Dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh an giang (Trang 69 - 72)

4.2.8.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)

Doanh nghiệp tƣ nhân: Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.17, ta thấy dƣ nợ loại hình này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dƣ nợ, luôn dƣới 5%, về giá trị có tăng lên qua 3 năm. Năm 2012, tăng 19.608 triệu đồng so với năm 2011, tăng 67,62%, đến năm 2013, tỷ trọng tăng 62,86% so với năm 2012. Trong năm 2012, doanh số cho vay tăng 41,16% so với năm 2011, trong khi doanh

56

số thu nợ giảm 60,33%, điều này khiến cho dƣ nợ năm 2012 tăng lên so với năm 2011. Nhƣ đã phân tích, doanh nghiệp tƣ nhân là loại hình doanh nghiệp có quy mô không lớn, việc quản lý, điều hành là do cá nhân nên dễ gặp khó khăn khi môi trƣờng kinh tế có biến đổi. Do các yếu điểm đó nên ngân hàng cũng hạn chế trong việc mở rộng cho vay với loại hình này, chỉ cho vay chủ yếu những doanh nghiệp đã từng làm việc và có uy tín với ngân hàng nhằm đảm bảo thu hồi đƣợc nợ, nên dƣ nợ loại hình này có sự tăng trƣởng ổn định nhƣng tỷ trọng trong tổng dƣ nợ là không cao.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: So với doanh nghiệp tƣ nhân thì công ty trách nhiệm hữu hạn có sự tăng trƣởng nhanh hơn, tốc độ tăng trƣởng năm 2012 và 2013 so với năm trƣớc lần lƣợt là 131,54% và 167,26%. Đối với loại hình doanh nghiệp này ngân hàng cũng đã thực hiện tăng trƣởng tín dụng vì họ biết cách quản trị dòng tiền một cách hợp lý, đầu tƣ có tập trung, trọng tâm chứ không tràn lan, nhờ đó các lĩnh vực quan trọng đã đầu tƣ hoạt động có hiệu quả, vong quay vốn nhanh, tạo ra lợi nhuận khá cao và ổn định. Trong sử dụng vốn doanh nghiệp luôn chú trọng các lĩnh vực đầu tƣ có hiệu quả cao, sau đó tích lũy vốn từ lợi nhuận tạo ra để mở rộng, tái sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, do đó hoạt động kinh doanh mang lại kết quả rất khả quan. Bảng 4.17: Dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNTN 28.997 3,33 48.605 3,27 79.157 3,28 19.608 67,62 30.552 62,86 TNHH 98.567 11,32 228.222 15,38 609.952 25,28 129.655 131,54 381.730 167,26 CTCP 605.638 69,53 984.377 66,35 1.389.039 57,58 378.739 62,54 404.661 41,11 Cá thể 137.842 15,82 213.001 14,36 329.371 13,65 75.159 54,53 116.371 54,63 CTLD 0 0 9.500 0,64 5.000 0,21 - - - 4.500 - 47,37 Tổng 871.044 100 1.483.706 100 2.412.520 100 612.661 70,34 928.814 62,60 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.

Công ty cổ phần: Đây là loại hình doanh nghiệp có tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ, chiếm luôn trên 50% tổng dƣ nợ và có tốc độ tăng trƣởng khá ổn định qua các năm. Năm 2012, dƣ nợ tăng 378.739 triệu đồng, tăng 62,54% so với năm 2011, đến năm 2013, dƣ nợ tăng 41,11% so với năm 2012. Về công ty cổ phần thì đây là loại hình mà các quốc gia trên thế giới tập trung phát triển ngày càng nhiều vì nhiều ƣu điểm của nó, với cấu trúc vốn linh hoạt giúp loại hình doanh nghiệp này dễ dàng trong việc huy động vốn, yếu tố con ngƣời cũng là một trong các nhân tố rất quan trọng, sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Ở An Giang,

57

loại hình này phát triển có thể nói rất mạnh mẽ và xu hƣớng mở rộng ngày càng nhiều, nhu cầu vốn cao nhƣng hoạt động chắc chắn, có chiến lƣợc và kế hoạch rõ ràng, khả thi, kinh doanh có hiệu quả nên việc cho vay hay thu hồi vốn với loại hình này là ngày càng mở rộng, do đó dƣ nợ có sự tăng trƣởng khá ổn định.

