Khái niệm và vai trò của quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiển xã hội trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội

1.2.1.1. Khái niệm Chi bảo hiểm xã hội

Chi BHXH là việc các cơ quan Nhà nƣớc (cụ thể là cơ quan BHXH) sử dụng số tiền thuộc nguồn quỹ BHXH để dùng chi trả cho các hoạt động của BHXH cụ thể nhƣ sau:

- Chi trợ cấp các chế độ BHXH. - Chi phí quản lí bộ máy BHXH. - Chi đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH.

Quá trình sử dụng quỹ BHXH mà phần sử dụng nhiều nhất là để chi trả cho các chế độ còn phụ thuộc vào việc thành lập quỹ theo phƣơng thức nào?

Nếu chỉ thành lập một quỹ BHXH tập trung thống nhất thì việc chi trả cũng phải đảm bảo tính thống nhất theo nội dung chi. Điều đó có nghĩa là tất cả các nguồn thu BHXH đều đƣợc tập trung để hình thành một quỹ, sau đó quỹ đƣợc sử dụng để chi các chế độ, chi quản lý và đầu tƣ. Phƣơng thức này rất đơn giản và tác dụng chủ yếu là quản lí quỹ đƣợc tập trung, cho nên dễ dàng điều tiết giữa các chế độ BHXH trong quá trình chi trả.

Nếu quỹ BHXH đƣợc hình thành theo 2 loại: quỹ BHXH ngắn hạn, quỹ BHXH dài hạn thì việc chi trả và quản lí chi sẽ cụ thể hơn. Quỹ BHXH ngắn hạn nhƣ: Ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN. Nguồn quỹ này sẽ đƣợc cân đối từng năm, thậm chí có thể hình thành ngay trong từng doanh nghiệp để chi trả trực tiếp. Quỹ BHXH dài hạn đƣợc sử dụng để chi trả cho các chế độ dài hạn nhƣ: hƣu trí, tử tuất. Nguồn quỹ này phải đảm bảo cân đối trong nhiều năm và dùng tài khoản cá nhân trong quá trình chi trả là sát thực tế nhất. Phƣơng thức này đảm bảo cho công tác chi trả sát thực tế và đúng mục đích hơn. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho NLĐ thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia chế độ BHXH dài hạn.

Nếu quỹ BHXH đƣợc thành lập theo từng chế độ: quỹ ốm đau, thai sản, hƣu trí...(hay còn gọi là quỹ BHXH thành phần), thì việc chi trả sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

càng trở nên đơn giản hơn và đảm bảo đúng mục đích. Nội dung chi trả gắn liền với nội dung kinh tế, xã hội của từng chế độ hoặc từng nhóm chế độ. Chính vì vậy, mỗi chế độ có thể hình thành một quỹ và mỗi loại quỹ sẽ đƣợc hạch toán độc lập, bảo tồn và tăng trƣởng quỹ. Phƣơng thức này có ƣu điểm là dễ dàng cân đối thu chi từ đó góp phần xác định mức đóng và mức hƣởng trong từng chế độ một cách chính xác. Ngoài việc chi trả trợ cấp theo chế độ BHXH, quỹ BHXH còn đƣợc sử dụng cho chi phí quản lí nhƣ tiền lƣơng cho những ngƣời làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác... Phần quỹ nhàn rỗi phải đƣợc đem đầu tƣ sinh lợi. Mục đích đầu tƣ quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trƣởng nguồn quỹ.

Quá trình chi trả BHXH phải đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời. Đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình chi trả đƣợc thuận lợi và đúng với qui định của các văn bản hƣớng dẫn chi các chế độ BHXH do BHXH Việt Nam qui định trong điều lệ BHXH mà Quốc hội ban hành.

Việc chi BHXH trƣớc hết phải tuân theo nguyên tắc chi đúng đối tƣợng tức là thuộc đối tƣợng nào thì chi cho đối tƣợng đó, thu ở chế độ nào thì chi cho chế độ đó. Theo tính toán của BHXH Việt Nam thì đến năm 2020, cơ bản NSNN không còn phải bao cấp, vì cán bộ, công chức, NLĐ đã tham gia đóng góp xây dựng quỹ BHXH. Lƣợng tiền tồn tích lũy để giành của NLĐ để sau này về hƣu, hiện nay đã đƣợc trên 49 nghìn tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Chính phủ nguồn quỹ BHXH tồn tích bƣớc đầu, đầu tƣ có hiệu quả nhƣ mua công trái, cho các ngân hàng vay để sinh lời... nhờ đó đã có một số dự án lớn đã đƣợc triển khai nhƣ trƣờng học, bệnh viện, đƣờng sá... Các dự án này đã tạo việc làm cho hàng vạn NLĐ, từ đó NLĐ tiếp tục tham gia BHXH, phát triển nguồn quỹ, góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

