Chu trình quản lý Ngân sách nhà nƣớc ·················································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 33 - 35)

1. Lập dự toán NSNN

Lập dự toán NSNN là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán NSNN thực chất là dự toán các khoản thu, chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Do vậy, việc lập dự toán ngân sách phải dựa trên các căn cứ sau:

- Dựa vào phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Nhà nƣớc trong năm tài chính và những năm qua;

- Dựa vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi của Nhà nƣớc;

- Căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện dự toán ngân sách trong thời gian qua.

Những căn cứ này đảm bảo cho việc xác định thu, chi NSNN có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy trình lập dự toán NSNN đƣợc tóm tắt ở hình 2.2.

Ví dụ: Cân đối dự toán NSNN năm 2010 (xem phụ lục 1A).

2. Chấp hành NSNN

Sau khi ngân sách đƣợc phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiện ngân sách đƣợc triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu và bố trí cấp kinh phí của NSNN theo các nhu cầu đã đƣợc phê chuẩn.

Tổ chức chấp hành dự toán thu. Để chấp hành tốt dự toán thu cần phải bồi dƣỡng phát triển các nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên, khai thác, đảm bảo tỷ lệ động viên chung mà Quốc hội đã phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc đã đƣợc hoạch định trong dự toán chi.

Tổ chức chấp hành dự toán chi. Mục đích đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh

phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội đã đƣợc hoạch định trong năm kế hoạch.

Việc chấp hành NSNN đƣợc tiến hành từ cấp trung ƣơng đến cấp địa phƣơng và cấp cơ sở, đồng thời đƣợc giám sát một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện những thiếu sót, bất cập. Từ đó, Nhà nƣớc có những đánh giá và bổ sung sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động NSNN.

3. Quyết toán NSNN

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Quyết toán NSNN đƣợc tiến hành từ cấp cơ sở, đến địa phƣơng và cuối cùng là cấp trung ƣơng . Thông qua việc thƣ̣c hiện quyết toán ngân sách đã phác họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong điều hành NSNN.

Ví dụ: Quyết toán cân đối NSNN năm 2007 (xem phụ lục 1B).

Việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách đƣợc thực hiện theo điều 65, Luật NSNN năm 2002.

Việc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn vị đƣợc thực hiện theo điều 66, Luật NSNN năm 2002.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích vai trò của NSNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.

2. Phân tích tác dụng và hạn chế của mỗi biện pháp giải quyết bội chi NSNN. 3. Vào trang Web: Chinhphu.vn, sƣu tầm số liệu về thực trạng thu - chi NSNN trong 5 năm gần nhất.

4. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu NSNN ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn chi.

CHƢƠNG III

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Mục tiêu

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp, gồm: - Khái niệm và vai trò của tài chính doanh nghiệp.

- Vốn và quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

- Các phương pháp tính khấu hao cố định trong doanh nghiệp.. - Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)