4.2.3.1 Qua 3 năm (2011 – 2013)
Cũng nhƣ nhiều ngân hàng thƣơng mại khác, SHB An Giang hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận, hạn chế thấp nhất có thể các rủi ro, ngân hàng cho vay đối với mọi ngành nghề nhằm phân tán đều nguồn vốn cho vay, đồng thời giảm bớt đƣợc rủi ro tập trung. Tuy vậy, việc xác định những ngành nghề chiến lƣợc, có tiềm năng phát triển nhất là rất quan trọng, điều đó sẽ mang lại lợi nhuận một cách an toàn cho ngân hàng. Xem xét tỷ trọng cho vay đối với từng ngành nghề dựa trên định hƣớng phát triển của tỉnh nhằm để ngân hàng đƣa ra các chiến lƣợc phù hợp cho từng thời điểm sao cho mang lại lợi ích tốt nhất cho ngân hàng. Cho đến hiện tại, ngân hàng đang cho vay đối với hầu hết các ngành nghề nhƣ: thƣơng mại và dịch vụ (TM&DV), nông nghiệp và thủy sản (NN&TS) và một số ngành nghề khác.
43
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại SHB An Giang qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TM&DV 93.977 9,72 571.577 39,82 830.116 28,16 477.600 508,21 258.539 45,23
NN&TS 694.897 71,86 471.438 32,84 1.580.456 53,61 - 223.459 - 32,16 1.109.018 235,24
Khác 178.107 18,42 392.431 27,34 537.408 18,23 214.324 120,34 144.978 36,94
Tổng 966.981 100 1.435.446 100 2.947.980 100 468.465 48,45 1.512.534 105,37
Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Thƣơng mại và dịch vụ: Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.7, ta thấy tỷ trọng ngành này tăng lên qua các năm nhƣng tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2012, giá trị đạt 571.577 triệu đồng, tăng lên 477.600 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 508,21% so với năm 2011, tốc độ tăng này phải nói là rất nhanh, nhờ đó năm 2012 ngành này đã chiếm cao nhất trong tổng doanh số với với tỷ trọng là 39,82%, vƣợt qua ngành nông nghiệp và thủy sản. Đến năm 2013, tốc độ tăng trƣởng ổn định hơn với con số là 45,23% so với năm trƣớc và nhƣờng vị trí đứng đầu trong tổng doanh số lại cho ngành nông nghiệp và thủy sản. Những năm gần đây, thƣơng mại và dịch vụ bắt đầu phát triển mạnh trong cả nƣớc nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, theo đó nhu cầu về giải trí, sức khỏe, học tập, tiêu dùng,…của con ngƣời cũng bắt đầu có sự thay đổi, cao cấp hơn và có xu hƣớng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ vì thực tế các tiện ích từ ngành này mang đến là không thể phủ nhận, nó phù hợp với mọi lứa tuổi và các tầng lớp trong xã hội. Do đó các đơn vị, doanh nghiệp nắm bắt đƣợc thực trạng trên nên có nhu cầu về vốn cho việc đầu tƣ mới, mở rộng thêm các ngành, lĩnh vực để đáp ứng đƣợc nhu cầu phong phú và biển đổi liên tục của ngƣời dân, theo đó năm 2012 doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng rất nhanh, và tất nhiên sau đó khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo của nó, hoạt động ổn định đến lúc các nhu cầu của ngƣời dân bão hòa hơn thì khi đó nhu cầu về vốn của các đơn vị, doanh nghiệp của ngành thƣơng mại và dịch vụ cũng sẽ tăng ổn định hơn nhƣ đã phân tích trên vào năm 2013.
