Bản chất của tín dụng ·············································································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 67)

I. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tín dụng ········································· ········

3.Bản chất của tín dụng ·············································································· ········

Để hiểu rõ bản chất của tín dụng cần phải nghiên cứu mối liên hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối liên quan của nó với quá trình tái sản xuất.

Ngƣời cho vay ( Ngƣời sở hữu vốn)

Ngƣời đi vay ( Ngƣời sử dụng vốn) Hoàn trả vốn gốc và lãi

(giá trị hàng hóa, tiền tệ) Cho vay (giá trị hàng hóa, tiền tệ)

Thực chất của tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay thông qua sự vận động giá trị vốn tín dụng, đƣợc biểu hiện dƣới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá trình vận động đó đƣợc thể hiện qua các giai đoạn sau:

- Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay

Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tƣ hàng hoá đƣợc chuyển từ ngƣời cho vay sang ngƣời đi vay, nhƣ vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng đƣợc chuyển sang ngƣời đi vay. Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường

vì trong quan hệ mua bán hàng hoá thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại4.

- Sử dụng vốn tín dụng

Sau khi nhận đƣợc giá trị vốn tín dụng, ngƣời đi vay đƣợc quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn những mục đích nhất định. Tuy nhiên, ngƣời đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, họ chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định. Nghĩa là xuất hiện trong thực tế sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng: ngƣời cho vay có quyền sở hữu nhƣng không có quyền sử dụng và ngƣời đi vay, họ có quyền sử dụng nhƣng lại không có quyền sở hữu.

Ví dụ:

1. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan hệ giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay là quan hệ điều hòa việc sử dụng vốn theo một kế hoạch do nhà nƣớc vạch sẵn. Nhƣ vậy, quan hệ tín dụng này mang tính chất hình thức chứ không thực sự thể hiện quan hệ cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả.

2. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quan hệ giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay là quan hệ trao đổi và chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên quan hệ ở đây hình thành trên cơ sở có cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi ích thu đƣợc và chi phí sử dụng vốn.

- Sự hoàn trả của tín dụng

Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ kinh doanh để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng đƣợc ngƣời đi vay hoàn trả lại cho ngƣời cho vay.

Nhƣ vậy hoàn trả của tín dụng là quá trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật chất của sự hoàn trả là sự vận động dƣới hình thái hàng hoá hoặc giá trị, tuy nhiên sự vận động đó không phải với tƣ cách là phƣơng tiện lƣu thông, mà với tƣ cách một lƣợng giá trị đƣợc vận động. Chính vì sự hoàn trả luôn luôn đuợc bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dƣới hình thức lợi tức, ngay cả trong điều kiện lạm phát sự hoàn trả về mặt giá trị cũng phải đƣợc tôn trọng thông qua cơ chế điều tiết bằng lãi suất. Do đó, hoàn trả tín dụng là đặc trƣng thuộc về bản chất vận động của tín dụng5.

II. Các hình thức tín dụng

4

Mác viết: “Đối với hàng hoá giản đơn, tức là hàng hoá với tƣ cách là hàng hoá thì ở trong một tay ngƣời mua và trong tay ngƣời bán, nó vẫn là một giá trị nhƣ thế chỉ dƣới hình thức khác nhau mà thôi. Ngƣời bán và ngƣời mua, cả hai đều có một giá trị nhƣ trƣớc, giá trị mà họ đã nhƣợng đi, ngƣời thứ nhất nhƣợng đi dƣới hình thái hàng hoá, ngƣời thứ hai nhƣợng đi dƣới hình thái tiền. Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận đƣợc giá trị, vì cũng chỉ một bên nhƣợng giá trị mà thôi” (Nguồn: Các Mác, Tư bản, quyển III, tập 2, NXB Sự Thật Hà Nội, 1978).

5 Mác viết: “Đem tiền cho vay với tƣ cách là một vật có đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động” (Nguồn: Các Mác, Tư bản, quyển III, tập 2, NXB Sự Thật Hà Nội, 1978).

1. Tín dụng thƣơng mại

Tín dụng thƣơng mại là các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những ngƣời sản xuất kinh doanh, đƣợc thực hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hoá.

Quá trình vận động của tín dụng thƣơng mại đƣợc thể hiện qua các sơ đồ sau:

Hình 5.2: Quá trình vận động của tín dụng thƣơng mại

Sơ đồ hình 5.2 cho thấy:

Giai đoạn 1: Người bán chịu chuyển giao cho ngƣời mua quyền sử dụng vốn (hàng hoá) trong một thời gian nhất định.

Giai đoạn 2: Đến thời hạn thanh toán, người mua chịu hoàn lại số vốn vay cho ngƣời bán dƣới hình thức thƣơng phiếu6.

