Khái niệm và ý nghĩa của lãi suất ···························································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 88 - 89)

V. Lãi suất ······································································································· ········

1. Khái niệm và ý nghĩa của lãi suất ···························································· ········

1.1. Khái niệm14

Lãi suất là giá cả mà ngƣời đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của ngƣời cho vay trong khoảng thời gian nhất định. Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc thì một tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền gốc mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay đƣợc gọi là lãi suất.

Để hiểu rõ hơn khái niệm về lãi suất, chúng ta cùng tìm hiểu về sự tồn tại của lãi suất, xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản sau:

- Giá trị thời gian của tiền tệ

Khi chọn lựa, hầu hết mọi ngƣời thích có tiền trong hiện tại hơn là trong tƣơng lai. Khi ngƣời cho vay bỏ ra một số tiền hiện tại thì họ kỳ vọng trong tƣơng lai sẽ nhận đƣợc số tiền cao hơn số tiền gốc ban đầu. Thực tế cho thấy, lãi suất là sự thanh toán cho việc sử dụng tiền theo thời gian.

- Chi phí cơ hội

Thay vì cho vay, thì ngƣời có tiền nhàn rỗi có thể sử dụng tiền nhàn rỗi vào mục đích sinh lời khác. Trên cơ sở so sánh mức sinh lời của hoạt động đầu tƣ thì ngƣời có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định cho vay hay không cho vay. Nhƣ vậy lãi suất có thể xem là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian.

Ví dụ: Ông Hoàng gửi tiết kiệm ở ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội số tiền 100 triệu

đồng, sau 1 năm thu đƣợc 112 triệu đồng. Nhƣ vậy, sau 1 năm nhà đầu tƣ nhận lãi 12 triệu đồng và lãi suất đạt đƣợc là: (12 triệu đồng : 100 triệu đồng) x 100% = 12%/năm.

1.2. Ý nghĩa

Lãi suất đƣợc xem là loại giá cơ bản của thị trƣờng tài chính và có ảnh hƣởng quan trọng đến các hoạt động kinh tế - tài chính. Lãi suất là nhân tố kích thích việc

huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, tăng nhanh tốc độ lƣu chuyển vốn, kích thích sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, và còn là công cụ để điều hòa lƣu thông tiền tệ.

Trên góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất hiệu quả của Nhà nƣớc. Thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, Nhà nƣớc có thể tác động tới quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tƣ, và do đó tác động đến điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển nền kinh tế, sản lƣợng nền kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong nƣớc.

Trên góc độ quản lý kinh tế vi mô, lãi suấtlà cơ sở để cá nhân, doanh nghiệp đƣa ra các quyết định kinh tế của mình nhƣ chi tiêu, đầu tƣ hay tiết kiệm. Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, lãi suất là điều kiện tồn tại và phát triển của ngân hàng bởi lãi suất luôn là một trong những cơ sở cho việc ra quyết định đối với hoạt động đi vay và cho vay.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)