Phân loại lãi suất ···················································································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 89 - 92)

V. Lãi suất ······································································································· ········

2. Phân loại lãi suất ···················································································· ········

2.1. Phân loại theo nguồn sử dụng 2.1.1. Lãi suất huy động 2.1.1. Lãi suất huy động

Lãi suất huy động là loại lãi suất mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền gởi vào ngân hàng. Lãi suất huy động có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào các loại tiền gởi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm... Về nguyên tắc: lãi suất tiền gởi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gởi không kỳ hạn.

2.1.2. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay (còn gọi là lãi suất tín dụng ngân hàng) là loại lãi suất mà ngƣời vay phải trả khi vay vốn từ ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng có nhiều loại tùy theo loại hình vay: ngắn hạn, dài hạn; có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo... Về nguyên tắc: lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động; lãi suất cho vay dài hạn lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn; lãi suất cho vay tiêu dùng lớn hơn lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh.

2.2. Phân loại theo giá trị thực của tiền lãi thu đƣợc 2.2.1. Lãi suất danh nghĩa 2.2.1. Lãi suất danh nghĩa

Thông thƣờng ngƣời sử dụng vốn chỉ trả lãi sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế có trƣờng hợp lợi tức đƣợc trả ngay khi ngƣời sử dụng vốn nhận vốn. Trong trƣờng hợp này, lãi suất đƣợc qui định cụ thể trên văn bản (hợp đồng, trái phiếu…) chỉ là lãi suất danh nghĩa. Nhƣ vậy, Lãi suất danh nghĩa là lãi suất không kể đến yếu tố lạm phát.

Ví dụ: Gia đình anh Ba gởi một khoản tiền tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng Phƣơng Nam với kỳ hạn một năm và mức tiền lãi là 10 triệu đồng. Đáo hạn anh Ba nhận đƣợc cả gốc và lãi là 110 triệu đồng. Trong trƣờng hợp này, lãi suất danh nghĩa 10%/năm.

2.2.2. Lãi suất thực

Lãi suất thực là lãi suất tính theo giá trị thực tế của hàng hóa và dịch vụ. Lãi suất thực là lãi suất đƣợc điều chỉnh theo những thay đổi về mức giá, nó phản ánh đúng chi phí thật của việc vay tiền. Lãi suất thực đƣợc tính toán bằng việc điều chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến lạm phát.

Nếu gọi ir là lãi suất thực, in là lãi suất danh nghĩa và p là lạm phát thì lãi suất thực đƣợc tính nhƣ sau:

ir = in – p nếu p 10%

Tuy nhiên nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn 10% thì lãi suất thực đƣợc tính theo công thức: ir = 1   p p in nếu p > 10%

Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát 35%, lãi suất danh nghĩa là 144% thì lãi suất thực là: ir = (144%-35%) : (35%+1)  80,7%

Trong ví dụ này, lãi suất thực xấp xỉ bằng 80,7%, điều này phản ánh đúng một xu hƣớng thực tế: tỷ lệ lạm phát càng cao thì lãi suất thực càng thấp.

Việc phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có ý nghĩa quan trọng. Lãi suất thực phản ánh chính xác thu nhập thực tế từ tiền lãi mà ngƣời cho vay nhận đƣợc từ chi phí của tiền vay. Lãi suất thực là chỉ số tốt hơn so với lãi suất danh nghĩa để quyết định cho vay và đi vay.

Trong điều kiện không có lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu suất của việc sử dụng vốn. Lãi suất thực đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm hay đầu tƣ, với ý nghĩa kiềm chế ý muốn tiêu dùng trong hiện tại để có đƣợc một tiêu dùng lớn hơn trong tƣơng lai.

Ví dụ:

1. Lãi suất và mức lạm phát đều là 20%. Hôm nay bạn vay 10 triệu đồng thì ngày này năm sau bạn phải trả 12 triệu đồng. Nhƣng do lạm phát, giá trị thực sự của 12 triệu đồng năm sau chỉ bằng 10 triệu đồng năm nay. Do vậy, trên thực tế bạn vẫn phải trả tiền đúng bằng giá trị hàng hóa thực tế năm nay. Trong trƣờng hợp này, lãi suất thực tế bằng 0, chứ không phải 20%.

2. Mức lạm phát là 10%/năm, lãi suất danh nghĩa là 12%/năm. Với 100.000 đồng hôm nay chúng ta có thể mua đƣợc 10 quyển sách với giá 10.000 đồng/quyển. Nhƣng năm sau, muốn mua 10 cuốn sách đó thì phải mất 110.000 đồng. Lãi suất thực tế trong trƣờng hợp này sẽ là: 12%-10% = 2%.

