Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh an giang (Trang 74 - 77)

4.3.1.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)

Theo định nghĩa về nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc thì: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ quá hạn là một biểu hiện của chất lƣợng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa khoản cho vay của ngân hàng gặp rủi ro. Do đó việc tìm ra

61

nguyên nhân để có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa rủi ro xảy ra là việc làm quan trọng, cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng cho ngân hàng.

Nợ quá hạn là phát sinh ngoài ý muốn của cả bên vay và bên cho vay, phấn đấu để không phát sinh nợ quá hạn là không thể, vì thế ngân hàng chỉ cố gắng làm sao để kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở một mức cho phép, tối thiểu và hợp lý nhất.

Cùng các chỉ tiêu đã phân tích trên, nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, nhƣng để đánh giá xác thực nhất về chất lƣợng tín dụng của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào thì chỉ tiêu cần phải xem xét nhất chính là nợ xấu, chỉ tiêu này sẽ đƣợc phân tích ở phần tiếp theo sau chỉ tiêu nợ quá hạn. Để biết rõ thực trạng nợ quá hạn tại SHB An Giang ta xem xét, phân tích biểu đồ hình 4.1.

Qua biểu đồ hình 4.1, ta thấy nợ quá hạn chỉ tập trung ở loại hình ngắn hạn, không phát sinh nợ quá hạn ở loại hình trung, dài hạn chứng tỏ ngân hàng đã xem xét, xét duyệt rất kỹ trƣớc khi ra quyết định cho vay đối với loại hình này. Vì đặc điểm loại hình này đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc lãi khi đến hạn, các việc làm này tốn kém chi phí, mặt khác loại hình trung, dài hạn không đƣợc ƣu tiên hơn đối với ngắn hạn vì yếu tố lợi nhuận mang lại cho ngân hàng nên ngân hàng rất cẩn trọng trong xét duyệt cho vay đối với loại hình này.

Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.

Hình 4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013) 945 6.645 3.276 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

T ri ệu đ ồ ng Ngắn hạn

62

Trở lại với hình 4.1, ta thấy năm 2012 nợ quá hạn tăng đột biến so với năm 2011, về giá trị tăng 5.700 triệu đồng tƣơng ứng tăng 603,17%. Do năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hƣởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế chung dẫn đến việc kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Không riêng SHB An Giang mà các tổ chức tín dụng khác cũng có lƣợng nợ quá hạn tăng lên, đó là tình trạng chung của ngành ngân hàng lúc bấy giờ.

Đến năm 2013, nợ quá hạn có giá trị là 3.276 triệu đồng và có dấu hiệu sụt giảm, giảm 3.369 triệu đồng tƣơng ứng giảm 50,70% so với năm 2012, do là đến lúc này thì nền kinh tế đã dần dần khởi sắc, khách hàng có nợ quá hạn rất chịu hợp tác với ngân hàng, cùng nhau thanh lý tài sản, giảm quy mô hoạt động cho phù hợp với khả năng và nguồn vốn lúc bấy giờ, do đó nợ quá hạn dần đƣợc thu hồi. Việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng cũng dần khôi phục trở lại.

4.3.1.2 Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.

Hình 4.2 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Qua biểu đồ trên, ta thấy nợ quá hạn sau 6 tháng đầu năm 2014 cũng chỉ phát sinh ở hình thức ngắn hạn và có giảm đi so với cùng kỳ năm 2013, giảm 1.876 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 40,12%, nguyên ngân là vào thời điểm này

4.676 2.800 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000 6T/2013 6T/2014 T ri ệu đ ồ ng Ngắn hạn

63

khách hàng đã thanh lý tài sản của mình để trả phần nợ quá hạn cho ngân hàng, đồng thời giảm vay vốn ngân hàng, giảm quy mô kinh doanh để có thể chủ động, dễ dàng hơn trong quản lý, khôi phục dần việc sản xuất, kinh doanh để qua đó có thể trả dần thêm nợ đã quá hạn cho ngân hàng, điều này cho thấy thiện chí trả nợ của phía khách hàng.

Một phần của tài liệu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh an giang (Trang 74 - 77)