3.5.1 Thuận lợi
- Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về vốn ngày
càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
- Ngân hàng đƣợc sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng,
các ban ngành, đoàn thể để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình cho vay, thu hồi nợ và xử lý nợ vay quá hạn.
- Ngân hàng luôn đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng cấp trên cùng
với sự nhạy bén của lãnh đạo ngân hàng nên qua nhiều năm hoạt động ngân hàng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và chỉ tiêu mà ngân hàng cấp trên đề ra.
- Với mặt bằng trụ sở hiện tại của ngân hàng rất thuận lợi cho khách
hàng đến giao dịch. Trụ sở của chi nhánh đặt ngay trung tâm thành phố Long Xuyên, đây là trung tâm kinh tế lớn nhất của tỉnh An Giang.
- Thể thức huy động vốn linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
nên lƣợng vốn huy động đƣợc ngày càng tăng.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, vui vẻ, tận tình với khách hàng, luôn tạo
dựng đƣợc lòng tin cho khách hàng, ngày càng đƣợc trƣởng thành từ hoạt động thực tiễn, rút ra nhiều bài học quý giá trong kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng.
- Đoàn kết nội bộ từ cán bộ đến nhân viên của ngân hàng thành một khối
thống nhất, giữ gìn trong sạch phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng đƣợc ban hành
30
Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trƣờng trong nhiều năm qua. Song, bên cạnh những thuận lợi đó còn có những khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.
3.5.2 Khó khăn
- Với xu thế mở cửa trong hoạt động ngân hàng, SHB sẽ gặp thách thức
không nhỏ khi đối thủ là những ngân hàng có nguồn vốn mạnh và nhiều kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng. Hiện nay SHB An Giang đang nằm trong thế cạnh tranh gay gắt với nhiều ngân hàng đóng trên địa bàn nhƣ: Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, Ngân hàng Á Châu,…
- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ
nhân viên ngân hàng nói chung.
- Giá cả nông sản – thủy sản thay đổi thất thƣờng gây bất lợi cho ngƣời
sản xuất, ảnh hƣởng đến công tác thu nợ vay.
- Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Long Xuyên phần
lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, không đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng. Mặt khác, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chƣa bị bắt buộc kiểm toán nên ngân hàng khó đánh giá đúng thực chất hoạt động của đơn vị.
3.5.3 Định hƣớng phát triển
3.5.3.1 Tầm nhìn
SHB phấn đấu đến năm 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lƣới rộng trên toàn quốc và quốc tế, mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lƣợng dịch vụ cao. Đến năm 2020 trở thành tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.
3.5.3.2 Chiến lược phát triển
- Luôn xây dựng chiến lƣợc phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có
tính định hƣớng dài hạn với chiến lƣợc cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hƣớng tới thị trƣờng và khách hàng.
- Hệ thống quản lý rủi ro đƣợc xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn
hệ thống, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động đƣợc an toàn, bền vững.
31
- Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống.
Xây dựng chiến lƣợc quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành xuyên suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn hệ thống SHB.
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trƣởng lợi nhuận từ dịch vụ, tổng
lợi nhuận qua các năm với nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến.
- Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cổ đông, các nhà đầu tƣ vì một
SHB Thịnh Vƣợng.
3.5.3.3 Giá trị cốt lõi
Lợi ích cổ đông
- SHB luôn cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển an
toàn bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông.
- SHB không ngừng tăng trƣởng, đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông,
các nhà đầu tƣ vì một SHB Thịnh Vƣợng.
Trọng tâm là khách hàng
- SHB luôn am hiểu, hƣớng tới khách hàng và thị trƣờng với phong cách
phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại.
- SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ hiện đại,
đa dạng tiện ích, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả, có sự khác biệt và tính cạnh tranh cao.
Coi trọng phát triển đội ngũ nhân viên
- SHB trẻ trung, năng động, môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, tin cậy
- Phát triển và tự hào bản sắc văn hóa SHB sáng tạo, đoàn kết, tạo cơ hội
phát triển cho tất cả mọi ngƣời, tôn vinh những cá nhân có thành tích tốt.
