Các định chế tài chính phi ngân hàng ······················································ ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 59 - 65)

II. Các loại hình định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị

2.Các định chế tài chính phi ngân hàng ······················································ ········

Trung gian tài chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, đƣợc thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhƣ là nội dung kinh doanh thƣờng xuyên, nhƣng không đƣợc nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức này bao gồm công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ, công ty chứng khoán và các tổ chƣc tài chính phi ngân hàng khác.

2.1. Công ty bảo hiểm

Khái niệm. Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những ngƣời có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, trên cơ sở ngƣời tham gia phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Đặc điểm. Đặc điểm của công ty bảo hiểm là thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận với khách hàng, do đó có thể tập trung đƣợc nhiều nguồn vốn lớn và dự tính đầy đủ, chính xác về số tiền và thời gian thanh toán.

Phương thức thực hiện. Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo hiểm để đầu tƣ vào chứng khoán và các hoạt động đầu tƣ trung, dài hạn. Từ những tài sản có này, công ty bảo hiểm sử dụng để thanh toán cho những khoản tổn thất do rủi ro bất ngờ theo quy định của hợp đồng bảo hiểm với khách hàng.

Các loại hình bảo hiểm.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là sự phát triển đa dạng của các loại hình bảo hiểm, trong đó có 2 loại hình bảo hiểm chủ yếu là bảo hiểm thƣơng mại và bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm thương mại đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro. Các hình thức bảo hiểm thương mại gồm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn con ngƣời, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xây dựng xây lắp, bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí, bảo hiểm cây trồng, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm sắc đẹp...

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do Nhà nƣớc tổ chức, quản lý nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội khi ốm đau, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc chết. Các chế độ bảo hiểm xã hội2gồm chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hƣu trí, chế độ tử tuất.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa 2 loại hình bảo hiểm thƣơng mại và bảo hiểm xã hội là mức độ khó khăn trong việc dự đoán khả năng phải thực hiện khoản thanh

toán, thời điểm xảy ra sự kiện và độ lớn của khoản thanh toán phải thực hiện. Mặc dù đối với cả hai loại hình công ty bảo hiểm, công việc này đều không đơn giản, song ngƣời ta vẫn nhận thấy rằng ở công ty bảo hiểm xã hội, việc dự đoán thời điểm phải thực hiện thanh toán và khối lƣợng của nó có phần ít khó khăn hơn so với loại hình công ty bảo hiểm kia. Chính tính bất định của của thời hạn và khối lƣợng của khoản thanh toán là yếu tố quy định việc lựa chọn các chiến lƣợc đầu tƣ của các nhà quản lý quỹ của các công ty bảo hiểm.

Bài đọc thêm:

MỘT SỐ CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

 Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI)

Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đƣợc thành lập năm 1996. Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt động đầu tƣ và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm.

Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tƣ.

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

Lĩnh vực kinh doanh: giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con ngƣời và bảo hiểm tàu thủy.

Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng

Kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ; Kinh doanh tái bảo hiểm.

Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Viễn Đông

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Nhận và nhƣợng tái bảo hiểm các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Đầu tƣ và kinh doanh các lĩnh vực khác.

Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Minh

Lĩnh vực kinh doanh: bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tƣ tài chính. Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp và kinh doanh tái bảo hiểm. Các dịch vụ liên quan nhƣ giám định, điều tra tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, đại lý giải quyết bồi thƣờng của bên thứ ba.

 Công ty Liên Doanh Bảo Hiểm Quốc Tế Việt Nam (VIA)

Là công ty liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản giữa Bảo Việt (Tập đoàn tài chính bảo hiểm hàng đầu ở Việt Nam) và Tokio Marine & Nichido Fire (Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Nhật Bản).

Prudential Việt Nam

Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đƣợc Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tƣ vào tháng 10 năm 1999.

Tập đoàn Bảo Việt

Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

2.2. Công ty tài chính

- Khái niệm. Công ty tài chính là loại hình công ty hình thành nguồn vốn bằng cách huy động tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành các thƣơng phiếu, trái phiếu, cổ phiếu hay vay của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động đƣợc sử dụng để cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. So với ngân hàng thƣơng mại, các công ty tài chính không phải chấp hành luật dự trữ bắt buộc và không chịu sự điều tiết khắt khe của ngân hàng Trung ƣơng nên có thể cung cấp các khoản tín dụng hấp dẫn hơn cho khách hàng.

