyến khích dòng vốn chảy vào những lĩnh vực ưu tiên cho sự phát triển của kinh tế quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng đầu tư phải dỡ bỏ tâm lý e ngại các dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là các dòng vốn gián tiếp nhưng cũng không nên quá lạc quan, hồ hởi cho rằng các dòng vốn đầu tư nước ngoài là món quà miễn phí. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống giám sát, điều tiết các dòng vốn này thông qua các biện pháp mang tính thị trường, tránh việc can thiệp theo kiểu hành chính. Chính phủ cũng cần xây dựng một hệ thống pháp lý chặt chẽ, có hiệu lực thi hành cao và công bằng cùng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi thành phần tham gia.
Điều đó sẽ giúp cho nền kinh tế hấp thu được một cách hiệu quả các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Khi đó, các cơ quan quản lý sẽ không phải tập trung vào việc làm sao để ngăn không cho dòng vốn đầu tư nước ngoài tháo chạy ra khỏi quốc gia, mà là làm sao để nền kinh tế có thể hấp thu một cách tốt nhất dòng vốn đầu tư nước ngoài và mang lại những lợi ích thực sự cho những nhà đầu tư đã tin tưởng vào sự thành công của nền kinh tế Việt Nam. Có như vậy, chúng ta mới có thể khai thác được hết các lợi ích đồng thời phòng ngừa hiệu quả các tác động tiêu cực của các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đồng chủ biên PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định,
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Th.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo. (Nhà xuất bản thống kê, năm 2005). Tài chính quốc tế
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (Chủ biên), (Nhà xuất bản thống kê, năm 2005).
Tài chính doanh nghiệp hiện đại
3. (Năm 2000-2007). Tạp chí con số và sự kiện
4. (Năm 2000-2007). Tạp chí đầu tư chứng khoán
5. (Năm 2000-2007). Tạp chí kinh tế và phát triển.
6. (Năm 2001-2007). Thời báo kinh tế Việt Nam các số
Tiếng Anh
1. Christopher J Neely (Senior economic at the Federal Reserve Bank of St
Louis). An Introduction to Capital Controls.
2. Rawi Abdetal and Laura Alfaro (Assistant Professors at Harvard
Bussiness School). Capital And Control-Lessons from Malaysia.
3. Donald and Fenggjuan. Effective and Effects of China’s Capital Controls
4. Cordella. Can Short – Term Capital Controls Promote Capital Inflow?
5. (2006-2007). Saigontime
6. (2006-2007). VietNam Economic Times
Websites tham khảo
1. http://cafef.vn
2. www.cophieu.com
3. www.sbs.com.vn
5. www.eximbank.com.vn 6. www.fia.mpi.gov.vn 7. www.fpts.com.vn 8. www.hastc.org.vn 9. www.imf.org 10.www.mof.gov.vn 11.www.ssi.com.vn 12.www.thanhnien.com.vn 13.www.vietNamnet.com.vn 14.www.vietstock.com.vn 15.www.vietcombank.com.vn 16.www.vnexpress.net 17.www.vnn.vn/kinhte 18.www.vse.org.vn 19.www.wikipedia.org 21. www.worldbank.org