4.2.2.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)
SHB An Giang thực hiện hoạt động cho vay với hầu hết các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), cá thể và công ty liên doanh (CTLD). Và nhìn chung doanh số cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp này đều tăng lên qua các năm. Điều này thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 14.707 1,52 20.760 1,45 37.220 1,26 6.053 41,16 16.460 79,29 TNHH 99.030 10,25 200.530 13,97 424.283 14,39 101.500 102,49 223.753 111,58 CTCP 715.405 73,98 1.007.289 70,17 2.221.796 75,37 291.884 40,80 1.214.507 120,57 Cá thể 137.839 14,25 184.367 12,84 244.181 8,28 46.528 33,76 59.814 32,44 CTLD 0 0 22.500 1,57 20.500 0,70 - - - 2.000 - 8,89 Tổng 996.981 100 1.435.446 100 2.947.980 100 468.465 48,45 1.512.534 105,37 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Doanh nghiệp tƣ nhân: Qua bảng 4.5, loại hình doanh nghiệp tƣ nhân chiểm tỷ trọng gần nhƣ thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay, chiếm luôn dƣới 2% tỷ trọng. Cụ thể năm 2011 chỉ chiếm 1,52% ứng với giá trị là 14.707 triệu đồng. Tuy vậy, phân tích theo thời gian loại hình này vẫn có sự tăng trƣởng đều qua các năm, năm 2012 tăng 6.053 triệu đồng (tức tăng 41,16%) so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt giá trị 37.220 triệu đồng, tăng 79,29% so với năm trƣớc. Do nền kinh tế Việt Nam thời gian này tuy có chút khó khăn nhƣng nhìn chung ngày càng đƣợc phát triển hơn nói chung và riêng tỉnh An Giang nói riêng, nên các doanh nghiệp tƣ nhân trong vùng cũng bắt đầu mở ra nhiều hơn, nhu cầu về vốn cũng tăng dần theo, điều đó làm cho doanh số cho vay đối với loại hình này có tăng lên. Song, vẫn phải nói loại hình này luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số, nguyên nhân vì doanh nghiệp tƣ nhân thƣờng có xu hƣớng tìm kiếm nguồn vốn từ ngƣời thân quen, hay nghĩ đến việc huy động vốn từ các ngân hàng Nhà nƣớc, mặt khác nữa do với tính chất loại hình doanh nghiệp tƣ nhân thì luôn phải chịu trách nhiệm vô hạn với kết quả kinh doanh của mình nếu gặp phải rủi ro hay phá sản, nên loại hình này hoạt động đƣợc thời gian thƣờng chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, từ các lý do đó khiến cho số lƣợng loại hình này thƣờng có xu hƣớng mở ra rồi lại giảm đi trên địa bàn,
40
vì vậy doanh số cho vay đối với loại hình này tuy có tăng nhƣng là không cao và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Loại hình này chiếm tỷ trọng tƣơng đối ổn định trong tổng doanh số, chiếm trong khoảng từ 10-15% và có xu hƣớng tăng dần lên qua các năm. Năm 2012, loại hình này về giá trị tăng 101.500 triệu đồng (tăng 102,49%) so với năm 2011. Đến năm 2013, giá trị loại hình này tăng thêm 111,58% so với năm 2012. Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm số đông ở Việt Nam và các đặc điểm: có tƣ cách pháp nhân, chịu sự quản lý của pháp luật. Do đó các thông tin tài chính về loại hình doanh nghiệp này sẽ luôn đảm bảo tính minh bạch. Nhƣợc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn là hạn chế trong việc huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu, đó cũng là nguyên nhân gây trở ngại trong luân chuyển vốn cho doanh nghiệp, điều này đã gây khó khăn cho công ty khi chủ đầu tƣ muốn huy động thêm vốn bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này của ngân hàng luôn ổn định ở mức thấp chỉ từ 10-15%.
Công ty cổ phần: Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng trên 70% và có xu hƣớng tăng lên qua 3 năm. Giá trị loại hình doanh nghiệp này năm 2011 là 715.405 triệu đồng, chiếm 73,98% tỷ trọng trong tổng doanh số. Năm 2012, tăng lên 291.884 triệu đồng (tức tăng 40,80%) so với năm 2011, và đến năm 2013, giá trị loại hình này đã đạt 2.221.796 triệu đồng, tăng 120,57% so với năm 2012, tốc độ tăng này khá nhanh. Công ty cổ phần có khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, cơ cấu vốn linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều ngƣời góp vốn vào công ty, nên việc huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi. Tại An Giang, số lƣợng công ty cổ phần nhiều, một trong số đó có quy mô hoạt động rất lớn và gặt hái đƣợc nhiều thành công, có thể kể tên nhƣ là: Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dụng Sao Mai An Giang (nằm trong danh sách 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2012), Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (giải thƣởng Bông Lúa Vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2012),… Do đó, tỷ trọng trong cho vay của ngân hàng cho loại hình doanh nghiệp này luôn đứng đầu trong tổng doanh số và tăng trƣởng ổn định qua các năm.