- Các loại hình công ty tài chính. Các loại hình công ty tài chính hiện nay bao gồm:

+ Công ty tài chính tiêu dùng

Công ty tài chính tiêu dùng này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng. Hầu hết các khoản cho vay đều đƣợc trả góp định kỳ. Một cách cho vay khác là công ty cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ.

+ Công ty tài chính bán hàng

Công ty tài chính bán hàng cung cấp tín dụng gián tiếp cho ngƣời tiêu dùng mua sắm hàng hóa của nhà sản xuất. Ngƣời tiêu dùng thỏa thuận với nơi bán hàng một hợp đồng mua hàng trả góp trong đó khách hàng phải trả tiền lãi suất theo kỳ. Các công ty tài chính này sẽ mua lại các hợp đồng đó và họ thƣờng thống nhất trƣớc với nơi bán hàng về các mẫu hợp đồng và thời hạn trả góp mà họ chấp nhận đƣợc. Khi công ty tài chính mua các hợp đồng bán hàng trả góp tức là họ mua lại khoản nợ của ngƣời mua hàng, do vậy mà ngƣời ta gọi là hình thức tài trợ trực tiếp. Quan hệ giữa công ty tài chính bán hàng và ngƣời bán hàng rất khăng khít, đồng thời ngƣời bán hàng phải chịu sự kiểm tra hằng ngày của công ty tài chính. Khi các hợp đồng trả góp hạn, ngƣời tiêu dùng trả tiền cho ngƣời bán hàng và ngƣời bán hàng hoàn lại đủ số tiền đó cho công ty tài chính. Trong trƣờng hợp ngƣời bán hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì công ty tài chính có quyền xiết nợ.

+ Công ty tài chính thương mại

Công ty tài chính thƣơng mại chuyên cung cấp tín dụng bằng cách mua lại hoặc chiết khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp. Ngoài ra công ty còn cung cấp các hợp đồng cho thuê tài chính (tín dụng thuê mua) và cung ứng một số loại tín dụng khác. Nguồn vốn chủ yếu của công ty hình thành bằng cách phát hành các loại chứng khoán nợ, cổ phiếu hoặc vay của các ngân hàng.

Ngày nay, hoạt động kinh doanh tín dụng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các công ty tài chính.

Bài đọc thêm:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

Huy động vốn

Công ty Tài chính đƣợc huy động vốn từ các nguồn sau:

1. Tiền gửi của một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Các khoản cho vay từ trong và ngoài nƣớc tổ chức tài chính cũng nhƣ các tổ chức tài chính quốc tế.

4. Vốn uỷ thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.  Hoạt động tín dụng

Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức sau đây:

1. Cho vay ngắn hạn, các khoản vay trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

2. Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định hiện hành của Luật tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.

3. Cho vay tiêu dùng dƣới hình thức cho vay mua trả góp.

Công ty Tài chính chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

1. Công ty Tài chính đƣợc cấp tín dụng dƣới hình thức chiết khấu hoặc cầm cố thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức và cá nhân.

2. Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác đƣợc tái chiết khấu, cầm cố thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.

Công ty Tài chính bảo lãnh

Công ty tài chính có thể cung cấp bảo lãnh bằng uy tín của mình và khả năng tài chính cho ngƣời đƣợc bảo lãnh. Việc bảo lãnh của các công ty tài chính phải đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 58, 59 và 60 của Luật tổ chức tín dụng và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Các hình thức cấp tín dụng

Công ty Tài chính đƣợc cấp tín dụng dƣới hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Mở tài khoản ngân quỹ, dịch vụ

Mở tài khoản

1. Các công ty tài chính đƣợc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc tại địa phƣơng nơi đặt trụ sở và tại các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải đƣợc phép của Ngân hàng Nhà nƣớc.

2. Các công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc và duy trì tại đó số dƣ bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

 Dịch vụ ngân quỹ: Các công ty tài chính có thể cung cấp dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

 Các hoạt động khác

1. Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và/hoặc các tổ chức tín dụng khác. 2. Đầu tƣ vào các dự án theo hợp đồng.

