Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp ···································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 49)

1. Thu nhập của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm thu nhập

Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc từ các hoạt động đầu tƣ kinh doanh và hoạt động khác mang lại. Thu nhập của doanh nghiệp chính là cơ sở kinh tế tạo ra nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Tại một thời điểm kinh doanh, thu nhập của doanh nghiệp luôn tồn tại dƣới hai dạng:

- Khối lƣợng tiền tệ mà doanh nghiệp thực thu đƣợc từ các hoạt động đầu tƣ. Đây chính là nguồn tài chính hiện hữu để doanh nghiệp tiến hành phân phối và tạo lập các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

1.2. Nội dung của thu nhập

1.2.1. Doanh thu hoạt động kinh doanh

1.2.1.1. Doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng

Doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc về việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong kỳ. Đây là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của doanh nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải chi phí, nộp thuế, chia lãi cổ phần và trích lập các quỹ.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua;

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

 Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;

 Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

 Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đối với các loại hình doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau, doanh thu cũng khác nhau:

 Ngành xây dựng: Doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao.  Ngành vận tải: Doanh thu là tiền cƣớc phí.

 Ngành kinh doanh dịch vụ: doanh thu là tiền bán dịch vụ.  Hoạt động kinh doanh tiền tệ: Doanh thu là tiền lãi.  Hoạt động bảo hiểm: Doanh thu là phí bảo hiểm.

1.2.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài chính hoặc kinh doanh về vốn, bao gồm: (1) tiền lãi (thu lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tƣ trái phiếu...); (2) thu nhập từ cho thuê tài sản; (3) cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia…

1.2.2. Thu nhập khác

Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trƣớc hoặc có dự tính nhƣng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thƣờng xuyên, bao gồm: thu về nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ; thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý; thu các khoản nợ không xác định đƣợc chủ; các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập trên…

Có thể thấy rằng trong toàn bộ chu trình kinh doanh thì thu nhập là sự tái tạo của nguồn vốn bỏ ra. Nguồn vốn tái tạo này có đặc điểm là phải luôn luôn lớn hơn nguồn vốn trƣớc đó đã đƣợc chuyển hóa vào trong giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đây

cũng chính là nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu thu nhập

Thu nhập là cơ sở kinh tế cho sự xuất hiện nguồn tài chính của doanh nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng để trang trải mọi chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thu nhập còn phản ánh kết quả, qui mô và triển vọng của doanh nghiệp.

2. Chi phí của doanh nghiệp 2.1. Khái niệm chi phí 2.1. Khái niệm chi phí

Chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất và hao phí về sức lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định.

2.2. Nội dung của chi phí

2.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

2.2.1.1. Chi phí hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ cho khách hàng

- Đối với doanh nghiệp thương mại: Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi do hoạt động đầu tƣ tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn và tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết: chi phí vận chuyển tài sản đi góp vốn, chi phí hội họp liên doanh, lỗ trong liên doanh...

- Chi phí về cho thuê tài sản, kể cả giá trị hao mòn của TSCĐ cho thuê (trừ cho thuê tài chính);

- Chi phí phát sinh trong quá trình mua bán chứng khoán, các khoản lỗ trong đầu tƣ;

- Khoản dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán; - Chi phí trả lãi vay;

- Chi phí hoạt động tài chính khác ngoài các khoản chi phí trên.

2.2.2. Chi phí khác

Chi phí khác là những khoản chi phí mang tính chất không thƣờng xuyên, bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ kể cả giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán (nếu có);

- Chi phí khấu hao TSCĐ không cần dùng, chƣa cần dùng, hƣ hỏng chờ thanh lý; - Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế và chi phí để thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Chi phí do bị phạt thuế, truy nộp thuế;

- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; - Các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên.

3. Lợi nhuận của doanh nghiệp 3.1. Khái niệm lợi nhuận 3.1. Khái niệm lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác mang lại.