Tín dụng thƣơng mại xuất phát từ những đặc điểm tuần hoàn, luân chuyển vốn khác nhau trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bởi thƣờng xuyên có sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tại một thời điểm, trong khi một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hàng hoá muốn bán thì một số khác lại muốn mua hàng hoá đó nhƣng chƣa có tiền. Trong trƣờng hợp này, ngƣời sản xuất muốn tiêu thụ đƣợc sản phẩm thì có thể bán chịu cho ngƣời mua. Ngƣời bán chuyển giao cho ngƣời mua quyền sử dụng vốn (hàng hoá) tạm thời trong một thời gian nhất định. Chính việc gia hạn thanh toán đã làm xuất hiện quan hệ tín dụng thƣơng mại.

Đến thời hạn hoàn trả, ngƣời mua hoàn lại số vốn vay cho ngƣời bán dƣới hình thức thanh toán. Trong trƣờng hợp này, lãi suất của tín dụng thƣơng mại đƣợc cộng trong giá cả hàng hóa và đƣợc xác định ngay tại thời điểm bán hàng.

Tín dụng thƣơng mại góp phần đẩy nhanh tốc độ lƣu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch do không phải qua khâu trung gian mà qua quan hệ trực tiếp giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay. Tuy nhiên, tín dụng thƣơng mại cũng bộc lộ những hạn chế nhất định nhƣ: Về quy mô, tín dụng thƣơng mại do các doanh nghiệp (ngƣời sản xuất kinh doanh hàng hóa) cung cấp và họ chỉ có thể cung cấp khối lƣợng tín dụng trong giới hạn khả năng vốn hàng hóa của mình. Về thời hạn cho vay, tín dụng thƣơng mại là tín dụng ngắn hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu vay dài hạn. Về phạm vi, tín dụng thƣơng mại chỉ đƣợc thực hiện dƣới hình thức hàng hóa, vì vậy phạm vi hoạt động của nó chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp có cung và cầu hàng hóa phù hợp nhau.

2. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là các quan hệ vay mƣợn vốn tiền tệ phát sinh giữa các ngân hàng với các chủ thể trong nền kinh tế.

Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Ngƣời bán chịu (DN sản xuất KD

hàng hóa)

Ngƣời mua chịu (DN sản xuất KD

hàng hóa) (2) Thƣơng phiếu

Hình 5.3: Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng

Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là trung gian tài chính trong quá trình đi vay và cho vay. Khác với tín dụng thƣơng mại (tín dụng đƣợc cung cấp dƣới hình thức hàng hóa), tín dụng ngân hàng đƣợc cung cấp dƣới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ, mà chủ yếu là bút tệ.

Ngày nay, tín dụng ngân hàng chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế và là một hình thức tín dụng quan trọng nhất trong mọi hình thức tín dụng.

3. Tín dụng Nhà nƣớc

Tín dụng Nhà nƣớc là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc và các chủ thể trong và ngoài nƣớc.

Trong quan hệ tín dụng này, Nhà nƣớc biểu hiện là ngƣời đi vay. Theo đó, Nhà nƣớc vay tiền của cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nhằm huy động vốn bù đắp khoản thâm hụt ngân sách.

Thông thƣờng Nhà nƣớc đi vay bằng cách phát hành chứng khoán Nhà nƣớc vào lƣu thông, kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trong các loại chứng khoán Nhà nƣớc thì trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các địa phƣơng, trái phiếu công trình và trái phiếu quốc tế là những công cụ tài chính dài hạn; tín phiếu kho bạc là công cụ tài chính ngắn hạn.

Tín dụng Nhà nƣớc có mức độ an toàn cao và các công cụ huy động vốn (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc) có độ thanh khoản cao. Đối với Nhà nƣớc, loại hình tín dụng này không những có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu Ngân sách Nhà nƣớc, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, điều hòa lƣu thông tiền tệ, thực hiện chính sách xã hội của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nếu mức độ huy động không hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng gây sức ép tăng lãi suất, khiến cho đầu tƣ của doanh nghiệp giảm xuống.

Các chủ thể

kinh tế

NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI Cho vay

Đi vay

Các chủ thể kinh tế

4. Tín dụng thuê mua

Tín dụng thuê mua là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa công ty tài chính với những ngƣời sản xuất kinh doanh dƣới hình thức cho thuê tài chính. Có 3 hình thức tín dụng thuê mua là:

Thuê vận hành hay gọi là thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Đặc trƣng cho thuê vận hành là thời hạn cho thuê rất ngắn so với thời gian sử dụng của TSCĐ; ngƣời cho thuê chịu trách nhiệm bảo dƣỡng và chịu những khoản rủi ro thiệt hại về tài sản cho thuê; trong quá trình thuê, ngƣời thuê có quyền hủy ngang hợp đồng. Khi hết hạn hợp đồng, ngƣời cho thuê là chủ sở hữu tài sản có thể bán tài sản đó hoặc gia hạn hợp đồng cho thuê nếu khách hàng có nhu cầu. Chi phí thuê theo hình thức này thƣờng cao nhƣng ngƣời đi thuê không chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dƣỡng.