Liêm chính và minh bạch
- SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động
trên toàn hệ thống.
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, kiểm
toán kiểm soát nội bộ.
Không ngừng đổi mới
- SHB luôn xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh, tạo sự khác biệt, không
32
Giá trị thƣơng hiệu
- SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, có bản sắc riêng, có uy tín
và vị thế trong nƣớc và quốc tế.
- Thƣơng hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của cán bộ nhân viên
33
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐƢA RA CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI
CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH AN GIANG HÀ NỘI CHI NHÁNH AN GIANG
4.1.1 Nguồn vốn ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013)
Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động đƣợc dùng để đầu tƣ, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn sẽ chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Nguồn vốn tại SHB An Giang đƣợc hình thành từ 2 nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, chủ yếu phần lớn nguồn vốn đƣợc tạo nên từ vốn huy động, vì thế hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác nhƣ cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Tuy hoạt động huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhƣng đây là hoạt động rất quan trọng, không có hoạt động này xem nhƣ không có hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Ta phân tích bảng số liệu dƣới đây để xem xét việc hình thành nguồn vốn cũng nhƣ hoạt động huy động vốn tại SHB An Giang giai đoạn 2011-2013 diễn ra nhƣ thế nào.
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 707.301 1.119.477 1.720.740 412.176 58,27 601.263 53,71
Vốn điều chuyển 219.944 430.289 750.993 210.345 95,64 320.704 74,53
Tổng nguồn vốn 927.245 1.549.766 2.471.733 622.521 67,14 921.967 59,49
Nguồn: Phòng kế toán SHB An Giang.
Qua bảng 4.1, nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trƣởng khá ổn định, cụ thể năm 2012 tổng vốn nguồn đạt giá trị là 1.549.766 triệu đồng, tăng 622.521 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 67,14% so với năm 2011, đến năm 2013 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng thêm 921.967 triệu đồng, tức tăng 59,49% so với năm 2012. Qua đó thấy đƣợc hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, theo hƣớng ngày càng mở rộng hơn để đáp
34
ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ đa dạng của khách hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vốn huy động: Đối với SHB An Giang việc huy động vốn đƣợc hình thành chủ yếu từ hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của ngân hàng có xu hƣớng tăng trƣởng ổn định qua 3 năm, năm 2012 và 2013 có tốc độ tăng trƣởng so với năm trƣớc đó lần lƣợt là 58,27% và 53,71%. Nhờ vào lãnh đạo ngân hàng luôn đƣa ra biểu lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ, ngân hàng không ngừng mở rộng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa các hình thức thích hợp để huy động vốn, bên cạnh là các chƣơng trình quà tặng, chăm sóc khách hàng, đối với các khách hàng gửi những khoản tiền lớn chi nhánh sẽ điều xe đến nơi để nhận tiền cho khách hàng, cùng với thái độ chuyên nghiệp, nhiệt tình hỗ trợ của cán bộ, nhân viên ngân hàng, tất cả các yếu tố ấy đã tạo nên uy tín cho ngân hàng đồng thời có đƣợc sự tin tƣởng từ khách hàng, và một khi xây dựng đƣợc điều này thì việc mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng cần vốn đối với ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Vốn điều chuyển: Là nguồn vốn mà chi nhánh ngân hàng sẽ vay thêm hoặc chuyển về Hội sở khi thiếu hoặc thừa vốn. Thƣờng thì các chi nhánh ngân hàng luôn tham gia trong hệ thống vốn điều chuyển dù là thừa hay thiếu vốn tùy theo cơ chế quản lý vốn tập trung của ngân hàng để vừa đảm bảo tính thanh khoản, đảm bảo khả năng sinh lời cũng nhƣ tiết kiệm chi phí. Nhìn chung vốn điều chuyển tại SHB An Giang có xu hƣớng tăng lên, tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn khá cao trên dƣới 30% qua 3 năm, với việc sử dụng vốn điều chuyển với xu hƣớng nhƣ trên sẽ khiến chi nhánh giảm đi phần nào trong lợi nhuận. Tuy vậy trong hoạt động ngân hàng thì luôn chứa đựng nhiều rủi ro vì thế không thể cứng nhắc trong việc huy động hay điều chuyển vốn, cần linh hoạt cho phù hợp với mọi tình huống phát sinh theo từng thời điểm và luôn bám sát tinh thần tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
35
4.1.2 Nguồn vốn ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đầu năm 2014
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch 6T/2014-6T/2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Vốn huy động 1.318.566 2.086.339 767.773 58,23
Vốn điều chuyển 626.165 893.390 267.225 42,68
Tổng nguồn vốn 1.944.731 2.979.729 1.034.998 53,22
Nguồn: Phòng kế toán SHB An Giang.