Cá thể: Qua 3 năm, doanh số cho vay của ngân hàng đối với cá thể chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng doanh số, chiếm hơn 10% ở năm 2011 và 2012, tuy năm 2012 tỷ trọng có giảm so với năm 2011 nhƣng không đáng kể (từ 14,25% giảm còn 12,84%), đến năm 2013 tỷ trọng này chỉ còn 8,28%. Tốc độ tăng trƣởng của loại hình này là ổn định qua các năm. Năm 2012 so với
41
năm 2011, tăng 33,76%, qua năm 2013 thì tăng 32,44% so với năm 2012. Nhìn chung, tỷ trọng cho vay đối với loại hình này có tăng nhƣng không cao, tỷ trọng chiếm trong tổng doanh số có xu hƣớng giảm dần qua các năm, do những năm qua tình hình lạm phát vẫn đang diễn ra dù có giảm nhƣng đối với hộ gia đình, cá nhân thì nhƣ vậy vẫn còn khiến họ ngại trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Công ty liên doanh: Qua bảng 4.5, cho thấy loại hình doanh nghiệp này có phát sinh khoản vay từ năm 2012 với giá trị khi đó là 22.500 triệu đồng, chiếm chỉ 1,57% trong tổng doanh số. Đến năm 2013, giảm còn 20.500, chiếm dƣới 1% tỷ trọng trong tổng doanh số. Loại hình doanh nghiệp này thực tế rất dồi dào về vốn, họ có mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh, những khoản vay của họ chỉ phát sinh khi nhu cầu vốn cấp thiết chƣa kịp điều chuyển đƣợc và khi đó họ thƣờng chọn hình thức cầm cố hợp đồng tiền gửi hay sổ tiết kiệm. Họ gần nhƣ không rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn, vì thế doanh số cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng thấp nhƣ phân tích trên là điều dễ hiểu.
4.2.2.2 Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch 6T/2014-6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 15.803 1,09 26.007 1,31 10.204 64,57 TNHH 232.148 15,93 385.074 19,39 152.926 65,87 CTCP 1.040.944 71,45 1.377.713 69,34 336.769 32,35 Cá thể 157.460 10,81 157.970 7,95 510 0,32 CTLD 10.500 0,72 40.000 2,01 29.500 280,95 Tổng 1.456.855 100 1.986.764 100 529.909 36,37 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Qua bảng 4.6, ta thấy doanh số cho vay của loại hình doanh nghiệp tƣ nhân vẫn có tỷ trọng rất thấp, chỉ hơn 1%, 6 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng loại hình này chiếm 1,31%, doanh số cho vay lúc này tăng lên 10.204 triệu đồng về giá trị, tức tăng 64,57% so với cùng kỳ năm 2013. Do nguồn vốn và nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tƣ nhân là không cao, khi cần vốn nhƣ đã phân tích ở trên loại hình này thƣờng tìm kiếm nguồn vốn vay từ các ngƣời thân quen là chủ yếu, tính chất hoạt động của loại hình doanh nghiệp này dễ dàng chịu tác động bởi biến đổi của môi trƣờng kinh tế, từ đó có thể gặp khó khăn trong quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm kinh doanh, dẫn đến nguồn vốn
42
chậm thu hồi, dẫn đến khó có thể mở rộng quy mô, nên nhu cầu vay vốn có thể nói là ổn định.
Một điều đáng chú ý qua bảng số liệu trên, đó là doanh số cho vay của loại hình công ty liên doanh đã tăng lên. Tỷ trọng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2,01% trong tổng doanh số, vƣợt qua tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp tƣ nhân, đồng thời về giá trị đã tăng 29.500 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 280,95% so với cùng kỳ năm trƣớc. Thực tế loại hình này ít rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn vì luôn có nguồn vốn dồi dào từ nƣớc ngoài hợp tác đầu tƣ, họ thƣờng gửi tiết kiệm hay mở tài khoản gửi tiền tại ngân hàng, trong thời gian hoạt động nếu có cần nguồn vốn đột xuất phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất họ sẽ chọn phƣơng án cầm cố hợp đồng tiền gửi, cầm cố sổ tiết kiệm tại ngân hàng, doanh số cho vay đối với loại hình này có tăng lên tại ngân hàng là chính do nguyên nhân này.
Loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay vẫn là công ty cổ phần, tốc độ tăng 6 tháng đầu năm 2014 là 32,35% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều thêm các công ty cổ phần, đồng thời nhƣ đã phân tích loại hình này tại An Giang cũng rất chiếm ƣu thế, một số trong đó có thị phần và sức cạnh tranh mạnh trên trƣờng quốc tế, thấy đƣợc đặc điểm này, ban lãnh đạo ngân hàng đã đƣa ra những chiến lƣợc đúng đắn để luôn có thể mở rộng cho vay, đảm bảo tăng doanh số đối với loại hình này.