Hay nói cách khác, lợi nhuận trong doanh nghiệp đƣợc xác định bằng khoản tiền chênh lệch giữa tổng thu nhập với tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đƣợc thu nhập đó trong một kỳ kinh doanh nhất định (thƣờng là một năm).

3.2. Nội dung của lợi nhuận

Trên cơ sở xác định tổng thu nhập và toàn bộ chi phí hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trong kỳ hạch toán, thì phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí tƣơng ứng đƣợc gọi là lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

3.2.1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

3.2.1.1. Lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng trừ đi chi phí hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ cho khách hàng trong năm tài chính của doanh nghiệp.

3.2.1.2. Lợi nhuận hoạt động tài chính

Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu tài chính trừ đi chi phí tài chính trong năm tài chính của doanh nghiệp.

3.2.2. Lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập khác trừ đi chi phí khác trong năm tài chính của doanh nghiệp.

3.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận còn là nguồn tài chính rất quan trọng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp nguồn thu cho NSNN.

Tuy vậy, lợi nhuận là một số tuyệt đối nên không thể dùng để so sánh chất lƣợng hoạt động giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, mà cần xem xét các chỉ tiêu tƣơng quan nhƣ: tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. 2. Phân tích vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Liên hệ thực tiễn các doanh nghiệp ở Việt Nam.

3. Phân biệt vốn kinh doanh và tiền.

4. Phân tích các biện pháp quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp.

5. Phân tích ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng, phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh.

6. Phân tích các biện pháp quản lý vốn lƣu động trong doanh nghiệp. Liên hệ thực tế trong các doanh nghiệp Việt Nam.

7. Có ý kiến cho rằng: “Doanh thu của doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên”. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

CHƢƠNG IV

TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Mục tiêu

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về trung gian tài chính, gồm: - Khái niệm, chức năng và vai trò của các trung gian tài chính.

- Các loại hình định chế tài chính trung gian.

I. Khái niệm, chức năng và vai trò của trung gian tài chính 1. Khái niệm

Trung gian tài chính là các tổ chức nắm giữ các quỹ tiền tệ được tạo lập chủ yếu thông qua việc huy động của những chủ thể thừa vốn và sử dụng chúng để cung ứng cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế.

Trung gian tài chính là các chủ thể đứng ở vị trí trung gian giữa các đối tƣợng khách hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính, hỗ trợ cho khách hàng trong việc phát hành và đƣa các công cụ tài chính vào lƣu thông cũng nhƣ toàn bộ các hoạt động mua bán những công cụ tài chính đó. Trung gian tài chính cũng có thể là ngƣời phát hành, hoặc tham gia kinh doanh trực tiếp. Ngoài ra, trung gian tài chính còn hoạt động với tƣ cách là ngƣời điều tiết, dẫn dắt thị trƣờng theo những định hƣớng của nhà nƣớc và Ngân hàng Trung ƣơng. Hay nói một cách khác, trung gian tài chính là tổ chức làm cầu nối giữa những ngƣời cầu vốn và những ngƣời cung vốn trên thị trƣờng.

Đặc điểm hoạt động của các trung gian tài chính là phát hành các công cụ tài chính để thu hút vốn, sau đó lại đầu tƣ số vốn này dƣới hình thức các khoản cho vay hoặc các chứng khoán.

Ngày nay, việc kinh doanh dịch vụ tiền tệ không còn là độc quyền của các ngân hàng. Bên cạnh ngân hàng và cùng với ngân hàng kinh doanh dịch vụ tiền tệ còn có nhiều trung gian tài chính khác.

2. Chức năng của trung gian tài chính

2.1. Chức năng huy động, cung ứng vốn cho nền kinh tế

Chức năng này đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 4.1: Sơ đồ huy động, cung ứng vốn của Trung gian tài chính Ngƣời cho vay

(Ngƣời tiết kiệm) 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủ 4. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Ngƣời vay (Ngƣời sử dụng) 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủ 4. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Trung gian tài chính

Hoạt động huy động vốn đƣợc thực hiện qua 2 phƣơng thức cơ bản:

- Phương thức tự nguyện: huy động thông vốn thông qua cơ chế lãi suất, phát hành các loại chứng khoán nợ nhƣ huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

- Phương thức bắt buộc: huy động thông thông qua cơ chế điều hành của chính phủ nhƣ bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm bắt buộc.

