Đối với hoạt động thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 68)

Khi là thành viên của tổ chức thẻ (Visa, Master, Banknet, . . .) BIDV phải thanh toán thẻ của tất cả các thành viên phát hành, kể cả những thẻ được phát hành bởi các ngân hàng ở các nước được cảnh báo là tỷ lệ rủi ro, thẻ giả cao. Do vậy việc thanh toán thẻ không thể tránh khỏi rủi ro trong điều kiện nền kinh tế hội nhập của Việt Nam và bọn tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp.

Bảng 3.5: Giá trị giao dịch gian lận, tổn thất của BIDV ở mảng thanh toán thẻ

Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ BIDV

Với vai trò là ngân hàng thanh toán, tại BIDV đã xảy ra tổn thất sau: Năm 2013, tỷ lệ FSV mảng thanh toán thẻ trung bình của BIDV là 0.006%, nằm trong ngưỡng an

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 so 2011 Tăng/ giảm (+/-) 2013 so 2012 Tăng/ giảm (+/-) 1/ Việt Nam -Tổng giá trị giao dịch gian lận (USD). 134.564.506 105.728.817 109.178.071 - 28.835.689 (21,43) 3.449.254 3,26 - Tổng giá trị tổn thất thực tế (USD). 1.837.500 1.750.000 1.225.000 (87.500) (5) (525.000) (30,00) GTTT/GDGL (%) 1,37 1,66 1,12 - - - - 2/ BIDV -Tổng giá trị giao dịch gian lận (USD). 13.405.563 94.712 287.526 - 13.310.851 (141) lần 192.813 3 lần - Tổng giá trị tổn thất thực tế (USD). 23.810 14.286 10.278 (9.524) (40) (4.008) (28,05) GTTT/GDGL (%) 0,18 15,08 3,57 - - - -

toàn theo quy định các tổ chức thẻ quốc tế Visa. FSV của Việt Nam 0,038%.Tổng giá trị giao dịch gian lận thẻ (GDGL) ở mảng thanh toán thẻ năm 2013 của Việt Nam là 109.178.071 USD tăng 3,26% so năm 2012 tương đương 3.449.254 USD, trong khi đó tổng giá trị tổnthất thực tế (GTTT) năm 2013 của các tổ chức thanh toán thẻ tại Việt Nam là 1.225.000 USD giảm 30% so năm 2012 tương đương 525.000 USD và tỷ lệ tổn thất thực tế so tổng giá trị giao dịch gian lận từ năm 2010-2013 lần lượt là 1,37%; 1,66% :1,12%.Tổng giá trị giao dịch gian lận thẻ (GDGL) ở mảng thanh toán thẻ năm 2013 tại BIDV là 287.526 USD tăng gấp 3 lần so năm 2012 và thấp hơn rất nhiều so năm 2011 gấp 46 lần. Giá trị tổn thất thực tế năm 2013 tại BIDV là 10.278 USD giảm 28,05% tương đương 4.008 USD, mặc dù tổng giá trị giao dịch gian lận cao hơn nhiều lần so với năm 2012. Tỷ lệ giá trị tổn thất so với tổng giá trị giao dịch gian lận qua các năm 2011-2013 lần lượt là 0,18%; 15,08%; 3,57%. Nguyên nhân xảy ra tổn thất tại BIDV trong thời gian qua do:

- Đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS : Theo số liệu của Tổ chức thẻ quốc tế VISA và số liệu thống kê tại BIDV, loại hình Đơn vị chấp nhận thẻ chấp nhận thẻ giả (Counterfeit) là loại hình rủi ro chủ yếu phát sinh trong năm 2013 do tác động của xu hướng chung tại Việt Nam (các nhóm tội phạm người nước ngoài mang thẻ giả vào sử dụng tại Việt Nam/nhóm tội phạm trong nước tự sản xuất thẻ giả và thực hiện các giao dịch gian lận). Tổng số giao dịch gian lận qua POS là 144 giao dịch, tăng khoảng 30% so với năm 2012. Tuy nhiên, tổng giá trị chỉ chiếm khoảng 77% so với năm 2012. Trong năm 2013, tội phạm tấn công chủ yếu vào các loại hình ĐVCNT như kinh doanh khách sạn, du lịch; phần mềm, máy tính và thiết bị máy tính (trong năm 2012, các loại hình ĐVCNT bị tội phạm tấn công chủ yếu là ĐVCNT kinh doanh điện thoại, đồ điện gia dụng, kinh doanh bán lẻ và dịch vụ giải trí.). Như vậy, có thể thấy tội phạm thường có xu hướng tấn công vào các ĐVCNT kinh doanh các thiết bị máy tính, điện thoại, điện tử.

- Đối với hoạt động thanh toán thẻ qua ATM: Về mặt thanh toán thẻ, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị trường điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Cùng với sự cảnh báo kịp thời từ các Tổ chức thẻ quốc tế, BIDV đã tăng cường công tác giám sát hoạt động của các ĐVCNT,

kết quả là đã phối hợp được với công an bắt được một số tội phạm giả mạo thẻ tại các địa điểm trọng điểm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Biểu đồ 3.12: Top 10 loại hình MCC thường bị tội phạm tấn công tại BIDV

Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ BIDV

+ Theo thống kê tại BIDV, trong năm 2013, phát sinh loại hình gian lận ATM bị tấn công để lấy tiền/phá hoại máy ATM (ATM Attacks) gồm 03 trường hợp. Tuy nhiên, chỉ có thiệt hại về tài sản (máy ATM), không gây tổn thất về tiền trong máy ATM.

