5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Đánh giá về tổ chức bộ máy nhân sự quản lý chi trả Bảo hiểm xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.8 dƣới đây:
Bảng 3.8: Tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Thang đo
khảo sát Câu hỏi khảo sát
Thang điểm Tổng số Trung bình 1 2 3 4 5 Tổ chức bộ máy quản lý, chi trả BHXH
Nhân viên BHXH có nghiệp
vụ tốt 0 32 87 49 32 200 3,41
Nhân viên BHXH có kinh nghiệm trong việc thực hiện quản lý và chi trả BHXH
0 0 95 63 42 200 3,74 Nhân viên BHXH có thái độ
nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc
25 48 76 27 24 200 2,89 Tổ chức bộ máy BHXH tại
huyện Hiệp Hòa đáp ứng đƣợc thực tế yêu cầu của công tác BHXH tại địa phƣơng
14 39 92 31 24 200 3,06
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2014
Công tác tổ chức bộ máy quản lý và chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đƣợc đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu.
Thứ nhất, đánh giá về nghiệp vụ của Nhân viên chi trả. Nhìn chung nghiệp vụ của nhân viên chi trả vẫn chƣa đạt đƣợc sự đồng thuận cao của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Có 32/200 phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng, 87 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập và 81/200 phiếu lựa chọn phƣơng án hài lòng và hoàn toàn hài lòng. Kết quả thu thập cho mức điểm trung bình là 3.41. Nhƣ vậy đánh giá chung với mức điểm này thì nhân viên BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có chuyên môn nghiệp vụ nhìn chung mới ở mức độ khá. Vì vậy, cần tiếp tục bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ BHXH tại huyện Hiệp Hòa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, đánh giá về kinh nghiệm của nhân viên BHXH trong công tác quản lý và chi BHXH. Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá khá cao, trong tổng 200 phiếu lựa chọn thì không có phiếu nào lựa chọn phƣơng án không hài lòng và rất không hài lòng. Số phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập tƣơng đối cao chiếm 95 phiếu tƣơng ứng với 47.5% và có tới 103 phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng. Nhƣ vậy kinh nghiệm của nhân viên BHXH về công tác quản lý chi trả BHXH đạt đƣợc sự hài lòng cao của ngƣời phỏng vấn. Chính điều này nâng mức điểm trung bình lên 3,74 điểm. Đây là một trong những dấu hiệu tốt trong công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa.
Thứ ba, về thái độ phục vụ của nhân viên trong công việc. Chỉ tiêu này vẫn còn nhiều hạn chế. Khi phỏng vấn về sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của nhân viên BHXH tại huyện Hiệp Hòa cho thấy sự hài lòng của ngƣời đƣợc phỏng vấn chƣa cao. Tỷ lệ lựa chọn phƣơng án 1 và 2 lên đến 73 phiếu tƣơng ứng với 36.5%. Trong khi đó, tỷ lệ ngƣời lựa chọn phƣơng án 4 và 5 là 51/200 phiếu chỉ đạt mức 25.5%. Vì vậy mức điểm trung bình của chỉ tiêu này rất thấp mới chỉ đạt đƣợc 2,89 điểm. Qua kết quả này phần nào phản ánh đƣợc thái độ của nhân viên BHXH tại huyện Hiệp Hòa vẫn chƣa có sự nhiệt tình trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, cần có các giải pháp để nâng cao sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên.
Thứ tƣ, công tác tổ chức bộ máy BHXH tại huyện Hiệp Hòa nhìn chung là đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý chi trả BHXH tại địa phƣơng nhƣng vẫn chƣa cao. Mức điểm trung bình của phƣơng án này là 3,06 điểm. Trong đó, số phƣơng án lựa chọn hài lòng và rất không hài lòng là 53/200 phiếu. Có 55 phiếu lựa chọn phƣơng án hoàn toàn hài lòng và hài lòng. 92 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập. Vì vậy, để công tác quản lý chi trả BHXH nói riêng và công tác quản lý BHXH nói chung tại huyện Hiệp Hòa đạt tỷ lệ cao cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy quản lý BHXH tại huyện nhiều hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ đây có thể thấy, thực trạng về cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự quản lý của BHXH huyện Hiệp Hòa là còn hạn chế, điều này ảnh hƣởng khá lớn tới hiệu quả công tác quản lý chi trả BHXH của huyện. Vì thế trong thời gian tới, BHXH huyện cần chú trọng khắc phục triệt để những tồn tại này.