Cá thể: Loại hình này có tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng dƣ nợ, chiếm khoảng trên dƣới 15% và có xu hƣớng tăng lên qua 3 năm. Tốc độ tăng trƣởng ổn định, cụ thể năm 2012 và 2013 có tốc độ tăng so với năm trƣớc đó lần lƣợt là 54,53% và 54,63%. Loại hình này có doanh số cho vay và thu nợ tăng ổn định nên dƣ nợ tăng trƣởng nhƣ vậy là hoàn toàn có cơ sở, đối với cá thể ngân hàng chủ yếu hoạt động tín dụng với những khách hàng thân quen có uy tín từ trƣớc với ngân hàng nên đảm bảo dƣ nợ tăng trƣởng ổn định.

Công ty liên doanh: Loại hình này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dƣ nợ của ngân hàng, chiếm dƣới 1%. Năm 2013 dƣ nợ giảm 4.500 triệu đồng tƣơng ứng giảm 47,37% so với năm 2012. Nhƣ đã phân tích với loại hình doanh nghiệp này, do họ gần nhƣ không gặp tình trạng thiếu hụt vốn, hơn nữa họ có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nên việc cầm cố hợp đồng tiền gửi để trả nợ vay nếu có cho ngân hàng luôn đƣợc đảm bảo chắc chắn và dễ dàng thực hiện, vì thế dƣ nợ là không cao và có xu hƣớng giảm đi đối với loại hình này.

4.2.8.2 Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Qua bảng 4.18, nhìn chung dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng sau 6 tháng đầu năm 2014 có tăng lên so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng không cao lắm, tăng 53,78%. Trong đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 124,21%. Nguyên nhân một phần là do một số doanh nghiệp tƣ nhân nhận thấy đƣợc những bất lợi nhƣ đã phân tích của loại hình mình nên sau một thời gian hoạt động đã chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, một phần là bản thân loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có những lợi thế nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh nên các doanh nghiệp có quy mô vốn không quá lớn thƣờng ƣu tiên lựa chọn loại hình này.

58

Bảng 4.18: Dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014

Chênh lệch 6T/2014-6T/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNTN 60.551 3,17 97.933 3,34 37,382 61,74 TNHH 439.002 23,01 984.297 33,55 545.295 124,21 CTCP 1.093.774 57,35 1.441.963 49,16 348.189 31,83 Cá thể 314.167 16,47 394.144 13,44 79.977 25,46 CTLD 0 0 15.000 0,51 - - Tổng 1.907.495 100 2.933.338 100 1.025.843 53,78 Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.

Về loại hình công ty cổ phần và cá thể thì có dƣ nợ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, 6 tháng đầu năm 2014 có tỷ trọng tăng so với cùng kỳ năm 2013 của 2 loại hình này lần lƣợt là 31,83% và 25,46%. Hai loại hình này nhƣ đã phân tích, công ty cổ phần thì hoạt động hiệu quả và tăng trƣởng rất ổn định nên dƣ nợ tăng trƣởng nhƣ trên là hoàn toàn có cơ sở, về cá thể do ngân hàng có sự chọn lọc, lựa chọn các khách hàng đã từng có hoạt động tín dụng, có uy tín, sử dụng hiệu quả vốn vay và sự tín nhiệm tốt với ngân hàng nên đảm bảo cho dƣ nợ tăng trƣởng ổn định.

Một phần của tài liệu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh an giang (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)