+ Loại hình gian lận ATM bị tấn công để đánh cắp dữ liệu (ATM Skimming) có xu hướng giảm sau khi các ngân hàng triển khai đồng loạt các biện pháp chống đánh cắp dữ liệu, lắp đặt camera giám sát tại các địa điểm đặt máy ATM và cài đặt hệ thống báo động tại ATM từ cuối năm 2011, đầu năm 2012. Tuy nhiên, sang đến Quý II/2013 loại hình này đã xuất hiện trở lại và kẻ gian tấn công cả những ATM đã được trang bị thiết bị chống đánh cắp dữ liệu và chương trình chống đánh cắp dữ liệu.

+ Loại hình chấp nhận thẻ giả trên ATM (Counterfeit) có xu hướng gia tăng mạnh. Trong đó, tỷ lệ giá trị tổn thất/ tổng giá trị gian lận khoảng 4%, phát sinh từ các giao dịch gian lận từ thẻ Maestro trên ATM do BIDV chưa triển khai chấp nhận EMV trên ATM. Do đó, BIDV phải chịu tổn thất đối với các giao dịch này, chiếu theo quy định về Chip Liability Shift có hiệu lực từ tháng 04/2013 của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard. Đối với sự gia tăng đột biến về số lượng thẻ giả trên ATM, BIDV cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường Việt Nam, là điểm tấn công của tội phạm với nguyên nhân chủ yếu do công nghệ nghệ lạc hậu (chưa chấp nhận thẻ Chip trên ATM) trong khi nhiều quốc gia trong khu vực, tại các khu vực khác đã chuyển đổi công nghệ trong năm 2013, ngoài ra các quy định pháp luật trong xử lý các đối tượng

17,65% 15,75% 11,00% 10,54% 9,78% 6,94% 5,38% 4,78% 3,98% 14,20%

Top 10 loại hình MCC thường bị tội phạm tấn công tại BIDV

Các điểm dịch vụ giải trí Dịch vụ du lịch, lữ hành Cửa hàng điện tử, điện máy Chuỗi nhà hàng k/s cao cấp Cửa hàng máy tính, linh kiện, . . . K/sạn, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc Cửa hàng ăn uống, nhà hàng khác Thiết bị viễn thông, điện thoại…. Shop quần áo, hàng lưu niệm . . . . Các lĩnh vực khác

tội phạm này còn lỏng lẻo, có nhiều kẽ hở (nhiều tội phạm được tại ngoại sau thời gian giam giữ theo quy định). Đây là các nguyên nhân chủ yếu, lý giải cho gia tăng gian lận trên máy ATM (Counterfeit) trong năm 2013.

Nhìn chung, rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ phát sinh trong suốt quá trình từ khi phát hành đến trong quá trình sử dụng, bảo quản cho đến khi đóng tài khoản thẻ. Tổn thất thực tế trong những năm gần đây tại BIDV luôn nằm trong tầm kiểm soát mặc dù tổng giá trị giao dịch gian lận không giảm và có có xu hướng tăng lên do các nguyên nhân sau:

Tổng số giao dịch gian lận tăng nhẹ nhưng giá trị rủi ro giảm là do nhận thức về an toàn bảo mật dữ liệu thẻ, khả năng nhận biết phát hiện tội phạm của các ĐVCNT tăng, khiến tội phạm phải thay đổi mục tiêu tấn công.

Trước sự gia tăng đột biến các giao dịch giả mạo thẻ do ngân hàng phát hành, Trung Tâm thẻ BIDV đã thành lập Phòng quản lý rủi ro, kiểm soát gian lận trực thuộc Trung Tâm Thẻ. Hàng ngày, Phòng tổ chức việc chấm giao dịch cấp phép nhằm phát hiện các giao dịch có dấu hiệu giả mạo, tiến hành khoá thẻ và phát hành thay thế thẻ miễn phí cho các chủ thẻ đi các nước đang xảy ra nhiều giao dịch giả mạo như Thái Lan, Malaysia, Singapore… cũng như có những khuyến cáo sử dụng thẻ an toàn tư vấn cho khách hàng.

Để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thẻ được hiệu quả, ngày 30/9/2010, Hiệp hội thẻ Việt Nam và các ngân hàng thành viên đã ra mắt Tiểu ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội thẻ Việt Nam.Tiểu ban quản lý rủi ro được thành lập với tư cách là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, chuyên trách về công tác quản lý rủi ro ở cấp độ liên ngân hàng nhằm đảm bảo các hoạt động quản lý rủi ro thẻ được cập nhật và chia sẻ thường xuyên giữa các ngân hàng, góp phần hạn chế rủi ro, tăng cường hiệu quả kinh doanh thẻ. BIDV tham gia vào Tiểu ban quản lý rủi ro, cùng các ngân hàng trong nước phối hợp phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)