3.3.3. Đánh giá về quản lý đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội
Để đánh giá kết quả nghiên cứu quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.9 dƣới đây.
Bảng 3.9: Kết quả nghiên cứu quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH Thang đo
khảo sát Câu hỏi khảo sát Thang điểm Tổng số Trung bình 1 2 3 4 5 Quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm xã hội
Công tác quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện đúng quy trình
0 0 89 68 43 200 3,77
Công tác quản lý đối tƣợng hƣớng bảo hiểm đƣợc BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện chính xác, không bỏ sót đối tƣợng
10 34 78 47 31 200 3,28
BHXH huyện tiến hành sửa chữa những sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng, hợp lý
18 42 69 43 28 200 3,11
Nguồn: Tổng hợp từ kế quả điều tra của tác giảnăm 2014
Căn cứ vào bảng số liệu 3.9 cho thấy công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH nhìn chung đƣợc đánh giá ở mức độ khá và tốt.
Thứ nhất, về việc thực hiện đúng quy trình của công tác quản lý đối tƣợng hƣởng bảo hiểm. Chỉ tiêu này đạt điểm trung bình khá cao ở mức 3.77 điểm. Bảng số liệu tổng hợp cho thấy không có phƣơng án nào lựa chọn thang điểm rất không hài lòng và không hài lòng. Có tới 89/200 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập, số phƣơng án lựa chọn hài lòng và rất hài lòng chiếm tổng số là 111/200 phiếu chiếm 55.5%.Tỷ lệ này tƣơng đối cao. Đặc biệt không có phƣơng án nào lựa chọn thang điểm 1 và 2 tức là không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có phƣơng án nào rất không hài lòng và không hài lòng với sự lựa chọn này. Vì vậy mà thang điểm trung bình tƣơng đối cao. Nhƣ vậy có thể nói BHXH huyện Hiệp Hòa thực hiện tƣơng đối tốt về quy trình của công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm.
Thứ hai, trong công tác quản lý các đối tƣợng hƣởng BHXH thì không thể không đề cập tới vấn đề sai sót hoặc bỏ qua các đối tƣợng hƣởng BHXH. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH huyện Hiệp Hòa đƣợc đánh giá mở mức độ tƣơng đối khá. Tuy nhiên, số lƣợng phƣơng án lựa chọn mức độ rất không hài lòng và không hài lòng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Số phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng chiếm tỷ lệ là 10/200 phiếu tƣơng ứng với 5%. Số phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng là 34/200 phiếu chiếm tỷ lệ là 17%. Có tới 78 phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập chiếm tỷ lệ 39%. Số phiếu lựa chọn phƣơng án hài lòng và rất hài lòng là 78 phiếu. Kết quả này kéo theo điểm trung bình ở mức chƣa cao và đạt 3,28 điểm. Do vậy, có thể nói công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm tại huyện Hiệp Hòa vẫn chƣa đƣợc chính xác cao và vẫn còn bỏ sót đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Vì vậy BHXH huyện Hiệp Hòa cần quan tâm hơn nữa để công tác quản lý đối tƣợng bảo hiểm đạt đƣợc độ chính xác cao và đem lại sự hài lòng cao hơn cho đối tƣợng đƣợc bảo hiểm.