1.2.1.2. Khái niệm Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội

Đối với hoạt động chi BHXH cũng cần có quản lý chi trả BHXH, đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Theo quyết định 488/QĐ-BHXH ban hành ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

23/05/2012, “Quản lý chi trả BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH. Các hoạt động đó đƣợc thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nƣớc và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt đƣợc mục tiêu chi đúng đối tƣợng, chi đủ số lƣợng và đảm bảo đến tận tay đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng đúng thời gian quy định”.[7]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý chi bảo hiểm xã hội

(1): Theo quy định hiện hành, Ngân sách Nhà nƣớc cấp đủ kinh phí cho BHXH Việt Nam để chi trả cho các đối tƣợng đang hƣởng các chế độ BHXH từ 01/01/1995 trở về trƣớc. Hàng năm căn cứ vào số đối tƣợng đang hƣởng các chế độ BHXH có mặt đến cuối năm trƣớc và chế độ đƣợc hƣởng của từng loại đối tƣợng, BHXH Việt Nam phải lập dự toán chi BHXH cho các đối

Bảo hiểm xã hội Việt Nam Quỹ Bảo hiểm xã hội Bộ Tài chính Ngân sách Nhà nƣớc

Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Đơn vị sử dụng lao động và NLĐ

Đơn vị sử dụng lao động, NLĐ

Bảo hiểm xã hội quận, huyện

Đại lý chi trả ở phƣờng, xã Đối tƣợng hƣởng BHXH thƣờng xuyên hàng tháng 4 6 4 2 1 4 4 3 5 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tƣợng để trình Hội đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và tổng hợp vào tổng dự toán NSNN để trình Quốc hội. Căn cứ vào dự toán đƣợc Quốc hội phê chuẩn, hàng quý, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi BHXH (phần do NSNN đảm bảo) cho BHXH Việt Nam để có nguồn kinh phí chi cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH. Khi kết thúc năm kế hoạch, BHXH Việt Nam phải tổng hợp báo cáo quyết toán chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nƣớc cấp) do BHXH các huyện và BHXH các tỉnh đã thực chi để gửi Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính kiểm tra và quyết định phê duyệt chi BHXH của toàn ngành.

(2): Hàng tháng, BHXH Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh, thành phố thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ trên cơ sở các chế độ, chính sách mà NLĐ đƣợc hƣởng. BHXH tỉnh đƣợc mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" và chỉ đƣợc phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH quận, huyện để có nguồn kinh phí chi cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do BHXH huyện trực tiếp quản lý. Một tài khoản mở ở Kho bạc Nhà nƣớc để tiếp nhận kinh phí hạn mức do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tƣợng đang đƣợc hƣởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01/01/1995 trở về trƣớc (là các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do NSNN đảm bảo). Một tài khoản mở ở Ngân hàng No và PTNT để tiếp nhận kinh phí do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01/01/1995 trở đi (là các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo).

(3): Tƣơng tự nhƣ BHXH tỉnh, BHXH quận, huyện đƣợc mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do BHXH huyện quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(4): BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do NLĐ và NSDLĐ lập gửi đến, thực hiện thẩm định, quản lý và tổ chức chi trả cho đối tƣợng đƣợc hƣởng.

(5, 6, 7): Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH thƣờng xuyên hàng tháng. Các đối tƣợng đƣợc quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hƣởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phƣờng). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tƣợng này là phải đầy đủ, đến tận tay ngƣời đƣợc hƣởng và trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng. Việc chi trả cho các đối tƣợng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt (trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phƣờng, xã, tổ dân phố; trong lúc chi trả cho từng ngƣời) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm (thông thƣờng BHXH huyện phải thuê lực lƣợng công an ở địa phƣơng bảo vệ).

Căn cứ vào giấy báo đối tƣợng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hƣởng (tuất, mất sức lao động) và đối tƣợng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và lập danh sách chi tiết từng đối tƣợng, phân theo từng loại chế độ (lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động, TNLĐ - BNN, tuất) và trên từng địa bàn huyện, phƣờng (hoặc xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ BHXH cho BHXH quận, huyện để làm căn cứ chi cho đối tƣợng.