2.3. Phân loại theo góc độ điều tiết vốn trên thị trƣờng tiền tệ 2.3.1. Lãi suất cơ bản 2.3.1. Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng nhà nƣớc công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng.

Ở Việt Nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, lãi suất cơ bản đƣợc công bố lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 5 năm 2000.

Ví dụ:

Bảng 5.2: Diễn biến lãi suất cơ bản Việt Nam từ 01/12/2009 đến 01/12/2010 Văn bản Ngày áp dụng Lãi suất (%/năm)

2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 1/12/2010 9% 2619/QĐNHNN 05/11/2010 5/11/2010 9% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 1/11/2010 8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 1/10/2010 8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 1/9/2010 8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 1/8/2010 8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 1/7/2010 8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 1/6/2010 8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 1/5/2010 8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 1/4/2010 8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 1/3/2010 8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 1/2/2010 8% 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 1/12/2009 8% (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn)

Thông thƣờng các ngân hàng thƣơng mại sử dụng lãi suất cơ bản để xây dựng lãi suất kinh doanh. Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều tranh luận về lãi suất cơ bản. Mỗi quốc gia có qui định về lãi suất cơ bản khác nhau. Ở Nhật lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản quy định, đó là mức lãi suất cho vay thấp nhất. Ở Anh và Úc, lãi suất cơ bản là lãi suất do các ngân hàng tự xác định, thƣờng là lãi suất áp dụng cho các khách hàng có mức rủi ro thấp nhất. Ở Malaysia, lãi suất cơ bản là lãi suất của các ngân hàng đứng đầu trên thị trƣờng, dựa vào lãi suất này các ngân hàng thƣơng mại khác cộng thêm % biên độ để xác định kinh doanh của mình. Ở Singapore, lãi suất cơ bản là lãi suất liên ngân hàng; ở Mỹ, lãi suất tái chiết khấu của Fed là lãi suất cơ bản; ở Pháp, về nguyên tắc mỗi ngân hàng đƣợc định ra lãi suất cơ bản của mình trên cơ sở có một sự nhất trí nào đó giữa các ngân hàng. Do vậy, lãi suất cơ bản là kết quả của những cuộc thƣơng lƣợng chặt chẽ giữa các ngân hàng và Bộ Tài Chính.

2.3.2. Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất đƣợc các ngân hàng thƣơng mại áp dụng khi cho khách hàng vay nợ dƣới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá khi chƣa đến thời hạn thanh toán. Lãi suất chiết khấu đƣợc tính theo tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và đƣợc khấu trừ ngay khi ngân hàng cho khách hàng vay. Vì vậy, lãi suất chiết khấu là loại lãi suất trả trƣớc mà ngƣời đi vay trả cho ngân hàng trƣớc khi sử dụng tiền vay.

2.3.3. Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất đƣợc ngân hàng Trung ƣơng áp dụng khi cho các ngân hàng thƣơng mại vay dƣới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá khi chƣa đến kỳ hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và đƣợc khấu trừ ngay khi cho các ngân hàng thƣơng mại vay.

Ví dụ:

Bảng 5.3: Diễn biến lãi suất tái chiết khấu của Việt Nam từ 01/12/2009 đến 08/03/2011

Văn bản Ngày áp dụng Lãi suất (%/năm)

379/QĐ-NHNN 8/3/2011 8/3/2011 12% 447/TB-NHNN 29/11/2010 1/12/2010 7% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 5/11/2010 7% 402/TB-NHNN 27/10/2010 1/11/2010 6% 352/TB-NHNN 27/9/2010 1/10/2010 6% 316/TB-NHNN 25/08/2010 1/9/2010 6% 259/TB-NHNN 27/7/2010 1/8/2010 6% 220/TB-NHNN 24/06/2010 10/8/2010 6% 189/TB-NHNN 31/5/2010 1/6/2010 6% 26/TB-NHNN 26/01/2010 1/2/2010 6% 2664/QĐ-NHNN 25/11/2009 1/12/2009 6% (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn)

Việc định ra lãi suất tái chiết khấu luôn luôn đƣợc coi nhƣ một công cụ quan trọng của ngân hàng Trung ƣơng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính trong các trƣờng hợp chống lạm phát. Thông thƣờng mỗi khi lãi suất tái chiết khấu tăng lên hay giảm xuống, kéo theo nâng hoặc giảm lãi suất cơ bản.

2.3.4. Lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng đƣợc hình thành theo quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trƣờng liên ngân hàng. Lãi suất này thông thƣờng đƣợc ấn định hàng ngày và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiết khấu.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)