Thứ ba, về việc tiến hành sửa chữa những sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng và hợp lý. Số điểm trung bình của chỉ tiêu này đạt 3,11 điểm. Với mức điểm trung bình này cho thấy công tác quản lý BHXH tại huyện Hiệp Hòa về sửa chữa các sai sót chƣa đạt đƣợc sự hài lòng cao của các đối tƣợng đƣợc quản lý. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy có tới 18 phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng, 42 phiếu lựa chọn phƣơng án không hài lòng. Nhƣ vậy, tổng số phiếu lựa chọn phƣơng án rất không hài lòng và không hài lòng là 60/200 phiếu, chiếm tới 30% số phiếu lựa chọn. Số phiếu lựa chọn phƣơng án trung lập là 69/200 chiếm tỷ lệ 34.5%. Số phiếu lựa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chọn phƣơng án rất hài lòng và hài lòng mới chỉ đạt 71 phiếu tƣơng ứng với tỷ lệ 35.5%. Kết quả này cho thấy bảo hiểm xã hội cần phải quan tâm hơn nữa trong việc sửa chữa các sai sót trong quá trình quản lý đối tƣợng một cách nhanh chóng và hợp lý để công tác quản lý BHXH tại huyện Hiệp Hòa ngày càng đƣợc hoàn thiện tốt hơn nữa, xây dựng và mở rộng đƣợc quỹ BHXH cho huyện góp phần vào việc xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội cho tỉnh Bắc Giang.
3.3.4. Đánh giá về việc lập, chấp hành và quyết toán chi Bảo hiểm xã hội
Công tác lập, chấp hành và quyết toán chi đang đƣợc thực hiện tại BHXH huyện Hiệp Hòa nhƣ sau.
* Lập kế hoạch Chi BHXH
Ngày 20 hàng tháng cán bộ chính sách của BHXH Hiệp Hòa tổng hợp số liệu ( là đối tƣợng tăng, giảm của 26 xã, thị trấn gửi đến rồi chuyển số liệu về phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh Bắc Giang.
Phòng chế độ chính sách BHXH tỉnh Bắc Giang tổng hợp số liệu tăng, giảm của 10 huyên, thành phố gửi đến sau đó tính toán ra số tiền phải trả ( số tiền chi hàng tháng + số tiền chi đối tƣợng tăng - số tiền đối tƣợng chết)gửi về Ban kế hoạch tài chính của BHXH việt Nam.
BHXH Việt Nam căn cứ kế hoạch chi của BHXH tỉnh Bắc Giang rồi chuyển nguồn kinh phí về cho BHXH tỉnh Bắc Giang.
BHXH Bắc Giang (cụ thể phòng KHTC) căn cứ vào số liệu từ phòng chế độ chính sách BHXH Bắc Giang chuyển sang nhƣ danh sách chi trả, số tiền phải trả rồi chuyển nguồn kinh phí và danh sách chi về cho BHXH huyện Hiệp Hòa.
* Thực hiện kế hoạch Chi BHXH
Chi trả BHXH cũng đƣợc thực hiện bằng chuyển khoản. Hàng tháng, căn cứ vào bản sao quyết định hƣởng chế độ BHXH và danh sách của đối tƣợng tăng, giảm do phòng Quản lý chế độ Chính sách chuyển sang và danh sách báo giảm do BHXH huyện gửi đến, phòng Kế hoạch Tài chính kiểm tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lại số liệu (đối tƣợng, số tiền) để lập danh sách chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, tổng hợp danh sách chi trả, danh sách đối tƣợng hƣởng trợ cấp một lần và truy lĩnh, lập chi tiết cho từng đối tƣợng và tách riêng thành 2 nguồn (ngân sách Nhà nƣớc, Quỹ BHXH).
(1) BHXH huyện chi trả cho các đối tƣợng là NLĐ đang làm việc gồm: đối tƣợng hƣởng trợ cấp một lần theo Điều 28 Điều lệ BHXH, ngƣời bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hƣởng chế độ 1 lần, mai táng phí, tuất một lần và trợ cấp một lần đối với ngƣời nghỉ hƣu có trên 30 năm đóng BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động thuộc BHXH tỉnh tổ chức quản lý thu và ghi sổ BHXH. Đồng thời BHXH huyện thực hiện uỷ nhiệm chi cho kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN &PTNT huyện Hiệp Hòa theo yêu cầu.
