Bảo đảm tín dụng ···················································································· ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 80 - 83)

I. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tín dụng ········································· ········

4. Bảo đảm tín dụng ···················································································· ········

Hoạt động tín dụng của ngân hàng một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trƣớc khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân

9 Đảm bảo tín dụng hiện nay đƣợc thục hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 Về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng và nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178.

tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhƣng vẫn chƣa thể loại bỏ đƣợc rủi ro tín dụng. Do vậy, bảo đảm tiền vay có thể sử dụng nhƣ là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

4.1. Khái niệm bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

4.2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng

Bất kỳ một khoản tín dụng nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Trong khi đó ngân hàng kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn của ngƣời khác, nếu một khoản vốn đã cho vay nhƣng vì một lý do nào đó không thu hồi đƣợc nợ sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động, thậm chí có thể gây mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội vì tín dụng ngân hàng góp phần tài trợ, đầu tƣ cho các ngành. Vì vậy, vấn đề an toàn trong công tác tín dụng đƣợc đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng. Do đó bảo đảm tín dụng có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.

4.3. Các hình thức bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng nói chung có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm hình thức bảo lãnh của bên thứ 3.

4.3.1. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Vấn đề thế chấp tài sản bị chi phối bởi Luật đất đai và luật dân sự. Theo đó, có 2 loại thế chấp: Thế chấp bất động sản và thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.

Thế chấp bất động sản

Bất động sản là những tài sản không di dời đƣợc nhƣ nhà ở, cơ sở kinh doanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc sơ sở sản xuất kinh doanh. Giá trị tài sản thế chấp bao gồm giá trị tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức và các trái quyền có đƣợc từ bất động sản. Thế chấp bất động sản là việc bên đi vay sƣ̉ dụng bất động sản thuộc sở hƣ̃u của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa v ụ đối với bên cho vay.

Tất cả các bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng thế chấp vay vốn. Khi thế chấp hai bên, ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận định giá tài sản thế chấp và ký hợp đồng thế chấp có chứng nhận của phòng công chứng.

Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất

Ở Việt Nam đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý và thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, xã hội sử dụng ổn định lâu dài. Trong các chủ thể đƣợc giao đất hoặc cho thuê đất nói trên chỉ có cá

nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất đai làm tài sản thể chấp vay vốn ngân hàng.

4.3.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sở hữu hoặc loại cần đăng ký quyền sở hữu (xe cộ, phƣơng tiện vận chuyển…). Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố tài sản phải đƣợc giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.

Ví dụ: Cầm cố tài sản hữu hình (xe cộ, máy móc, hàng hóa, tàu biển, máy bay…); tiền trên tài khoản tiền gửi; giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thƣơng phiếu); bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu; bảo đảm bằng các khoản phải thu; quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố...

4.3.3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng mà giá trị tài sản đƣợc tạo ra từ một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

Đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay đƣợc áp dụng cho các trƣờng hợp sau: - Trƣờng hợp Chính phủ, thủ tƣớng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tƣợng vay.

- Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng đƣợc các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tƣ khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tƣ10.

4.3.4. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (ngƣời nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (ngƣời đƣợc bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà ngƣời đƣợc bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Bảo lãnh có thể chia thành hai loại chính: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.

- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

- Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trƣờng hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 80 - 83)