Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc ································································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 25)

II. Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nƣớc và phân cấp Ngân sách

1.Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc ································································· ········

2. Phân cấp ngân sách nhà nƣớc

NSNN là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ thể lệ chung vừa có tính độc lập tự chịu trách nhiệm.

2.1. Khái niệm

Phân cấp NSNN là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nƣớc TW với các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN.

2.2. Nội dung phân cấp ngân sách nhà nƣớc

Nội dung phân cấp ngân sách bao gồm:

- Phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính

Phân cấp về quyền lƣ̣c ban hành các chính sách , chế độ, tiêu chuẩn định mƣ́c tài chính phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nền tài chính quốc gia thống nhất, hạn chế tối đa hành vi cục bộ địa phƣơng, tùy tiện trong việc ban hành chính sách, chế độ NSNN. Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền cần làm rõ: mỗi cấp chính quyền nhà nƣớc có quyền ban hành những loại chế độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động của NSNN.

- Phân cấp về vật chất (xác định các khoản thu và chi cho các cấp ngân sách) Thực hiện phân cấp về vật chất phải xây dựng chế độ phân cấp chi tiết các nguồn thu, các khoản chi cho từng cấp ngân sách, thực chất là việc phân chia “lợi ích vật chất” của các cấp chính quyền.

Phân cấp về vật chất là nội dung quan trọng nhất của phân cấp NSNN. Theo chế độ phân cấp nhà nƣớc hiện nay, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu đƣợc hƣởng

Ngân sách nhà nƣớc

Ngân sách trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng

Ngân sách cấp tỉnh / Thành phố trực thuộc trung ƣơng

Ngân sách cấp quận / huyện

trọn vẹn 100% và các khoản thu đƣợc phân chia theo tỷ lệ % nhất định. Riêng ngân sách các địa phƣơng còn đƣợc khoản thu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cấp trên.

Về chi tiêu, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ tùy thuộc vào phạm vi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền nhà nƣớc theo luật định.

- Phân cấp về chu trình ngân sách

Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán ngân sách.

Phân cấp về chu trình ngân sách là giải quyết các mối quan hệ trong quá trình lập, quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách.

Trong một năm ngân sách, chu trình ngân sách bao gồm: + Lập ngân sách cho chu trình sau.

+ Chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại; + Quyết toán ngân sách của chu trình trƣớc;

Ở Việt Nam, thời gian một năm ngân sách đƣợc tính từ 01/01 - 31/12 của năm dƣơng lịch. Thời gian của một chu trình ngân sách không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian của một năm ngân sách.

III. Thu – chi NSNN 1. Thu NSNN

1.1. Khái niệm

Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền đƣợc tập trung vào tay nhà nƣớc để hình thành quỹ NSNN, đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu xác định của nhà nƣớc.

Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Nội dung thu NSNN

1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành các khoản thu

Thu NSNN bao gồm nguồn thu của ngân sách trung ƣơng và nguồn thu của ngân sách địa phƣơng.

1.2.1.1. Nguồn thu của ngân sách trung ƣơng

Điều 30, Luật NSNN năm 2002 quy định nguồn thu của ngân sách trung ƣơng gồm:

Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; đ) Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;

e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ƣơng tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ƣơng (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng, thu nhập từ vốn góp của Nhà nƣớc;

g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

h) Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ƣơng; i) Thu kết dƣ ngân sách trung ƣơng;

k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao;

d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nƣớc; e) Phí xăng, dầu.

1.2.1.2. Nguồn thu của ngân sách địa phƣơng

Điều 32, Luật NSNN năm 2002 quy định nguồn thu của ngân sách địa phƣơng gồm:

Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

a) Thuế nhà, đất;

b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; c) Thuế môn bài;

d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất; đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; e) Tiền sử dụng đất;

g) Tiền cho thuê đất;

h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc; i) Lệ phí trƣớc bạ;

k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phƣơng tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phƣơng, thu nhập từ vốn góp của địa phƣơng;

m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng;

n) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

o) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và ngoài nƣớc; r) Thu kết dƣ ngân sách địa phƣơng theo quy định tại Điều 63 của Luật này; s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật ngân sách.

Thu bổ sung từ ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Luật ngân sách.

Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công rình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách.

1.2.2. Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế

Thu NSNN bao gồm các khoản thu thƣờng xuyên và các khoản thu không thƣờng xuyên.

1.2.2.1. Các khoản thu thƣờng xuyên

Các khoản thu thƣờng xuyên là các khoản thu tƣơng đối đều đặn và ổn định về mặt thời gian, số lƣợng nhƣ các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu lợi tức cổ phần ở các doanh nghiệp...

1.2.2.2. Các khoản thu không thƣờng xuyên

Các khoản thu không thƣờng xuyên là các khoản thu không ổn định về mặt thời gian phát sinh cũng nhƣ số lƣợng tiền thu đƣợc nhƣ: thu vay nợ, nhận viện trợ, thu tiền phạt...