3. Tham gia thị trƣờng tiền tệ.

4. Cung cấp trao đổi tiền tệ ở nƣớc ngoài, kinh doanh vàng.

5. Làm đại lý phân phối trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác cho doanh nghiệp.

6. Quyền nhận uỷ thác hoặc cơ quan trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tƣ, bao gồm cả quản lý tài sản và / hoặc vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

7. Cung cấp các dịch vụ về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, tƣ vấn đầu tƣ cho khách hàng.

8. Cung cấp dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.

2.3. Quỹ đầu tƣ

- Khái niệm. Quỹ đầu tƣ là định chế tài chính thực hiện việc huy động vốn của ngƣời tiết kiệm thông qua việc bán các chứng chỉ góp vốn. Quỹ này đặt dƣới sự quản trị chuyên nghiệp của các công ty quản lý quỹ và thực hiện đầu tƣ vào các chứng khoán vì lợi ích của các cổ đông. Thực chất đây là hình thức chung vốn đầu tƣ giữa các cá nhân và tổ chức nhằm tăng tính chuyên nghiệp của việc đầu tƣ, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro và các chi phí liên quan đến quá trình đầu tƣ.

- Mục tiêu. Mục tiêu của quỹ là tăng trƣởng vốn, do vậy trong quá trình hoạt động họ đặc biệt quan tâm đến việc phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu tƣ...

Ví dụ: Một số quỹ đầu tƣ tại Việt Nam hiện nay gồm Quỹ tập trung vào Private Equity (Ngân hàng Đầu tƣ Private Equity, Mekong Capital, Saigon Capital…); Quỹ tập trung vào công nghệ và đầu tư mạo hiểm ( IDG Venture Việt Nam, VinaCapital…); Quỹ tập trung vào bất động sản (Saigon Asset Management Corporation, Dragon Capital Việt Nam, Indochina Capital, Ireka Corporation Berhad, JSM Indochina, VinaCapital…); Quỹ tập trung vào cổ phần công cộng, các công ty cổ phần hoá (Saigon Asset Management Corporation, Bảo Tín Equity Fund, Quỹ Đầu tƣ Bảo Việt, BIDV-Việt Nam, Quỹ Dragon của Việt Nam, Tập đoàn tài chính Golden Bridge, Quỹ Manulife Việt Nam, Mekong Capital Việt Nam, Quản lý Quỹ Vietcombank…)

2.4. Quỹ hƣu trí

- Khái niệm. Quỹ hƣu trí là loại quỹ đƣợc thiết lập để thanh toán những khoản lợi

- Đặc điểm. Đặc điểm của quỹ hƣu trí là đầu tƣ vào một tài sản rất kém tính thanh khoản, đó là hợp đồng về tiền hƣu trí. Tài sản này không đƣợc đem sử dụng, dù chỉ là thế chấp một khoản tiền vay cho đến khi về hƣu. Tuy nhiên, lợi thế của quỹ hƣu trí là các khoản đóng góp này đƣợc phép đóng thuế chậm. Về thực chất, quỹ hƣu trí là một hình thức trả công của ngƣời chủ mà ngƣời làm công không bị đánh thuế cho đến khi rút số tiền này ra.

Quỹ hƣu trí hình thành từ những khoản đóng góp của những ngƣời lao động khi còn đang làm việc và đƣợc sử dụng để chi trả trợ cấp khi họ về hƣu hoặc mất sức lao đồng tạm thời.

- Nguyên tắc hoạt động. Huy động vốn trực tiếp theo định kỳ với một tỷ lệ nhất

định theo thu nhập của những ngƣời tham gia để trợ cấp và đầu tƣ vào các tài sản tài chính.

- Mục đích hoạt động. Mục đích hoạt động của quỹ hƣu trí nhằm đảm bảo một mức thu nhập ổn định cho ngƣời lao động khi về hƣu.

2.5. Công ty chứng khoán

- Khái niệm. Công ty chứng khoán là các thành viên của một hay nhiều Sở giao dịch chứng khoán, đồng thời cũng có thể là thành viên của các tổ chức kinh tế, xã hội khác. Công ty chứng khoán chính là những ngƣời vận hành thị trƣờng, tổ chức thực hiện các lệnh của khách hàng và cung cấp dịch vụ liên quan đến tất cả các giao dịch chứng khoán.

- Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty chứng khoán: môi giới chứng khoán cho khách hàng; lƣu ký chứng khoán; kinh doanh chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hƣởng chênh lệch giá; trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành; tƣ vấn đầu tƣ và quản lý danh mục đầu tƣ; thực hiện các dịch vụ ủy thác.

Nhờ có công ty chứng khoán hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, công ty đƣợc lƣu thông, buôn bán nhộn nhịp; qua đó, lƣợng vốn từ những nguồn nhỏ lẻ, phân tán trong dân chúng đƣợc huy động và biến thành những khoản đầu tƣ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Ngày nay, ranh giới giữa các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng đang ngày càng bị xóa nhòa do những thay đổi trong cơ cấu và xu hƣớng pha trộn các

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 59 - 65)