Nông nghiệp và thủy sản: Nhìn chung doanh số cho vay của ngành nông nghiệp và thủy sản có sự tăng giảm không ổn định, năm 2012 doanh số giảm 223.459 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 32,16% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số tăng trở lại đạt giá trị là 1.580.456 triệu đồng, tăng 235,24% so với năm 2012. Trong năm 2012 tình hình sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn nhƣ giá cả tiêu thụ không ổn định, các hộ nuôi thủy sản nhỏ lẻ thiếu vốn sản xuất, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tƣ nông
44
nghiệp không ổn định, thời điểm này vẫn chƣa có những giải pháp cụ thể để bình ổn giá giúp ngƣời nông dân yên tâm sản xuất. Giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y liên tục tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất khá cao nhƣng giá cả sản phẩm tiêu thụ luôn biến động khiến ngƣời nuôi lo lắng khi tái đầu tƣ sản xuất. Mặt khác, chăn nuôi hiện nay chủ yếu tập trung ở hộ gia đình, số hộ chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy việc xử lý chất thải trong chăn nuôi chƣa đƣợc chú trọng nên xảy ra tình trạng ô nhiểm môi trƣờng, nguy cơ dịch bệnh luôn đe dọa bùng phát. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang mở rộng vùng nuôi riêng để chủ động điều tiết giá đã gây ảnh hƣởng không ít cho các hộ nuôi về giá cả. Mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chƣa chặt chẽ. Đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ do không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp. Ngành sản xuất cá tra lại có mức độ rủi ro cao nên ngân hàng đang thắt chặt việc cho vay để nuôi cá tra đồng thời nông dân rất khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng với lãi suất ƣu đãi, dẫn đến trong năm doanh số cho vay của ngân hàng đối với ngành nông nghiệp và thủy sản có sự sụt giảm nhƣ đã phân tích trên. Sang năm 2013, tỉnh chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững, có chất lƣợng thông qua nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ cao, phát triển các mô hình liên kết sản xuất - chế biến và thị trƣờng tiêu thụ, gắn với thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Song song đó đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vì thế lúc này nhu cầu về vốn bắt đầu tăng cao, theo đó doanh số cho vay của ngân hàng đã có xu hƣớng tăng trƣởng trở lại trong năm này.
Ngành khác: Chỉ tiêu này có tốc độ tăng trƣởng khá tốt qua 3 năm, nhƣng có năm tăng khá nhanh và có năm tăng với tốc độ chậm hơn, cụ thể tốc độ tăng trƣởng của tổng doanh số cho vay năm 2012 và 2013 so với năm trƣớc đó lần lƣợt là 120,34% và 36,94%. Qua đó ta thấy, ngoài các ngành đã phân tích trên, nhóm các ngành khác ở tỉnh An Giang có sự phát triển khá ổn định, cùng với sự tiến bộ của xã hội, các thành tựu từ khoa học, công nghệ đã làm cho nhu cầu về chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày một cao hơn, để đáp ứng đƣợc các nhu cầu ấy, đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp phải đầu tƣ phát triển đa ngành, đa lĩnh vực đời sống để ngƣời dân có nhiều sự lựa chọn, qua đó giúp họ cảm thấy thỏa mãn hơn với các chọn lựa của mình. Để đạt đƣợc điều đó, vốn là yếu tố không thể thiếu trong việc đầu tƣ mới hay mở rộng quy mô kinh doanh, từ các lý do trên mà doanh số cho vay của ngân hàng đối với các ngành khác có sự tăng trƣởng khá ổn định nhƣ đã phân tích.
45
4.2.3.2 Qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch 6T/2014-6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TM&DV 433.789 29,77 557.141 28,04 123.352 28,44
NN&TS 733.969 53,13 1.052.552 52,98 278.583 35,99
Khác 249.097 17,10 377.071 18,98 127.974 51,38
Tổng 1.456.855 100 1.986.764 100 529.909 36,37
Nguồn: Phòng khách hàng SHB An Giang.
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tổng doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế tại SHB An Giang qua 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể về giá trị tăng 529.909 triệu đồng tƣơng ứng về tốc độ đã tăng 36,37%. Tốc độ tăng trƣởng của các nhóm ngành thì tƣơng đối ổn định, không có tăng trƣởng đột biến ở nhóm ngành nào, tốc độ tăng trƣởng thấp nhất là ngành thƣơng mại và dịch vụ, tăng 28,44%. Nhƣ đã phân tích trong giai đoạn 3 năm 2011-2013, khi nhu cầu ngƣời dân về công nghệ, ăn uống, giải trí, tiêu dùng,…trở nên ổn định, bão hòa hơn thì tự nhiên tốc độ phát triển của ngành sẽ trở nên ổn định chứ không tăng vọt nhƣ lúc phát triển ban đầu, khi còn là mới mẻ nữa, do đó tốc độ tăng trƣởng doanh số đối với ngành này cũng trở nên ổn định hơn. Tốc độ tăng trƣởng cao nhất thuộc về nhóm ngành khác, do trong nhóm ngành này các đơn vị, doanh nghiệp phát triển đa ngành nghề, lĩnh vực nên có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu đa dạng, hiện đại và luôn thay đổi theo thời gian của ngƣời dân, do đó doanh thu ngành cao, thúc đẩy phát triển, mở rộng thêm về quy mô sản xuất kinh doanh, theo đó nhu cầu về vốn cũng tăng, góp phần làm tăng doanh số cho vay đối với ngành này của ngân hàng.