1.2.3. Căn cứ vào tính chất và hình thức động viên

Thu NSNN bao gồm các khoản thu sau:

1.2.3.1. Thu trong cân đối NSNN

Thu trong cân đối NSNN là khoản thu có tính chất bắt buộc, bao gồm các khoản thu thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên: thuế, phí và lệ phí; thu về bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc; thu lợi tức cổ phần của nhà nƣớc; các khoản thu khác theo luật định.

Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu thường xuyên và quan trọng nhất. Thuế không những chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN hàng năm mà còn là công cụ của nhà nƣớc để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.

1.2.3.2. Thu để bù đắp sự thiếu hụt NSNN

Khi số thu NSNN không đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu thì Nhà nƣớc phải đi vay, bao gồm các khoản vay trong nƣớc và vay từ nƣớc ngoài cho chi tiêu NSNN.

Vay trong nƣớc: gồm cả vay của các tầng lớp dân cƣ, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nƣớc. Việc vay này đƣợc thực hiện dƣới hình thức phát

hành các công cụ nợ của chính phủ, gồm tín phiếu kho bạc nhà nƣớc, trái phiếu chính phủ.

Vay ngoài nƣớc: đƣợc thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại (vốn ODA), vay nợ của chính phủ các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các công ty...

2. Chi NSNN 2.1. Khái niệm

Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nƣớc.

Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; chi trả nợ của Nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Nội dung chi NSNN

2.2.1. Căn cứ vào mục đích chi tiêu

Chi NSNN bao gồm các khoản chi cho tích lũy và chi cho tiêu dùng.

2.2.1.1. Chi cho tích lũy

Chi cho tích lũy là những khoản chi làm gia tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế.

Chi tích lũy gồm có: chi đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng; chi cho các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nƣớc; chi bổ sung dự trữ Nhà nƣớc; chi hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nƣớc, góp vốn liên doanh, liên kết; các khoản chi tích lũy khác.

2.2.1.2. Chi cho tiêu dùng

Chi cho tiêu dùng là những khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất - cơ sở vật chất cho nền kinh tế.

Chi tiêu dùng gồm có: chi cho sự nghiệp kinh tế; chi cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục; chi cho sự nghiệp y tế, khoa học kỹ thuật; chi cho anh ninh quốc phòng; chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể; chi cho ngoại giao, cho phát triển quan hệ quốc tế; chi cho tiêu dùng khác.

2.2.2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

Chi NSNN bao gồm các khoản chi sau:

- Chi phát triển kinh tế. Chi phát triển kinh tế gồm các khoản chi đầu tƣ xây dựng

cơ sở hạ tầng, chi cho các ngành kinh tế mũi nhọn để duy trì các hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc, trợ giá, trợ cấp cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc.

- Chi văn hóa xã hội. Chi văn hóa xã hội gồm các khoản chi cho các tổ chức thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội.

- Chi quản lý hành chính. Chi quản lý hành chính gồm các khoản chi để duy trì

hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính, các cơ quan chính quyền nhƣ chi về lƣơng phụ cấp, chi mua sắm, bảo dƣỡng thiết bị, phƣơng tiện làm việc.

- Chi an ninh quốc phòng. Chi an ninh quốc phòng gồm các khoản chi mua sắm,

bảo dƣỡng các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho an ninh quốc phòng nhƣ chi lƣơng...

2.2.3. Căn cứ vào tính chất kinh tế

Theo điều 31 và điều 33 của Luật ngân sách, chi NSNN bao gồm các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển và các khoản chi khác.

2.2.3.1. Chi thƣờng xuyên

Chi thƣờng xuyên là những khoản chi không có trong khu vực đầu tƣ và có tính chất thƣờng xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc nhằm duy trì “đời sống quốc gia”. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải đƣợc tài trợ bằng các khoản thu không mang tính chất hoàn trả (thu trong cân đối) của NSNN. Chi thƣờng xuyên gồm có chi thƣờng xuyên của ngân sách trung ƣơng và chi thƣờng xuyên của ngân sách địa phƣơng.

Chi thường xuyên của ngân sách trung ương

a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ƣơng quản lý;

b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ƣơng quản lý;

c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phƣơng;

d) Hoạt động của các cơ quan trung ƣơng của Nhà nƣớc, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;

đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc;

e) Các chƣơng trình quốc gia do trung ƣơng thực hiện; g) Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;

h) Trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội do trung ƣơng đảm nhận;

i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ƣơng theo quy định của pháp luật;

k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;  Chi thường xuyên của ngân sách địa phương

a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý;

b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phƣơng); c) Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng;

d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý;

e) Chƣơng trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phƣơng quản lý; g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc;

h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

2.2.3.2. Chi đầu tƣ phát triển

Chi đầu tƣ phát triển là tất cả các khoản chi làm tăng thêm tài sản quốc gia. Chi đầu tƣ phát triển gồm có chi đầu tƣ phát triển của ngân sách trung ƣơng và chi đầu tƣ phát triển của ngân sách địa phƣơng.

Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương

a) Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ƣơng quản lý;

b) Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc;

c) Chi bổ sung dự trữ nhà nƣớc;

d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;  Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương

a) Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phƣơng quản lý;

b) Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

2.2.3.2. Các khoản chi khác

Các khoản chi khác là các khoản chi phát sinh ngoài khoản chi thƣờng xuyên và

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 25)