4.2.5.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)
Qua phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn trên, ta thấy doanh số thu nợ đã tăng trƣởng tốt, năm sau tăng cao hơn năm trƣớc, kết quả này rất đáng mừng. Tuy vậy, cũng cần xem xét doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp, nhằm đánh giá xem loại hình doanh nghiệp nào đã góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên và loại hình doanh nghiệp nào đạt doanh số thấp để có thể đƣa ra những giải pháp thích hợp hơn, qua đó xây dựng chiến lƣợc phát triển cho thời gian sau đó một cách hợp lý, có hiệu quả. Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.11, ta thấy tổng doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp có sự tăng trƣởng rất tốt qua 3 năm, cụ thể lần lƣợt tốc độ tăng của năm 2012 và 2013 so với năm trƣớc đó là 87,73% và 145,41%.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 2.904 0,66 1.152 0,14 6.668 0,33 - 1.752 - 60,33 5.516 478,82 TNHH 36.511 8,33 70.875 8,61 42.552 2,11 34.364 94,12 - 28.323 - 39,96 CTCP 325.414 74,25 628.549 76,39 1.817.135 89,99 303.135 93,15 1.188.586 189,10 Cá thể 73.444 16,76 109.208 13,27 127.811 6,33 35.764 48,70 18.603 17,03 CTLD 0 0 13.000 1,59 25.000 1,24 - - 12.000 92.31 Tổng 438.273 100 822.784 100 2.019.166 100 384.511 87,73 1.196.382 145,41 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Doanh nghiệp tƣ nhân: Loại hình doanh nghiệp tƣ nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số, luôn chiếm dƣới 1% và doanh số có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2011, giá trị đạt 2.904 triệu đồng, đến năm 2012 giảm đi 1.752 triệu đồng tƣơng ứng giảm 60,33% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số tăng trở lại và tăng với tốc độ rất nhanh là 478,82% so với năm trƣớc, đạt giá trị 6.668 triệu đồng. Do năm 2012 là một năm cực kỳ khó khăn đối với các doanh nghiêp, một năm mà doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hàng loạt. Tính đến ngày 31/12/2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54.261 doanh nghiệp. Và tất nhiên, các doanh nghiệp tại An Giang cũng không ít rơi vào tình trạng này. Sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ chậm, thu nhập không bù đắp nổi chi phí vì vậy không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, do đó doanh số thu nợ loại hình này
49
đã sụt giảm so với năm vừa rồi. Đến năm 2013, nguyên nhân doanh số thu nợ loại hình này tăng trở lại với tốc độ nhanh vậy là do doanh số cho vay năm này đã tăng lên 16.460 triệu đồng so với năm 2012. Tuy tình hình doanh nghiệp năm 2013 vẫn lao đao khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhƣng doanh số tăng lên từ mở rộng cho vay các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp này hoạt động chắc chắn, kế hoạch kinh doanh có tiềm năng và hiệu quả nên trả nợ đƣợc cho ngân hàng. Nhìn chung, doanh số thu nợ loại hình này là thấp so với doanh số đã cho vay, nhƣng giai đoạn 2012-2013, với tình hình chung doanh nghiệp khó khăn nhƣ đã phân tích, thì đây có thể xem là kết quả đáng khích lệ. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Loại hình này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số, chiếm dƣới 10% qua 3 năm, đặc biệt năm 2013 chỉ còn 2,11%. Qua các năm, loại hình này có doanh số tăng giảm không ổn định. Năm 2012, tăng về giá trị là 34.364 triệu đồng, tăng 94,12% so với năm 2011, nhƣng năm 2013, doanh số giảm so với năm 2012 là 28.323 triệu đồng, giảm 39,96%. Do trong thời gian này, ngân hàng tập trung phát triển mạnh về dƣ nợ, chủ yếu hƣớng về các doanh nghiệp, công ty có quy mô lớn nhƣ công ty cổ phần để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng. Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2012 và 2013 nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các công ty nhỏ lẻ tài chính yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng không khuyến khích cho vay đối với loại hình này. Mặt khác, các công ty trách nhiệm hữu hạn chủ yếu vay vốn trung, dài hạn hoặc theo món hằng năm nên doanh số thu nợ thƣờng thấp hơn hình thức vay vốn theo hạn mức tín dụng.
Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp nổi bật với nhiều ƣu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ về vốn và yếu tố con ngƣời, nên loại hình này ngày càng chiếm ƣu thế trên thị trƣờng đặc biệt là khả năng hoạt động kinh doanh là mãi mãi không bị giới hạn bởi tuổi thọ của chủ sở hữu. Thƣờng các công ty cổ phần có quy mô lĩnh vực hoạt động rộng, sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nên doanh thu của công ty là tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Vì vậy nên việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng không phải là vấn đề quá lớn đối với loại hình doanh nghiệp này. Năm 2012, doanh số đạt 628.549 triệu đồng, tăng 303.135 triệu đồng, về tỷ trọng tăng 93,15% so với năm 2011, đến năm 2013, doanh số tiếp tục tăng lên, tăng 1.188.586 triệu đồng (tức tăng 189,10%) so với năm 2012. Ngoài những lý do kể trên, kết quả này còn nhờ vào cán bộ tín dụng của ngân hàng tận tình trong việc tƣ vấn cho khách hàng về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm sao cho sử dụng tốt nhất nguồn vốn để tạo ra đƣợc lợi nhuận cao nhất, điều đó có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng, đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển.
