5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.3.1.5. Yếu tố công nghệ
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, tốc độ phát triển khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng. Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng kịp thời với những thay đổi diễn ra hàng ngày. Nhưng điều này cũng đã làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Do đó buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ nếu không muốn bị tụt hậu. Đặc biệt trong ngành sản xuất bánh, kẹo thị hiếu của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi nên chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, để phát triển sản xuất, tái đầu tư, tăng tích lũy cho phát triển là một trong những vấn đề làm đau đầu cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Nhưng trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay cũng tạo những điều kiện rất thuận lợi để Bibica có thể tiếp cận được dễ dàng với công nghệ mới và máy móc hiện đại của thế giới để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
2.3.2. Môi trƣờng vi mô 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, hiện nay các đối thủ chính của Bibica là tập đoàn Kinh đô, Kinh đô là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam hiện chiếm 26% thị phần bánh kẹo Việt Nam. Các sản phẩm chủ yếu của tập đoàn là bánh cookie, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp, bánh bông lan công nghiệp, snack các loại, sô cô la…
Các sản phẩm của Kinh Đô tập trung cho phân khúc trung và cao cấp, thống lĩnh thị phần toàn thị trường có thể kể đến gồm Bánh Trung Thu (76%), bánh mì (64%), bánh mặn AFC (56%). Bánh quy ngọt chiếm 30,4% thị phần nhưng đem lại nguồn doanh thu đáng kể nhất (28%).
39
dòng bánh quy, craker và bánh trung thu góp hơn 20%. Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với 14% (sau BBC) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phân khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly và kẹo xốp.
Sản phẩm bánh kẹo của Hữu Nghị đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mì công nghiệp. Riêng với bánh mì mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thị trường (hai nhãn hiệu Lucky và Staff rất được ưa chuộng). Ngoài bánh kẹo, Hữu Nghị còn sản xuất thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…) và đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka), xuất khẩu nông sản.
Công ty bánh kẹo Phạm nguyên sản xuất các loại bánh chocopie, bánh cracker rau, mè, kẹo chocolate, bánh bông lan kẹp bơ sữa…dòng bánh thành công nhất của Phạm nguyên hiện nay là bánh Phaner Pie. Công ty Phạm nguyên cũng luôn quan tâm đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, bao bì đặc biệt là giá bán thấp để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Các loại bánh mềm phủ chocolate, bánh cracker và kẹo do nhà máy Biscafun của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) sản xuất được người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng (thị trường nông thôn mang lại 60% doanh thu cho nhà máy). Bánh kẹo chỉ đóng góp lượng nhỏ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Đường Quảng Ngãi (đường, mật, nước giải khát, sữa đậu nành).
Bên cạnh các sản phẩm trong nước thì sản phẩm nhập khẩu cũng chiếm 20% thị phần chủ yếu từ các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc…vì một số sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sản xuất được.
Công ty cổ phần Bibica có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, là hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam để nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Hiện tại Bibica đang dẫn đầu thị trường về sản phẩm bánh bông lan và đứng thứ hai sau Kinh đô về thị phần bánh trung thu.
2.3.2.2. Khách hàng
Trải qua nhiều năm phát triển hiện nay Bibica có hệ thống phân phối khắp cả nước. Sản phẩm Bibica được bày bán ở các cửa hàng bánh kẹo, siêu thị lớn nhỏ, chợ, cửa hàng tạp hóa, căn tin ở các trường học, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
40
công ty…Do vậy Bibica dễ dàng tiếp cận được mọi đối tượng khách hàng. Bibica là một thương hiệu sản phẩm thuần việt vì vậy các sản phẩm của Bibica rất quen thuộc đối với người tiêu dùng, sản phẩm Bibica hướng đến mọi đối tượng khách hàng, mọi tầng lớp công nhân viên từ các nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân, từ thành thị đến nông thôn, từ người lớn đến trẻ nhỏ…
Tuy nhiên, sản phẩm của Bibica chỉ hầu như chỉ đáp ứng được phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, khá, phân khúc thị trường bánh cao cấp còn thuộc về bánh nhập ngọai từ các nước có nền sản xuất bánh phát triển như Đan Mạch (Bánh bơ), Bỉ ( Chocolate), Hàn Quốc ( Bánh chocopie)…Phân khúc thị trường cao cấp đang tiếp tục được công ty đầu tư và phát triển để xuất khẩu nhờ sự hợp tác với tập đoàn Lotte Hàn Quốc.
2.3.2.3. Nhà cung cấp
Công ty Bibica là một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn vì vậy công ty luôn chủ động được các nguồn nguyên liệu để sản xuất ngoài các nguyên liệu cơ bản như đường, trứng, bột, bột sữa được mua trong nước theo phương thức đấu thầu (công ty bột mì Bình Đông, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, Vinamilk, công ty đường Biên hòa…); nguyên liệu như chocolate được chính Công ty nhập khẩu; các phụ gia như dầu, muối, hương liệu được mua từ các doanh nghiệp trong nước có uy tín (Tường An); bao bì được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước có thương hiệu (Thành phú, Liksin).
