Phân loại vốn của doanh nghiệp ······························································ ········

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 38 - 40)

II. Vốn và quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp ····························· ········

2. Phân loại vốn của doanh nghiệp ······························································ ········

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể phân chia vốn kinh doanh trong trong doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Một số tiêu thức thƣờng đƣợc sử dụng để phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: căn cứ vào tính chất sở hữu, căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn, căn cứ vào hình thức tồn tại.

2.1. Phân loại theo tính chất sở hữu

Căn cứ vào tính chất sở hữu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay và chiếm dụng.

- Vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu bao gồm các loại vốn sau:

+ Vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu (vốn điều lệ). Đây là nguồn vốn do chính những ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp đầu tƣ khi thành lập doanh nghiệp. Tùy theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp mà nguồn vốn này đƣợc tạo lập theo những cơ chế huy động khác nhau.

Ví dụ: Đối với loại hình công ty cổ phần, vốn đóng góp ban đầu do các cổ đông đóng góp; đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đóng góp ban đầu do chủ các doanh nghiệp bỏ ra; đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nƣớc, vốn đóng góp ban đầu do Nhà nƣớc bỏ ra....

+ Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận bổ sung hằng năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này lệ thuộc vào quy mô lợi nhuận có đƣợc trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới. Khi cần mở rộng quy mô kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty có thể huy động tăng thêm vốn bằng cách mời gọi thêm các nhà đầu tƣ mới trong trong ngoài nƣớc. Phƣơng thức này làm tăng vốn nhanh cho doanh nghiệp, mặt khác có thể làm tăng thêm uy tín của doanh nghiệp nếu những nhà đầu tƣ mới là những công ty có tên tuổi trên thƣơng trƣờng. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ ban đầu phải phân chia lại quyền kiểm soát doanh nghiệp và lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tƣ mới.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm các quỹ của doanh nghiệp và thu nhập từ các công ty thành viên.

Ưu điểm vốn chủ sở hữu

+ Doanh nghiệp đƣợc chủ động trong đầu tƣ lâu dài, không bị áp lực về thời gian sử dụng.

+ Tạo ra năng lực tài chính mang lại sự an toàn, uy tín trong kinh doanh + Tạo ra khả năng để huy động, tiếp nhận các nguồn vốn khác.

- Vốn vay và chiếm dụng. Vốn vay và chiếm dụng là vốn doanh nghiệp chỉ đƣợc quyền sử dụng trong một thời gian nhất định và phải hoàn trả cho ngƣời sở hữu.

Vốn vay và chiếm dụng bao gồm các loại vốn sau:

+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời gian và quy mô giữa nhu cầu vốn và khả năng tài trợ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn. Phần thiếu hụt này chỉ có thể đƣợc giải quyết một cách kịp thời bằng nguồn vốn vay ngân hàng.

+ Tín dụng thương mại: Vốn tín dụng thƣơng mại đƣợc hình thành trong quan hệ mua bán chịu vật tƣ, hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là một loại tín dụng ngắn hạn, thƣờng đƣợc thực hiện giữa các doanh nghiệp với nhau khi có sự tín nhiệm và có quan hệ cung ứng thƣờng xuyên về vật tƣ, hàng hóa. Tín dụng thƣơng mại có vai trò quan trọng với sự phát triển doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lƣu động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp: tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, luật pháp cho phép các doanh nghiệp đƣợc quyền phát hành trái phiếu, nhằm huy động vốn trung, dài hạn. Tuy nhiên không phải trái phiếu nào cũng hấp dẫn đối với công chúng. Chỉ có những doanh nghiệp có uy tín, kinh doanh có hiệu quả thì mới có khả năng huy động đƣợc vốn thông qua kênh này.

+ Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp khác: Là những khoản vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian sau đó hoàn trả, thanh toán cho ngƣời sở hữu, với chi phí sử dụng vốn bằng không. Bao gồm: tiền lƣơng phải trả, bảo hiểm xã hội phải thanh toán, tiền thuế phải nộp, các khoản phải thanh toán khác...

2.2. Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn

Vốn cố định. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, vốn cố định thƣờng chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất vật chất thuộc lĩnh vực công nghiệp. Do vậy, vốn cố định phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ công nghiệp hóa của doanh nghiệp.

Vốn lưu động. Vốn lƣu động là giá trị của tài sản lƣu động phục vụ cho quá trình

sản xuất kinh doanh nhƣ: tiền mặt, những tài sản khác có thể chuyển thành tiền mặt, những khoản phải thu, những công cụ, dụng cụ và nguyên nhiên vật liệu đƣợc khấu hao trong thời hạn dƣới một năm. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lƣu động chuyển toàn bộ giá trị vào giá thành sản phẩm với thời gian chu kỳ vận động ngắn, Do vậy vốn lƣu động nhằm đáp ứng hoạt động liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Phân loại theo hình thức tồn tại

Vốn hữu hình. Vốn hữu hình đƣợc biểu hiện là những tài sản tồn tại dƣới hình

thái vật chất nhƣ tiền mặt, các loại giấy tờ có giá, mặt bằng kinh doanh, nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Vốn vô hình. Vốn vô hình đƣợc biểu hiện là những tài sản không có hình dạng vật chất, thƣờng tồn tại trong dài hạn và có giá trị đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp nhƣ: bản quyền phát minh sáng chế, những lợi thế thƣơng mại, tiếng tăm nhãn hiệu... Nếu nhƣ nguồn vốn hữu hình là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn vô hình có khả năng hỗ trợ tích cực, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)