(2) Kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN & PTNT huyện Hiệp Hòa thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của BHXH tỉnh về kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN&PTNT của huyện.
(3) BHXH huyện có thể trực tiếp hoặc thông qua đại lý chi trả cho NLĐ đang làm việc đƣợc BHXH tỉnh uỷ quyền và các đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH một lần thuộc các đơn vị BHXH huyện trực tiếp quản lý.
(4) Hoặc có thể uỷ nhiệm chi cho Kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng NN&PTNT các huyện chuyển tiền về tài khoản của đơn vị sử dụng lao động.
(5) Các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp chi trả cho các đối tƣợng.
* Lập báo cáo thanh quyết toán chi:
- BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện thực hiện .
+ Hàng tháng lập 2 bộ gồm: báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách thu hồi kinh phí chi quản BHXH, danh sách đối tƣợng chƣa nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách báo giảm hƣởng BHXH. Trong đó một 1 gửi BHXH tỉnh trƣớc
ngày 30 hàng tháng, một bộ lƣu lại huyện.
+ Hàng quý căn cứ để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức ; lập 2 bản báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức kèm theo danh sách đối tƣợng nghỉ hƣởng chế độ tính đến tháng cuối quý trên địa bàn huyện quản lý. Một bản lƣu lại huyện, bản còn lại gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 5 đầu tháng sau.
BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán của BHXH các huyện, thị và việc chi thực tế của BHXH tỉnh:
+ Lập 2 bộ báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH tách nguồn đảm bảo, kèm theo biểu thuyết minh đối tƣợng tăng (giảm) hƣởng BHXH do 2 nguồn đảm bảo. Một bộ gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam, một bộ lƣu lại tỉnh.
+ Hàng tháng, căn cứ vào danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH của BHXH các huyện, thị lập biểu tổng hợp không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH toàn tỉnh và lƣu lại tỉnh.
+ Hàng quý, tổ chức xét duyệt báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức do BHXH huyện duyệt chi báo cáo chi trả trực tiếp cho các đối tƣợng BHXH tỉnh quản lý để lập : 2 bản báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức ; 2 bản báo cáo thu hồi kinh phí (nếu có) và biểu thống kê số chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức, một bản lƣu lại BHXH tỉnh, một bản gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15 tháng đầu của quý sau.
+ Hàng quý BHXH tỉnh lập báo cáo tổng hợp đóng Bảo hiểm y tế cho đối tƣợng hƣởng BHXH theo quy định, để làm căn cứ thanh toán và cuối năm thanh lý hợp đồng Bảo hiểm y tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.5. Đánh giá về tổ chức các quy trình, thủ tục nghiệp vụ trong công tác chi trả Bảo hiểm xã hội chi trả Bảo hiểm xã hội
Để đánh giá quy trình chi trả BHXH, tác giả đánh giá quy trình chi trả thông qua chi trả BHXH thƣờng xuyên và chi trả ngắn hạn. Kết quả của công tác đánh giá quy tình chi trả đƣợc đánh giá thông qua bảng số liệu 3.10 dƣới đây:
Bảng 3.10: Đánh giá quy trình chi trả tại huyện Hiệp Hòa Thang đo
khảo sát Câu hỏi khảo sát
Thang điểm Tổng số Trung bình 1 2 3 4 5 Quy trình chi trả Chi trả thƣờng xuyên Hoạt động chi trả BHXH thƣờng xuyên diễn ra đúng thời gian, không chậm trễ
15 25 98 32 30 200 3,19
BHXH thông báo cho ngƣời đƣợc hƣởng những thông tin về thời gian chi trả chính xác, không trì hoãn nhiều lần 25 32 87 32 24 200 2,99 Chi trả ngắn hạn
Việc xử lý hồ sơ chi trả ngắn hạn cho các đối tƣợng đƣợc thực hiện nhanh chóng
35 47 79 23 16 200 2,69 Công tác chi trả cho
đối tƣợng hƣởng BHXH ngắn hạn diễn ra chính xác, không gây khó khăn cho ngƣời đƣợc hƣởng