Công ty chủ động ký kết hợp đồng theo năm với các đối tác cung cấp nguyên liệu có uy tín, nhà cung cấp ổn định nhiều năm liền, nguyên liệu chính có nguồn cung cấp chủ yếu trong nước, các nguyên liệu phụ công ty cũng mua từ các doanh nghiệp trong nước ngoại trừ một số loại hương liệu nhập khẩu.
(Tham khảo phụ lục 2: Bảng 2.6: Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu của công ty Bibica)
Để ổn định nguồn hàng, giá cả của nhà cung cấp hàng năm công ty Bibica luôn ký hợp đồng cung ứng nguyên liệu để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho công ty sản xuất. Hơn nữa Bibica cũng là công ty có lợi thế nhất về nguồn nguyên liệu khi có tiền thân là xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty cổ phần đường Biên hòa nên đường nguyên liệu luôn được đảm bào cung cấp ổn định.
41
Vì vậy yếu tố nhà cung cấp ít ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Bibica, do sự dồi dào của nguồn nguyện liệu trên thị trường. Mặt khác, Bibica là nhà sản xuất lớn nên mức độ tác động bất lợi (giá cao, thanh toán ngắn hạn…) của nhà cung cấp đến Bibica không đáng kể một phần do sự chủ động nguồn cung cấp từ công ty Bibica.
2.3.2.4. Những ngƣời nhập ngành
Khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì các rào cản xâm nhập ngành sẽ ngày càng giảm theo lộ trình WTO, do đó có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực về vốn và công nghệ sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam vốn được xem là năng động và có sức tiêu thụ cao.
Vì vậy đã xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường trong nước như: Glico nhà sản xuất bánh kẹo từ Nhật Bản thông qua việc liên doanh với Kinh đô đã mở rộng và xâm nhập thị trường Việt Nam, mới đây Tập đoàn Mondelez International của Mỹ cũng đã mua lại 80% mảng bánh kẹo của Tập đoàn kinh đô hay Nabati thương hiệu bánh kẹo từ Indonesia mới đây đã lên kế hoạch để xây dựng nhà máy tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, các nhà sản xuất nước ngoài trên khắp thế giới cũng đang không ngừng tăng lượng hàng đưa vào Việt Nam thông qua các nhà nhập khẩu trong nước.
Do đó các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao và khắt khe hơn, đòi hỏi phải đầu tư lớn cho các dây chuyền hiện đại, hệ thống xử lý môi trường, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ làm gia tăng đối thủ cạnh tranh mới của Bibica.
2.3.2.5. Sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế đối với các sản phẩm bánh kẹo thường không nhiều vì bánh, kẹo không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống mà chỉ là sản phẩm bổ sung cho đời sống. Bánh, kẹo thường được xem như là sản phẩm để thưởng thức, ăn vặt, cung cấp dinh dưỡng. Đặc biệt bánh, kẹo được xem như một phương tiện giao tiếp xã hội để biếu, tặng. Nên nếu giá thành, chất lượng và mẫu mã không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì rất khó giữ chân được khách hàng. Sản phẩm thay thế bánh kẹo có thể nhìn thấy như các loại mứt, hoa quả...được người tiêu dùng lựa chọn vì độ dinh dưỡng, tươi ngon của nó.
42
Thay vì ăn bánh, kẹo hiện nay người dân có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế mới và phát triển rất nhanh, khi các doanh nghiệp nước ngoài không ngừng xâm nhập vào thị trường Việt Nam ở mảng thức ăn nhanh và các loại hình dịch vụ ăn uống đi kèm. Chính vì vậy, chất lượng bánh, kẹo cần được nâng cao hơn nữa, không ngừng đa dạng về chủng loại để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài Mức độ
quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng 1. Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu
nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. 0.08 3 0.27 2. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn
lớn 0.12 4 0.48
3.Công nghệ sản xuất chế biến ngày càng phát
triển nên chất lượng sản phẩm được nâng cao. 0.10 3 0.30 4.Nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp ngày
càng cao. 0.11 4 0.44
5.Mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia nhập
WTO, AEC, TPP. 0.08 2 0.16
6.Cơ hội để hợp tác với nước ngoài ngày càng
nhiều 0.08 2 0.16
7.Các đối thủ tiềm ẩn mới từ nước ngoài khi gia
nhập WTO, AEC, TPP ngày càng nhiều hơn. 0.09 3 0.27 8.Đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước ngày càng tăng.
