5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
1.6. LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC BẰNG MA TRẬN QSPM
Một trong những công cụ giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định cuối cùng khi lựa chọn chiến lược, đó là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM.
Bảng 1.5: Định dạng ma trận có thể định lƣợng QSPM
Các yếu tố chính
Các chiến lược có thể lựa chọn Phân
loại
Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong ….. Các yếu tố bên ngoài …..
Trong đó: AS: Điểm hấp dẫn, TAS: Tổng số điểm hấp dẫn
( Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp và cộng sự, 2013, trang 203). Các bước lập ma trận QSPM như sau:
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, các mối đe dọa từ bên ngoài ở cột bên trái ma trận QSPM. Các thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và IFE
Bước 2: Phân loại mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài tương tự như trong ma trận EFE và IFE
Bước 3: Nghiên cứu trong ma trận kết hợp (SWOT) để xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét thực hiện, và ghi lại các chiến lược này vào ma trận QSPM ở hàng đầu tiên.
21
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 là không hấp dẫn, 2 là có hấp dẫn đôi chút, 3 khá hấp dẫn và 4 rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn. Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số điểm phân loại ở bước 2 với số điểm hấp dẫn ở bước 4 trong mỗi hàng. Tổng số điểm càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.
Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong một cột chiến lược của ma trận QSPM.
Xét về các yếu tố bên trong và bên ngoài thích hợp có thể ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn. Mức độ chênh lệch khi cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược thể hiện sự hấp dẫn tương đối của chiến lược này so với chiến lược kia.
Và chiến lược có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất trong một nhóm chiến lược kết hợp sẽ được lựa chọn làm chiến lược cho doanh nghiệp.
( Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp và cộng sự, 2013, trang 205).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Mục đích của chương 1 là đưa ra các khái niệm cơ bản về chiến lược kinh doanh, tầm quan trọng của quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp, các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược kinh doanh, các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của một công ty một cách tổng quát. Hiểu rõ để vận dụng các ma trận hỗ trợ để phân tích xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp như ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, QSPM, đồng thời là cơ sở lý luận để vận dụng phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở chương sau.
22
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA