Kinh nghiệm các nước trên thế giới về hạn chế rủi ro gian lận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 47)

kinh doanh dịch vụ thẻ

Đó là những kinh nghiệm và bài học chuyển từ thẻ mang công nghệ thẻ từ (PIN) sang thẻ mang công nghệ thẻ chip (EMV), số liệu phản ảnh gian lận trước và sau khi chuyển đổi thẻ tại các quốc gia mà tốc độ sử dụng thẻ thanh toán đứng đầu thế giới. EMV là một tiêu chuẩn toàn cầu cho thẻ thanh toán dựa trên công nghệ chip được thành lập vào năm 1994 bởi Europay International SA (được mua lại bởi MasterCard vào năm 2002). Ngày nay, tiêu chuẩn EMV được quản lý bởi EMVCo, là một liên doanh của MasterCard, Visa, JCB, American Express. Tính đến đầu năm 2011, có khoảng 1,2 tỷ thẻ EMV đã được triển khai trên toàn cầu cùng với 18,7 triệu thiết bị đầu cuối thanh toán được thẻ EMV.

Từ đầu những năm 1990, Hiệp hội dịch vụ thanh toán thẻ Anh (APACS), đã thành lập diễn đàn nhằm kêu gọi khuyến khích tất cả các tổ chức phát hành thẻ phát triển các sáng kiến trong việc phòng chống gian lận thẻ. Sau nhiều thử nghiệm thẻ chip EMV và mã PIN thành công vào giữa năm 1990, APACS quyết định triển khai chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ EMV chip và mã PIN vào năm 2002 cho tất cả các thẻ đang được các tổ chức thẻ ở Anh phát hành và đến đến cuối tháng 8 năm 2006, Vương quốc Anh đã gần như chuyển đổi 99,8% giao dịch thẻ được xác thực bằng EMV chip và mã PIN.

Để làm được điều đó, Chính phủ Anh và các hiệp hội thẻ đã đưa ra chính sách: Thay vì trước đây mọi tổn thất trong gian lận liên quan đến thẻ đều do các tổ chức thẻ gánh chịu; các ĐVCNT, cá nhân thẻ không phải chịu tổn thất. Để chuyển sang thẻ mang công nghệ EMV ngoài việc cấp thẻ mới cho chủ thẻ là việc các ĐVCNT phải thay đổi các thiết bị chấp nhận thẻ, dẫn đến tốn chi phí và các ĐVCNT không ai muốn thực hiện. Chính vì vậy, Tổ chức thẻ qui định kể từ 7 năm 2005, bất kỳ ĐVCNT nào không nâng cấp thiết bị chấp nhận thẻ để chấp nhận thẻ EMV phù hợp thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về gian lận tổn thất. Tổ chức thẻ sẽ chịu mọi gian lận nếu ĐVCNT đã nâng cấp thiết bị của mình để chấp nhận thẻ EMV, đây là một qui định dẫn đến việc thay đổi rất nhanh và rất thành công ở Anh khi chuyển từ thẻ từ sang thẻ EMV một cách toàn diện.

Kể từ khi thực hiện rộng rãi của EMV chip và mã PIN vào năm 2004, gian lận giả mạo giảm liên tục từ 218,8 triệu bảng Anh năm 2004, đến năm 2005 còn 135,9 triệu bảng giảm 62% so năm 2004, và các năm sau tiếp tục giảm năm 2010 tổn thất còn 67,4 triệu bảng giảm 151,4 triệu bảng Anh, giảm hơn 2 lần so năm 2004.

Biểu đồ 2.1 : Thiệt hại gian lận trên thẻ ngân hàng Anh

Nguồn: Financial Fraud Action UK, Fraud the Facts 2011

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 218,8

135,9

72,1 73 98,5 71,8 67,4

2.3.8.2. Kinh nghiệm ở Pháp

Pháp đã sớm áp dụng công nghệ thẻ chip. Từ giữa những năm 1980 đến 1987, tỷ lệ gian lận ở Pháp là rất cao đạt 0,27% trên lợi nhuận theo số liệu từ Groupement des Cartes Bancaires. Với tỷ lệ gian lận ngày càng tăng, các ngân hàng Pháp đã thực hiện áp dụng thẻ thông minh vào năm 1986. Đến năm 1992, tất cả các thẻ ngân hàng Pháp đã thay đổi bằng thẻ chíp dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong gian lận. Tỷ lệ gian lận thẻ thanh toán ở Pháp ban hành đã giảm xuống còn 0,03% trong năm 1995. Mặc dù mức độ gian lận thẻ là đã rất thấp, Pháp cũng theo Anh và bắt đầu chuyển sang thẻ EMV chip và mã PINvào năm 2002 với một số thử nghiệm. Tháng 10/2003 đã triển khai toàn nước pháp và hoàn tất vào cuối năm 2006

Kể từ năm 2004 và năm 2009 sau khi chuyển sang thẻ EMV chip và mã PIN, gian lận giảm điều qua các năm, so năm 2004 thì năm 2009 giảm hơn 35% từ 63,5 triệu Euro xuống còn 41 triệu Euro. Có thể thấy, kể từ khi chuyển thẻ sang EMV chip và PIN tỷ lệ gian lận ở Pháp giảm đáng kể.

Biểu đồ 2.2: Thiệt hại do gian lận thẻ tại Pháp

Nguồn: Financial Fraud Action UK, Fraud the Facts 2011

2.3.8.3. Kinh nghiệm ở Canada

Mặc dù tỷ lệ gian lận thẻ thanh toán của Canada là không cao so với tiêu chuẩn toàn cầu, trong những năm đầu 2000 các tổ chức phát hành thẻ ở Canada đã không đầu tư nhiều vào giám sát gian lận và các hệ thống phòng chống gian lận, đến năm 2006 theo thỏa thuận với các tổ chức thẻ Visa và MasterCard, Canada đồng ý kể từ năm 2006 sẽ chuyển sang chip và mã PIN nhằm giảm tỷ lệ ngày càng tăng của gian lận thẻ. Canada dự kiến việc chuyển đổi thẻ EMV chip và mã PIN dự kiến đến năm 2015 mới

2004 2005 2006 2007 2008 2009 63,5 59,2 59,1

45,4 44,5 41

million Euros

hoàn tất. Như các nước trên kể từ khi chuyển đổi tỷ lệ gian lận tại Canada giảm đi đáng kể thẻ tín dụng bị làm giả và bị đánh cắp thông tin giảm qua các năm.

Biểu đồ 2.3: Thiệt hại do gian lận thẻ tại Canada

Nguồn: Canadian Bankers Association

Như đã thấy theo thống kê của các Tổ chức thẻ Canada kể từ khi chuyển đổi thẻ sang công nghệ EMV chíp và mã PIN thiệt hại do thẻ giả, gian lận trong đánh cấp thông tin từ thẻ giảm từ 254 triệu CAD năm 2008 giảm điều từ năm 2009 và đến năm 2010 còn 171,5 triệu CAD giảm đi 33%.

2.3.8.4. Kinh nghiệm ở Úc

Trong những năm qua ÚC có tỷ lệ gian lận thẻ tương đối thấp. Tuy nhiên, với phong trào EMV chip và mã PIN được tiến hành ở nhiều nước Châu Âu và một số khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Hiệp hội thanh toán thẻ tại Úc (APCA) thực hiện chuyển đổi sang thẻ EMV chíp đầu tiên vào tháng 5 năm 2007 và thực hiện trong một số năm sau đó. Đến cuối năm 2008, khoảng 12% thẻ thanh toán tại Úc đã thay thế bằng công nghệ chip. Trong tháng 6 năm 2010, Hiệp hội thanh toán thẻ tại Úc (APCA) công bố chuyển sang thẻ chip EMV và mã PIN được tiến hành đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 và thay đổi đối với tất cả các thiết bị chấp nhận thẻ POS từ tháng 10 năm 2011 và hoàn thành vào năm 2014.

Với chuyển đổi sang EMV chip và mã PIN tại Úc vẫn còn trong giai đoạn thực hiện, theo (APCA) cho thấy việc chuyển đổi thẻ sang công nghệ EMV chip và mã PIN gian lận từ thẻ giả đã giảm đáng kể.

Kể từ khi chuyển sang thẻ EMV chip và mã PIN vào năm 2008 khi gian lận từ thẻ giả mạo gây tổn thất 56 triệu AUD giảm xuống 47,3 triệu AUD trong năm 2010

2008 2009 2010 245,4 199,6 171,5 million SCADS

giảm 15% là một con số đầy hứa hẹn, theo APCA ngoài các biện pháp khác như: bổ sung cho thanh toán trực tuyến an toàn sử dụng công nghệ 3D, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ chống gian lận, thì “công nghệ chip được chứng minh hiệu quả trong việc chống gian lận tại Úc trong dài hạn”.

Biểu đồ 2.4:Thiệt hại do gian lận thẻ tại Úc

Nguồn: Australian Payments Clearing Association

Tóm tắt chương 2 luận văn đã nêu lên những vấn đề chính bao gồm:

- Khái niệm, cấu trúc, phân loại thẻ, các tính năng của thẻ, các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ.

- Khái niệm về các loại rủi ro gian lận và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

- Tác giả đưa ra chỉ tiêu đo lường rủi ro gian lận, quy trình quản lý rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro gian lận.

- Các loại hình rủi ro gian lận trong phát hành thẻ, rủi ro gian lận trong nghiệp vụ chấp nhận thẻ trên POS/EDC, rủi ro gian lận trong nghiệp vụ chấp nhận thẻ trên ATM.

- Một số kinh nghiệm trong việc hạn chế rủi ro trong việc kinh doanh thẻ của một số ngân hàng trên thế giới ở các nước Anh, Pháp, Úc, Canada. Chương 2 luận văn đã trình bày lý luận tổng quan để làm cơ sở cho chương 3 phân tích thực trạng rủi ro, và tiến hành khảo sát một số khách hàng trong quá trình quản lý và sử dụng thẻ.

2006 2007 2008 2009 2010 32,7 38,2 55,9 55,3 47,3 million SCADS Tình hình thiệt hại thẻ ở Úc 2006-2010

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG RỦI RO GIAN LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤTHẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

3.1. Giới thiệu sơ lược về BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)