0.09 3 0.27
9.Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của
khách hàng ngày càng cao. 0.10 3 0.30
10.Khả năng cạnh tranh về giá ngay trên thị
43
11.Các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều. 0.07 2 0.14
Tổng cộng 1 3.03
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phương pháp chuyên gia)
Qua bảng phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ta thấy số điểm quan trọng là 3.03, cao hơn mức trung bình là 2.5, điều này chứng tỏ khả năng phản ứng của công ty Bibica trước những cơ hội và nguy cơ bên ngoài khá tốt. Qua đó thể hiện các chính sách, kế hoạch kinh doanh của công ty Bibica có phản ứng tích cực đối với các cơ hội từ môi trường bên ngoài đồng thời hạn chế được các nguy cơ mang lại.
2.3.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng
Bibica Kinh Đô Hải Hà
Điểm phân loại Điểm quan trọng Điểm phân loại Điểm quan trọng Điểm phân loại Điểm quan trọng 1. Thị phần 0.10 3 0.40 4 0.40 2 0.20
2. Mạng lưới phân phối 0.08 3 0.24 4 0.32 2 0.16
3. Khả năng tài chính 0.09 3 0.27 4 0.36 3 0.27
4. Khả năng cạnh tranh về giá 0.08 3 0.24 4 0.32 2 0.16
5. Chất lượng sản phẩm 0.10 3 0.30 3 0.30 2 0.20
6. Uy tín thương hiệu 0.10 4 0.40 4 0.40 3 0.30
7. Kiểu dáng sản phẩm 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16
8. Hiệu quả quảng cáo 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21
9. Tính đa dạng của sản phẩm 0.09 3 0.27 4 0.36 3 0.27 10. Năng lực đội ngũ tiếp thị
bán hàng 0.09 3 0.27 3 0.27 2 0.18
11. Lòng trung thành của
khách hàng 0.07 3 0.21 3 0.21 2 0.14
12. Chính sách chiết khấu 0.05 3 0.15 3 0.15 2 0.10
Tổng cộng 2.8 3.61 2.35
44
Qua bảng phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh thì công ty Kinh Đô là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với công ty Bibica. Chính vì vậy công ty Bibica cần phải định hướng cải thiện các mặt hàng chưa hoàn thiện để hạn chế các nguy cơ và phát huy những cơ hội cũng như duy trì thị phần dẫn đầu và phát triển các thị phần mới.
2.4. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG CỦA BIBICA 2.4.1. Yếu tố nguồn nhân lực 2.4.1. Yếu tố nguồn nhân lực
Công ty cổ phần Bibica có một lực lượng đội ngũ nhân viên đông đảo, ban lãnh đạo có tầm nhìn, khả năng hoạch định chiến lược, quản lý rủi ro và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phần lớn nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao là một trong những điểm mạnh để công ty gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ và tính chất công việc của Công ty Bibica
Stt Phân loại Số ngƣời Tỷ trọng (%)
1 Theo trình độ
Trên Đại học 4 0.23%
Đại học 248 14.53%
Cao đẳng 93 5.45%
Trung cấp, công nhân kĩ thuật lành nghề 541 31.69%
Lao động phổ thông 821 48.10%
2 Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp sản xuất 665 38.96%
Lao động gián tiếp, phục vụ sản xuất 430 25.19% Lao động lực lượng bán hàng toàn quốc 612 33.28%
3 Tổng cộng 1,707 100%
( Nguồn: Báo cáo thường niên công ty Bibica) Để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động và các bộ phận hoạt động hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động. Công ty thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, khen thưởng theo quý, tháng, nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích kinh doanh xuất sắc, vượt kế hoạch chỉ tiêu đề ra bằng cách thăng chức hay tăng lương. Bên cạnh chính sách khen thưởng thì công ty cũng đồng thời áp dụng các hình thức phạt
45
đối với các cá nhân, tập thể có thành tích yếu kém như giảm lương, giảm các chế độ khác…
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư, người lao động. Bằng các hình thức như cử cán bộ đi học tập tại các trung tâm đào tạo uy tín hoặc thuê những người có trình độ chuyên môn cao về giảng dạy tại công ty.
Tuy nhiên, nghiệp vụ quản lý nhân sự chưa chuyên nghiệp, tỷ lệ nhân viên bỏ việc còn cao, chế độ đãi ngộ chưa thật thoả đáng. Vì vậy, Công ty cần quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý nhân sự, chế độ lương, thưởng… để nhân viên có thế gắn bó lâu dài và cùng công ty đạt được những thành công trong tương lai.
2.4.2. Yếu tố nghiên cứu phát triển
Trong những năm qua công ty Bibica có những bước phát triển không ngừng trong hoạt động nghiên cứu phát triển như mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất các nhà máy. Từ những sản phẩm bánh, kẹo truyền thống công ty đã đầu tư sản xuất thêm nhiều dòng sản phẩm mới, đăc biệt công ty đã nhập nhiều dây chuyền sản xuất bánh kẹo để nâng cao chất lượng cũng như tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời Bibica đã triển khai họat động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức như tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty và nhà phân phối, từ đó Bibica luôn nhận được những thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm và sản xuất những sản phẩm mới đáp ứng nhu