Nguyên ngân của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Một phần của tài liệu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh an giang (Trang 89 - 92)

Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh An Giang

Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất của ngân hàng thƣơng mại – hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố, điều kiện để vay vốn của khách hàng vay vốn sao cho độ an toàn cao nhất, và thƣờng ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Nhƣng trên thực tế, không một tổ chức tín dụng nào nói chung hay một ngân hàng thƣơng mại nói riêng có thể dự đoán chính xác các vấn để sẽ xảy ra, có rủi ro hay không đối với một hoạt động nào vì thực chất khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Hơn nữa, cần phải nói đến khả năng chuyên môn, đánh giá và phân tích có thích đáng hay không của cán bộ tín dụng. Do đó, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Chỉ có thể đƣa ra các giải pháp để đề phòng, hạn chế đến mức thấp nhất

76

có thể các nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng, ngƣời bạn luôn đồng hành này trong kinh doanh của ngành ngân hàng. Xem xét các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại SHB An Giang sau đây để có thể đƣa ra các giải pháp hạn chế chúng ở mục tiếp theo.

4.5.1.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế

- Sự thay đổi vĩ mô của các chính sách kinh tế, thay đổi bất thƣờng của

điều kiên tự nhiên (thời tiết, thiên tai, lũ lụt,…), thay đổi gây mất ổn định của nền kinh tế chung,...khiến cho cả ngân hàng và khách hàng không thể thích nghi và kịp thời ứng phó.

- Do sự biến động của nền kinh tế: suy thoái kinh tế, giá cả mất ổn định, sự biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp, công ty và cả ngân hàng.

4.5.1.2 Nguyên ngân từ phía ngân hàng

- Số lƣợng các khoản vay nhỏ lẻ quá nhiều, địa bàn hoạt động rộng gây

khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc theo dõi, kiểm soát cũng nhƣ đôn đốc khi đến hạn trả nợ của khách hàng.

- Tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng: Những năm qua doanh số cho

vay của ngân hàng tăng lên liên tục, là ngƣời thực hiện quy trình cấp tín dụng, nên khi tiếp nhận đơn xin vay vốn từ khách hàng, các việc sau đây cán bộ tín dụng cần phải thực hiện:

 Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định, trình

thẩm định lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

 Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn,

kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.

 Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng. Từ đó, trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

Một khi thực hiện xong các công việc đó, thu đủ gốc và lãi cho ngân hàng thì cơ bản coi nhƣ đã hoàn thành một khoản cho vay. Do đó, cƣờng độ làm việc của mỗi cán bộ tín dụng là rất lớn, phải thƣờng xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trƣờng của tài sản, hàng hoá đảm bảo nợ vay,… Bên cạnh đó do số lƣợng khách hàng vay vốn ngày càng nhiều hơn nên khối lƣợng công việc cũng theo đó tăng lên, nhƣng tất cả công việc chỉ đƣợc thực hiện vỏn vẹn trong thời gian hành chính mỗi ngày nên đã dẫn đến tình trạng quá tải đối với

77

các cán bộ tín dụng, công việc thì ngày càng tăng lên trong khi số lƣợng cán bộ làm việc thì không thay đổi. Vì vậy, trong quá trình làm việc đôi khi cán bộ không thể đảm bảo thực hiện đƣợc đúng theo quy trình cấp tính dụng, sơ xuất trong thẩm định, xét duyệt cho vay nên ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khó khăn trong việc thu hồi nợ, lãi.

- Chất lƣợng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chƣa đồng đều, khả năng đánh giá, dự báo các vấn đề liên quan đến ngƣời vay, khoản vay cần cải thiện hơn vì đó là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng.

- Một số quy trình, quy chế và công nghệ trong quản lý đã lõi thời, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, là sự thái quá tƣ cách của một số cán bộ, nhân viên ngân hàng.

- Lạm dụng tài sản thế chấp: Khi thiếu thông tin hoặc các điều kiện về bản thân khách hàng chƣa đủ điều kiện để vay vốn, ngân hàng xem phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng cho việc hạn chế rủi ro tín dụng, dựa vào tài sản thế chấp thay vì tính khả thi của dự án kinh doanh là điều không nên, dễ mắc phải sai lầm chủ quan. Khoản vay nên đƣợc trả từ dòng tiền sinh ra từ việc kinh doanh của dự án chứ không nên từ tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo sau cùng khi dự án kinh doanh gặp rủi ro ngoài dự kiến. Vì trên thực tế, khi phải xử lý tài sản thế chấp nếu không đƣợc sự chấp thuận của chủ tài sản thì ngân hàng không thể tự xử lý đƣợc, việc thanh lý, phát mãi tài sản đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rƣờm rà, tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí, chƣa kể đến rủi ro về giá trị thanh lý của tài sản đôi khi thấp hơn giá trị khoản nợ ngân hàng cần thu hồi.

4.5.1.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng nhƣ các doanh nghiệp lâu năm với các doanh nghiệp mới thành lập trong khi trình độ quản lý kém, không khai thác tốt thị trƣờng dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, không trả đƣợc nợ đúng hạn cho ngân hàng.

- Thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, khả năng quản lý, điều hành sản

xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng mua, bán chịu giữa các doanh nghiệp còn tồn tại làm tăng thêm rủi ro.

- Công tác nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu thông tin, nhu cầu ngƣời dân

chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ. Do đó ảnh hƣớng đến hiệu quả trong kinh doanh.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn tồn tại: Mục đích sử dụng vốn đƣợc thể hiện rõ trong hợp động tín dụng. Hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng một phần là việc khách hàng có sử dụng hiệu quả vốn vay hay không. Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng là do khách hàng sau khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

78

nhận đƣợc vốn, chỉ sử dụng một phần vốn vào mục đích nhƣ ghi trên hợp đồng tín dụng, phần còn lại sử dụng vào các việc khác không mang lại lợi nhuận mà đôi khi còn có cả rủi ro. Điều đó làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, khiến khách hàng không thể trả đƣợc nợ đúng hạn cho ngân hàng và ảnh hƣởng đến chính hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

- Một số ít khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng, tâm lý để nợ quá hạn 1, 2 tháng là chuyện bình thƣờng, với suy nghĩ đó đã làm tăng lên phần nào nợ quá hạn cho ngân hàng, mặt khác cán bộ ngân hàng phải mất thời gian, tốn kém chi phí trong việc thu nợ. Bên cạnh đó, một số bộ phận khách hàng cố tình lừa đảo, làm giả các giấy tờ bằng công nghệ cao để qua mặt ngân hàng và các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh an giang (Trang 89 - 92)