Thuê tài chính hay còn gọi là thuê vốn là hình thức thuê tài sản trung và dài hạn. Theo hình thức này ngƣời cho thuê cam kết mua tài sản thiết bị theo yêu cầu của ngƣời thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Ngƣời thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã đƣợc thỏa thuận và không đƣợc hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn. Kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng: Bên thuê đƣợc chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai

Bài đọc thêm:

TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Ở Việt Nam hiện nay, vay nợ của Nhà nƣớc thực hiện chủ yếu dƣới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ do Bộ Tài chính phát hành. Trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây:

Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dƣới một năm, phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nƣớc và tạo nên thêm công cụ của thị trƣờng tiền tệ.

Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở lên, đƣợc phát hành nhằm mục đích huy động vốn theo kế hoạch Ngân sách Nhà nƣớc hàng năm đã đƣợc Quốc hội phê duyệt.

Trái phiếu đầu tư: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn một năm trở lên, bao gồm các loại nhƣ sau:

 Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện ngân sách đầu tƣ, theo kế hoạch đầu tƣ đã đƣợc Chính phủ phê duyệt nhƣng chƣa đƣợc bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch.

 Trái phiếu huy động vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tƣ phát triển hàng năm của chính phủ phê duyệt.

 Công trái là loại trái phiếu đƣợc phát hành theo mục tiêu đặc biệt đƣợc quốc hội phê duyệt.

Trái phiếu Chính phủ quốc tế: đƣợc phát hành ra thị trƣờng vốn quốc tế nhằm huy động vốn của nƣớc ngoài.

bên; bên thuê đƣợc quyền ƣu tiên mua lại với giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.

Bán và tái thuê là hình thức đặc biệt của phƣơng thức thuê tài chính. Đây là hình thức thuê mua mà doanh nghiệp (ngƣời thuê) bán tài sản của chính họ cho ngƣời cho thuê và đồng thời ngƣời bán thuê lại tài sản mà họ vừa bán trong khoảng thời gian nhất định.

Các hình thức tín dụng thuê mua giúp doanh nghiệp có thể hiện đại hoá sản xuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có còn hạn chế. Tuy nhiên, so với tín dụng ngân hàng thì tín dụng thuê mua có phạm vi hoạt động hẹp hơn. Mặt khác, chi phí mà ngƣời thuê phải chịu thƣờng rất cao.

5. Tín dụng quốc tế

Theo nghĩa hẹp, tín dụng quốc tế là quan hệ vay mƣợn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nƣớc đƣợc thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, cá nhân…

Theo nghĩa rộng, tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nƣớc, không phụ thuộc vào khối lƣợng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, đầu tƣ trực tiếp hay gián tiếp… Tuy nhiên bắt buộc phải có sự bù đắp hay hoàn trả trở lại.

Tín dụng quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể kinh tế của một quốc gia với các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng.

Đối tƣợng tín dụng quốc tế có thể là hàng hóa (dây chuyền sản xuất, thiết bị hàng hóa), cũng có thể là tiền tệ.

Tín dụng quốc tế có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khi mà nguồn vốn trong nƣớc còn hạn hẹp, giải quyết những khó khăn về tài chính và những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để mở rộng đầu tƣ vốn ra nƣớc ngoài, khai thác tài nguyên của các nƣớc khác, thực hiện chuyển giao những kỹ thuật công nghệ tiên tiến giữa các nƣớc với nhau, góp phần đẩy mạnh phân công lao động quốc tế.

Tuy nhiên, nguồn vốn này thƣờng bị động do phụ thuộc bởi các yếu tố từ bên ngoài. Ngoài những rủi ro tín dụng nói chung, tín dụng quốc tế còn bị ảnh hƣởng rủi ro tỷ giá, các điều kiện về chính trị, ngoại giao quốc tế.

III. Tín dụng ngân hàng

1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng 1.1. Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Bài đọc thêm:

PHÁT HÀNH 1 TỶ USD TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRÊN THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ

Phát hành trái phiếu Chính Phủ (TPCP) ra thị trƣờng quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu với nền kinh tế các nƣớc đang phát triển. Nguồn vốn huy động đƣợc sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển, đầu tƣ của Chính Phủ tuy nhiên, nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động đảo ngƣợc, tiêu cực và ảnh hƣởng tới an ninh tài chính quốc gia cả theo lý thuyết lẫn thực tế Việt Nam hiện nay.

Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trƣờng quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu đƣợc từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này đƣợc tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nƣớc, (ii) giao Bộ Kế hoạch&Đầu tƣ phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tƣ bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 67)