4.3.2.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)
Qua bảng 4.21, nhìn chung tổng nợ quá hạn có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2012, nợ quá hạn tăng 5.700 triệu đồng, tăng 603,17% so với năm 2011, đến năm 2013, nợ quá hạn giảm 3.369 triệu đồng tƣơng ứng giảm 50,70% so với năm 2012. Ta đi phân tích các loại hình doanh nghiệp có phát sinh nợ quá hạn của ngân hàng để biết rõ đƣợc nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định trên.
Bảng 4.21: Nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 0 0 0 0 0 0 - - - - TNHH 945 100,00 945 14,22 76 2,32 0 0,00 - 869 - 91,96 CTCP 0 0 0 0 0 0 - - - - Cá thể 0 0 5.700 85,78 3.200 97,68 - - - 2.500 - 43,86 Tổng 945 100 6.645 100 3.276 100 5.700 603,17 - 3.369 - 50,70 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Loại hình này có đặc điểm là chịu trách nhiệm hữu hạn hay nói cách khác chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Vì vậy khi giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ trả nợ thì chủ sở hữu không có trách nhiệm trả nợ thay cho doanh nghiệp. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ nếu nhƣ giá trị tài sản bị sụt giảm so với giá trị ban đầu. Năm 2012, nợ quá hạn không có sự tăng giảm, vẫn là 945 triệu đồng, đến năm 2013, giá trị của nợ quá hạn chỉ còn 76 triệu đồng, giảm 869 triệu đồng tƣơng ứng giảm đi 91,96% so với năm 2012. Kết quả này nhờ vào các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp khai thác khách hàng, trực tiếp gặp để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn. Trƣờng
64
hợp xấu nhất, khách hàng hoàn toàn không thể phục hồi thực trạng kinh doanh thì phía cán bộ tín dụng của ngân hàng áp dụng các biện pháp nhƣ tìm kiếm khách hàng thỏa thuận mua tài sản cho đơn vị doanh nghiệp quá hạn nợ, cố gắng làm sao để giá trị còn lại của tài sản là cao nhất nhằm đảm bảo cho ngân hàng thu hồi đƣợc nợ đồng thời giúp đƣợc phần nào cho khó khăn của doanh nghiệp, sau các biện pháp đã thực hiện mà vẫn không thể giải quyết đƣợc thực trạng khó khăn thì ngân hàng mới tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ, vì đến bƣớc này thƣờng phát sinh nhiều chi phí có liên quan nên ngân hàng hoàn toàn không hy vọng phải phát mãi tài sản của doanh nghiệp.
Cá thể: Nợ quá hạn của cá thể chỉ phát sinh ở 2 năm 2012 và 2013. Năm 2012, giá trị nợ quá hạn là 5.700 triệu đồng, đến năm 2013 giá trị nợ quá hạn giảm 2.500 triệu đồng tƣơng ứng giảm 43,86% so với năm 2012. Đối với loại hình này, khi điều kiện kinh tế thay đổi, khó khăn thì cá nhân, hộ gia đình vay vốn kinh doanh với khả năng quản lý yếu kém, không trụ vững với biến động kinh tế nên tạo ra những khoản nợ quá hạn đối với ngân hàng. Vì thế, phía ngân hàng vì luôn quan tâm khách hàng của mình, đồng thời cũng muốn thu hồi đƣợc nợ nên đã cố gắng hỗ trợ hết những gì có thể cho khách hàng để họ vƣợt qua thời gian khó khăn, tạo đƣợc thu nhập để có thể trả đƣợc nợ đã quá hạn cho ngân hàng.
4.3.2.2 Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.22: Nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch 6T/2014-6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 0 0 0 0 - - TNHH 76 1,63 0 0 - - CTCP 0 0 0 0 - - Cá thể 4.600 98,37 2.800 100,00 - 1.800 - 39,13 Tổng 4.676 100 2.800 100 - 1.876 - 40,12 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phát sinh nợ quá hạn trong 6 tháng đầu năm 2013, 76 triệu đồng phát sinh ấy cũng chính là nợ quá hạn của loại hình này trong cả năm 2013. Nhƣ ta đã biết, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động hiện tại thì các doanh nghiệp thƣờng gặp hạn chế trong công tác kế toán, nhƣ là kế toán chi phí thì chƣa đủ khả năng thực hiện chuyên nghiệp, chƣa ghi chép, cập nhật số liệu một cách chân thực, rõ ràng. Vì thế, khi các cán bộ ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phục vụ cho việc thẩm định, phân
65
tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng đƣa ra đánh giá lệch lạc, thiếu chuẩn xác. Chính vì khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ thế nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay mà chỉ tập trung vào thu hồi nợ, các khoản nợ quá hạn với các doanh nghiệp mà ngân hàng từng khó khăn trong việc thu hồi, do đó giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn đối với loại hình doanh nghiệp này đã không phát sinh thêm. Một loại hình khác qua bảng số liệu có nợ quá hạn chính là cá thể, với xu hƣớng là giảm đi sau 6 tháng đầu năm 2014, giảm 1.800 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 39,13% so với cùng kỳ năm 2013. Nhƣ đã phân tích trên, đối với loại hình này ngân hàng luôn quan tâm sát sao hơn vì những yếu kém tồn tại từ trong cách quản lý, sử dụng vốn và các kế hoạch kinh doanh chƣa thật sự khả quan của họ. Việc nợ quá hạn của loại hình này giảm đi một phần nhờ vào sự hỗ trợ, tìm hiểu khó khăn thực tế, tƣ vấn từ cán bộ tín dụng của ngân hàng nên khách hàng đã có thể vƣợt qua đƣợc khó khăn và trả đƣợc nợ, mặt khác khi không thể trở mình đƣợc với thực trạng kinh tế thì ngân hàng cũng đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm ngƣời mua để thỏa thuận về giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng, nhằm giúp cho ngân hàng thu đƣợc nợ đã quá hạn, và giúp khách hàng vƣợt qua phần nào khó khăn đang đối mặt.