Nền kinh tế năm 2014 tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách nên Chính phủ ƣu tiên các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, thắt chặt tiền tệ và tái cấu trúc nền kinh tế. Những chính sách ấy tác động phần nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ việc hạ lãi suất sẽ làm giảm bớt nhu cầu gửi tiền của khách hàng, họ có thể chọn kênh đầu tƣ khác có lợi hơn nhƣ là mua vàng dự trữ. Tuy vậy nhƣng ngân hàng vẫn đạt tăng trƣởng trong tổng nguồn vốn, sau 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn ngân hàng đạt 2.979.729 triệu đồng, tăng 1.034.998 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 53,22% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng trƣởng với tốc độ lần lƣợt là 58,23% và 42,68%. Nhờ các dịch vụ ngân hàng đƣa ra khá linh hoạt, đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khách hàng cùng với sự nhiệt tình, thân thiện, thao tác nghiệp vụ nhanh chóng, khi khách hàng có nhu cầu nộp tiền tại nhà với giá trị lớn, các nhân viên tận tình đến nơi để giao dịch nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho số tiền gửi của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh đã áp dụng thành công công nghệ phần mềm lõi core banking, đây là cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng giúp SHB An Giang triển khai sản phẩm một cách phong phú và đa dạng, đem lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu chi nhánh có thể hạn chế để không gia tăng hoặc hay hơn là giảm đƣợc phần nào vốn điều chuyển trong cơ cấu nguồn vốn thì việc kinh doanh của ngân hàng sẽ còn hiệu quả hơn nữa do tiết kiệm đƣợc thêm phần nào chi phí từ việc điều chuyển vốn.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH AN GIANG SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH AN GIANG
4.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
4.2.1.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dƣới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh
36
số cho vay thể hiện sự mở rộng quy mô tín dụng và tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có một nguồn vốn lớn mạnh sẽ có doanh số cho vay cao hơn nhiều lần so với ngân hàng có nguồn vốn nhỏ hơn, vì bản chất hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Do đó, với nguồn vốn huy động đƣợc trong mỗi năm ngân hàng cần có những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó để tránh tình trạng ứ đọng vốn. Những năm qua, hoạt động cho vay của SHB An Giang có những chuyển biến tích cực, thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 957.315 99,00 1.370.087 95,45 2.792.555 94,73 412.772 43,12 1.422.468 103,82 Trung, dài hạn 9.666 1,00 65.359 4,55 155.425 5,27 55.693 576,17 90.066 137,80 Tổng 966.981 100 1.435.446 100 2.947.980 100 468.465 48,45 1.512.534 105,37 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng, hình thức cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao và tƣơng đối ổn định qua các năm, luôn chiếm trên 90% và riêng năm 2011, tỷ trọng này chiếm đến 99%. Qua đó, cho thấy tín dụng ngắn hạn đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Do nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động đƣợc là vốn ngắn hạn nên cho vay dƣới hình thức này sẽ đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, đồng thời giảm thiểu các rủi ro. Mặt khác, tín dụng ngắn hạn có những lợi ích nhƣ: vòng quay vốn nhanh, phù hợp với cơ cấu vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn trong khi tín dụng trung, dài hạn không có những lợi ích này nên kém đƣợc ngân hàng ƣu tiên hơn trong hoạt động tín