Từ nguồn vốn huy động đƣợc, trung gian tài chính thực hiện cung ứng vốn cho những chủ thể có nhu cầu qua các phƣơng thức cấp tín dụng và tài trợ vốn đầu tƣ, mua chứng khoán...

2.2. Chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính và các hoạt động kinh tế xã hội hội

Trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh là sự cần thiết thực tế khách quan. Để đảm bảo an toàn về vốn, trung gian tài chính luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính, nội dung và hiệu quả dự án kinh doanh của đối tác đầu tƣ nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong quản lý kinh tế.

Mặt khác, trong quá trình điều tiết vốn, trung gian tài chính đã thực hiện điều tiết và phân bổ các nguồn lực tài chính, qua đó tác động điều chỉnh hoặc định hƣớng các hoạt động kinh tế xã hội.

3. Vai trò của trung gian tài chính

Trung gian tài chính ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính. Hoạt động của nó không những mang lại lợi ích cho ngƣời có vốn, ngƣời cần vốn, cho bản thân trung gian tài chính mà còn cho cả nền kinh tế xã hội. Điều này đƣợc thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

3.1. Thúc đẩy kinh tế phát triển

Do tính chuyên môn hóa trong nghề nghiệp, trung gian tài chính đã tập trung đƣợc nguồn vốn lớn và đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu cầu về vốn đầu tƣ của các chủ thể trong nền kinh tế. Nhƣ vậy, sự phát triển của trung gian tài chính khuyến khích các cá nhân giảm bớt tiêu dùng, tăng cƣờng tiết kiệm để cho vay. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho trung gian tài chính, các chủ thể cầu vốn mà còn cho những ngƣời có khoản tiền tiết kiệm.

3.2. Kích thích sự luân chuyển vốn đầu tƣ

Trên cơ sở cân bằng cung cầu vốn, trung gian tài chính đã thay đổi lãi suất, từng bƣớc làm cho lãi suất trên thị trƣờng ngày càng hợp lý. Điều này có tác dụng kích thích sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tƣ, làm cho nguồn vốn thực tế đƣợc tài trợ cho đầu tƣ tăng lên mức cao nhất.

Thông qua hoạt động của trung gian tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thƣơng mại, cả ngƣời đầu tƣ (ngƣời gửi tiền) và ngƣời đi vay đều có thể lựa chọn thời gian đáo hạn. Điều này đã làm gia tăng hiệu suất luân chuyển vốn (tránh đƣợc tình trạng ngƣời vay phải tìm đƣợc ngƣời đồng ý chấp nhận thời hạn vay của mình).

Mặt khác, các nhà đầu tƣ thƣờng không thích cho vay dài hạn, và để bù đắp rủi ro, họ thƣờng đòi mức lãi suất cao với những khoản cho vay này. Trái lại, do kết nối đƣợc các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau, các trung gian tài chính sẳn sàng thực

hiện các khoản cho vay dài hạn hơn với chi phí thấp hơn so với mức chi phí mà một ngƣời cho vay cá nhân có thể đòi.

3.3. Góp phần làm giảm chi phí xã hội

Hoạt động của trung gian tài chính góp phần làm giảm chi phí thông tin và chi phí giao dịch cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Nhờ có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, điều tiết vốn gián tiếp qua trung gian tài chính sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro cho ngƣời có vốn.

Mặt khác, nhờ vào tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trung gian tài chính còn cung cấp hiệu quả tới khách hàng các dịch vụ tƣ vấn, môi giới, tài trợ, phòng ngừa rủi ro.

II. Các loại hình định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trƣờng 1. Các định chế tài chính ngân hàng 1. Các định chế tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)