50
Cá thể: Doanh số thu nợ của cá thể là tăng lên qua 3 năm. Tốc độ tăng trƣởng trong doanh số thu nợ của cá thể lần lƣợt năm 2012 và 2013 so với năm trƣớc đó là 48,70% và 17,03%. Nhờ vào quy trình tín dụng chặt chẽ của ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục nhƣng thận trọng trong xét duyệt hồ sơ vay, khả năng kiểm tra, đánh giá, thẩm định tài sản cũng nhƣ các điều kiện có liên quan rất tốt và chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng ở ngân hàng nên đảm bảo trong việc thu hồi nợ và lãi. Và thực tế số liệu đã minh chứng cho điều đó, bên cạnh cũng nói đến thiện chí trả nợ của cá nhân hay hộ gia đình trong loại hình này, họ đã sử dụng vốn đúng với mục đích khi vay để mang lại hiệu quả từ nguồn vốn vay của ngân hàng trên cơ sở kiểm tra, đôn đốc từ các cán bộ tín dụng, hỗ trợ, tƣ vấn nhiệt tình cho khách hàng nhằm tạo đƣợc lợi ích chung cho cả 2 bên.
Công ty liên doanh: Về loại hình công ty liên doanh này, nhƣ đã phân tích ở doanh số cho vay, loại hình này là ít khi rơi vào tình trạng thiếu vốn, họ chỉ là cầm cố hợp đồng tín dụng, sổ tiết kiệm khi gặp những tình huống cần vốn đột xuất nên về khả năng thu hồi nợ đối với loại hình này không còn là vấn đề đối với ngân hàng, điều đó có thể nói là đƣợc đảm bảo chắc chắn. Năm 2013, doanh số thu nợ loại hình này đạt 25.000 triệu đồng, tăng 12.000 triệu đồng tƣơng ứng về tỷ trọng đã tăng 92,31% so với năm 2012.
4.2.5.2 Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Qua bảng số liệu bên dƣới, nhìn chung tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên tốc độ này là còn chậm. Do khó khăn chung của cả nền kinh tế, nên chủ yếu một số doanh nghiệp lớn, đủ sức trụ qua đƣợc thời kỳ khó khăn và chi trả đƣợc nợ cho ngân hàng, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít nhiều bị ảnh hƣởng, thậm chí phá sản, ngừng hoạt động.
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch 6T/2014-6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 3.857 0,37 7.231 0,49 3.375 87,48 TNHH 21.367 2,07 10.729 1,72 - 10.638 - 49,79 CTCP 931.548 90,17 1.324.789 90,37 393.240 42,21 Cá thể 56.294 5,45 93.197 6,36 36.903 65,55 CTLD 20.000 1,94 30.000 2,06 10.000 50,00 Tổng 1.033.066 100 1.465.946 100 432.880 41,90 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
51
Qua số liệu ở bảng 4.12, ta thấy doanh nghiệp tƣ nhân là loại hình chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, chiếm dƣới 1%, qua 6 tháng đầu năm 2014 doanh số tăng với tốc độ là 87,48% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong các chỉ tiêu, 6 tháng đầu năm 2014 chỉ riêng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có doanh số giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, giảm 10.638 triệu đồng tƣơng ứng giảm 49,79%. Tƣơng tự nhƣ đã phân tích ở giai đoạn 3 năm (2011 – 2013), chủ trƣơng ngân hàng lúc này tập trung phát triển mạnh về dƣ nợ, chủ yếu hƣớng về các doanh nghiệp, công ty có quy mô lớn nhƣ công ty cổ phần để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng. Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, các công ty nhỏ lẻ có nguồn tài chính yếu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng không khuyến khích cho vay thêm đối với loại hình này, vì thế doanh số thu nợ thời gian này có sụt giảm nhƣ đã phân tích.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số vẫn là công ty cổ phần, loại hình này doanh số sau 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.324.789 triệu đồng, tăng 393.240 triệu đồng tƣơng ứng tăng 42,21% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là loại hình có ƣu thế và sức cạnh tranh cao hơn so với các loại hình khác. Ngoại ra, với đặc điểm là công ty cổ phần nên tập trung đƣợc kỹ năng, chuyên môn của nhiều ngƣời để có thể đƣa các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển phù hợp với biến động của thị trƣờng, giúp cho doanh nghiệp luôn đảm bảo tăng trƣởng về thu nhập, lợi nhuận, từ đó đảm bảo trả đƣợc nợ đúng thời hạn cho ngân hàng, vì thế mà loại hình này luôn có cả doanh số cho vay và thu nợ tăng trƣởng rất ổn định. Hai loại hình còn lại là cá thể và công ty liên doanh cũng có sự tăng trƣởng về doanh số với tỷ trọng lần lƣợt là 65,55% và 50,00%, góp phần làm tăng tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.