Đặc điểm ························································································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 74)

I. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tín dụng ········································· ········

1. Khái niệm và điểm của tín dụng ngân hàng ············································· ········

1.2. Đặc điểm ························································································· ········

Ngoài đặc điểm chung, của tín dụng, tín dụng ngân hàng còn có những đặc điểm riêng sau:

Về hình thức biểu hiện

Hoạt động của tín dụng ngân hàng đƣợc thực hiện dƣới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để tập trung đƣợc lƣợng vốn lớn từ nhiều chủ thể, cũng nhƣ phân phối đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng dƣới hình thái tiền tệ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Về vai trò trong quan hệ tín dụng ngân hàng

Ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm. Ngân hàng vừa thực hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động vốn, vừa thực hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối vay.

Về quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

Xuất phát từ đặc điểm tín dụng ngân hàng đƣợc cấp dƣới hình thái tiền tệ, giá trị của món tín dụng có thể không đồng nhất với giá trị mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trƣờng tín dụng ngân hàng trở thành loại hình tín dụng phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế; tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tƣ hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất, thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tƣ trung, dài hạn, đáp ứng các nhu cầu về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm TSCĐ... Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Tín dụng ngân hàng và tín dụng thƣơng mại có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Hoạt động của tín dụng thƣơng mại sẽ tạo cơ sở cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố hoặc tái chiết khấu. Đồng thời hoạt động của tín dụng ngân hàng góp phần khắc phục những hạn chế của tín dụng thƣơng mại, mở rộng cung cấp vốn cho các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện cho tín dụng thƣơng mại phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 74)