Kiến nghị đối với Bộ Công An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99)

- Bộ Công an cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng quy chế trong việc phối hợp, trao đổi thông tin, nhật ký giao dịch, dữ liệu, . . . phục vụ công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao.

- Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nên phối hợp với Hội thẻ Việt Nam và Tiểu ban phòng, chống rủi ro thiết lập kênh trao đổi định kỳ hàng tháng, hàng quý về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm trong thanh toán điện tử đề ra các biện pháp, giải pháp phòng ngừa kịp thời.

- Bộ Công an kiến nghị Quốc hội sớm đưa vào chương trình xây dựng Luật an ninh thông tin để làm cơ sở hành lang pháp lý cho việc triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và đấu tranh phòng chống tội phạm mạng trong thời gian sắp tới.

4.3.6. Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

- Phối hợp với Bộ Công an, NHNN và các Bộ ngành khác tổ chức thực hiện các biện pháp việc trao đổi thông tin, tiến hành thanh tra, kiểm tra phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.

- Phối hợp với Bộ Công an và các Bộ ngành khác, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

- Qui định chi tiết về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong việc bảo quản, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử về người sử dụng dịch vụ công nghệ cao để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Tóm tắt chương 4: Với những giải pháp đưa ra và những kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Hy vọng rằng trong tương lai BIDV sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất cũng như phi vật chất nhằm mang lại hiệu quả cao. Hướng tới mục tiêu đưa BIDV thành một tập đoàn tài chính đa năng trong thời gian tới. Mặt khác góp phần phát triển hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng hiện đại và an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Rủi ro gian lận luôn gắn liền với mọi hoạt động, mọi giai đoạn phát triển của ngân hàng thương mại. Khi rủi ro xảy ra nó không chỉ gây tổn thất cho ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín, kết quả kinh doanh của ngân hàng thậm chí có thể đưa ngân hàng thương mại đến tình trạng phá sản. Chúng ta không muốn rủi ro, gian lận, ngại gặp rủi ro, gian lận, nhưng chúng ta phải luôn đối mặt với rủi ro. Chính vì vậy, nhận thức được rủi ro, có hiểu biết sâu sắc về rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải có vai trò quan trọng trong việc hạn chế, phòng ngừa, quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV nói riêng.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo công tác tại trường Đại học Tài chính - Marketing, Ban Lãnh đạo BIDV Trà Vinh, đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo rất tận tình của TS. Phạm Quốc Việt cùng các Anh/Chị công tác tại Trung tâm thẻ BIDV, các đồng nghiệp công tác tại BIDV Trà Vinh.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, nhận định và đề xuất các giải pháp nhưng chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, thiếu sót, các thông tin chưa cập nhật đầy đủ, việc khảo sát tác giả chỉ thực hiện ở phạm vi chỉ trong tỉnh Trà Vinh, cho nên mức độ chính xác chưa được tuyệt đối. Vì vậy, việc xác định các nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan chưa mang tính thực tế cao. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và những người quan tâm để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn, có tính thực tiễn cao hơn, đóng góp một phần vào việc hoàn thiện và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng của BIDV nói riêng và thị trường thẻ Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A/ Tài liệu trong nước

1. BIDV (2013), Quản lý rủi ro tác nghiệp (Ban hành kèm theo Qui định số 4555/QĐ- QLRRTT ngày 01 tháng 08 năm 2013 của BIDV), Hà Nội.

2. BIDV (2009-2013), Báo cáo thường niên.

3. BIDV (2013), Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 1234/QĐ-HĐQT ngày 01 tháng 08 năm 2013 của BIDV), Hà Nội.

4. BIDV (2013), Chiến lược phát triển BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22 tháng 8 năm 2012), Hà Nội.

5. Đào Quốc Tính (8/2013), “Giải pháp thanh tra, giám sát và quản trị rủi ro thông qua áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại”, Tạp chí ngân hàng (số 16), trang 33- 35.

6. Đỗ Thảo (2013), “Các giải pháp phòng ngừa rủi ro đối với dịch vụ Internetbanking”, Bản tin rủi ro tác nghiệp và phòng chống rửa tiền (số 26), trang 6-7. 7. Đỗ Thị Thảo (3/2013), “Nhận diện rủi trong hoạt động ngân hàng điện tử”, Bản tin rủi ro tác nghiệp và phòng chống rửa tiền (số 5), trang 6-7.

8. Hoàng Việt Trung và Nguyễn Thị Thúy (7/2013), “Giải pháp cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng (số 13), trang 1-6.

9. Nguyễn Anh Tuấn (1/2013), “Thanh toán thẻ qua POS- xu thuế nhưng tràn đầy rủi ro”, Bản tin rủi ro tác nghiệp và phòng chống rửa tiền (số 4), trang 7.

10. Nguyễn Huỳnh Như và Phạm Văn Ơn (3/2011), “Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam. Công nghệ ngân hàng (số 60), trang 26-29.

11. Nguyễn Tấn Vinh (9/2009), “Cùng bàn giải pháp phát triển dịch vụ thẻ”, Đầu tư và phát triển (số 156), trang 18-19.

12. Nguyễn Thị Kim Thảo (2/2013), “Tiêu dùng thông minh với thẻ tín dụng Visa, Bản tin rủi ro tác nghiệp và phòng chống rửa tiền (số 5), trang 6-7.

13. Phan Dũng (8/2010), “Thẻ thông minh giải pháp mới cho dịch vụ thẻ”, Đầu tư phát triển (số 166), trang 24-25.

14. Hà Thị Anh Đào (2009), Luận văn thạc sĩ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Viettinbank. Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB thống kê, Trường đại học Mở TP HCM.

16. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB thống kê, Trường đại học kinh tế TP HCM.

17. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội, Trường đại học kinh tế TP HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Trần Hoàng Ngân (2007), Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ ngân hàng, NXB thống kê, Trường đại học kinh tế TP HCM.

19. Trung tâm thẻ BIDV (2013), Quy chế nghiệp vụ thẻ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-HĐQT ngày 03 tháng 07 năm 2013 của BIDV), Hà Nội.

20. Trung tâm thẻ BIDV (2013), Quản lý rủi ro gian lận trong hoạt động thẻ (Ban hành kèm theo Qui định số 5981/QĐ-TTT ngày 01 tháng 10 năm 2013 của BIDV), Hà Nội. 21. Trung tâm thẻ BIDV (2013), Tổng hợp tình hình rủi ro gian lận thẻ trong 6 tháng đầu năm 2013 (Ban hành kèm theo Công văn số 5495 /CV-TTT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của BIDV), Hà Nội.

22. Trung tâm thẻ BIDV (2012), Tổng hợp tình hình rủi ro gian lận thẻ trong năm 2012 (Ban hành kèm Công văn số 357 /CV-TTT ngày 23 tháng 01 năm 2013), Hà Nội. 23. Trung tâm thẻ BIDV (2011), Hướng dẫn kiểm soát gian lận hoạt động thẻ (Ban hành kèm Công văn số 13/CV-TTT2 ngày 05 tháng 01 năm 2011 của BIDV), Hà Nội. 24. TS. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội.

25.TS. Phạm Anh Tuấn (2011), “Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ”, Thị trường tài chính tiền tệ (329), trang 6-7.

B/ Tài liệu nước ngoài

1.Anneke Kosse, (2012). “Do ewspaper articles on card fraud affect debit card usage”, DNB working paper, [online] Available at:<http://www.dnb.nl/binaries/working %20Paper %20339_tcm46-269083.pdf>[Accessed March 2012].

2.Borio, C.and Lowe, P. (2002), “Assessing the risk of banking crises”, BIS Quarterly Review, December, pp 43–54.

3.Douglas King (2002), “Chip and PIN success and challenges in reducing fraud” Federal Reserve Bank of Atlanta [online] Available at:<http://www.frbatlanta.org /documents/rprf/rprf_pubs/120111_wp.pdf> [Accessed January 2012].

4.Irina Sakharova and Latifur Khan (2011), Payment Card Fraud Challenges and Solutions Department of Computer Science, Available at:<http://www.utdallas.edu/~bxt04

5.Kim,M. & Kim, T. (2002), A Neural Classifier with Fraud Density Map for Effectiv e Credit Card Fraud Detection, Proc. Of IDEAL 2002, 378-383.

6.Lei SUN, Ying-jun SUN. A. (2012), Analysis on China's Credit Card Risk Management and Preventive Measures Based on Game Theory. Worldsciencepublisher. org

7.Shenbagavalli, A., Shanmugapriya, R., and Lokeshwara Chowdary,Y.,“Risk Analysis of Credit Card Holders”, Economics and Finance, Vol. 3, No. 3, June 2012. 8.Tej Paul Bhatla, Vikram Prabhu & Amit Dua (2003), “Understanding Credit Card Frauds”.[online]Availableat:<http://www.popcenter.org/problems/credit_card_fraud /PDFs/Bhatla.pdf>[Accessed June 2003].

9.Wheeler, R. & Aitken, S. (2000), “Multiple Algorithms for Fraud Detection”. Knowl edge-Based Systems, 13; 93-99.

10.Zaslavsky, V., Strizhak, A. (2006). “Credit card fraud detection using self- organizing maps”, Information and Security, 18; 48-63.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99)