1.2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội

Cơ quan BHXH là tổ chức sự nghiệp có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các chế độ BHXH theo quy định của Nhà nƣớc thông qua hệ thống văn bản pháp quy về BHXH, với nhiệm vụ chủ yếu quản lý nghiệp vụ BHXH gồm: quản lý đối tƣợng, quản lý thu BHXH, quản lý chi trả các chế độ cho NLĐ,… Việc chi trả các chế độ BHXH thƣờng đƣợc cơ quan BHXH tổ chức theo mô hình thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trong đó cơ quan BHXH Trung ƣơng sẽ có trách nhiệm hƣớng dẫn, xét duyệt, cấp phát nguồn kinh phí để chi trả; còn cơ quan BHXH địa phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tƣợng hƣởng BHXH theo đúng chế độ, chính sách và quy định của cơ quan BHXH Trung ƣơng.

Tuỳ theo số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH, loại hình BHXH, tính chất các loại trợ cấp, có nƣớc lập thêm Hội đồng quản trị cơ quan BHXH. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ định hƣớng và thông qua ngân sách, thẩm định kế hoạch hàng năm, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của toàn ngành nói chung và của công tác chi trả BHXH nói riêng.

Thông thƣờng, cơ quan BHXH tổ chức thực hiện chi trả BHXH có một Giám đốc và các Phó giám đốc. Căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động thƣờng có Giám đốc phụ trách tài chính, chuẩn bị ngân sách, điều hành công tác kế toán và kiểm soán nội bộ; Phó giám đốc phụ trách nguồn thu, đăng ký những ngƣời đƣợc bảo hiểm và những NSDLĐ đóng BHXH cho NLĐ; còn một Phó giám đốc phụ trách mảng chính sách. Cũng theo đó sẽ hình thành các bộ phận chức năng nhƣ: Bộ phận kế hoạch tài chính, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận thu, bộ phận chi…

Đối với cấp quản lý chi tại BHXH cấp huyện, các bộ phận chịu trách nhiệm chi bảo hiểm gồm Bộ phận Kế toán Chi, chịu quản lý trực tiếp của Giám độc BHXH huyện. Bên cạnh đó trong công tác quản lý chi còn có sự tham gia của các bộ phận nhƣ: Bộ phận Một cửa, Bộ phận Kiểm tra nội bộ, Bộ phận Chế độ chính sách. Các bộ phận đƣợc quản lý bởi các Phó Giám đốc BHXH cấp huyện theo sự phân cấp quản lý nhƣ sơ đồ dƣới đây.

Phó Giám đốc Giám Đốc Phó Giám đốc BP Sổ BHXH Bộ phận CĐCS BP Một cửa Bộ phận G/định Hành chính BP Kế toán-Chi BP Thẻ BHYT BP Thu BH BP Kiểm tra NB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy BHXH cấp huyện

Nhƣ vậy, quá trình quản lý chi tại BHXH cấp huyện cần sự phối hợp của gần nhƣ toàn bộ các bộ phận trong cơ cấu tổ chức tại BHXH huyện. Do đó trong quá trình thực hiện công tác quản lý cũng nhƣ công tác chi thì khâu quan trọng là sự gắn kết, liên kết giữa các bộ phận này. Điều này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Giám đốc, các Phó Giám đốc quản lý các bộ phận trong việc trao đổi, kiểm tra kết quả làm việc của các bộ phận mà mình quản lý một cách hiệu quả.

1.2.1.4. Vai trò của quản lý chi Bảo hiểm xã hội

+ Đối với NLĐ: BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân NLĐ cũng nhƣ gia đình họ khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập, từ đó tạo ra tâm lý yên tâm ổn định trong cuộc sống cũng nhƣ trong lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội.

+ Đối với NSDLĐ: BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp NSDLĐ đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống, từ đó góp phần ổn định môi trƣờng lao động, ổn định xã hội, nâng cao trách nhiệm của NLĐ, nâng cao năng suất lao động.

+ Đối với Nhà nƣớc: BHXH là công cụ quan trọng giúp Nhà nƣớc thực hiện chức năng xã hội đƣợc tốt hơn nhằm đạt tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội: Thông qua các quy định về BHXH đối với NLĐ và NSDLĐ, Nhà nƣớc thực hiện việc điều tiết lợi ích, quyền lợi của các bên. Nói cách khác, Nhà nƣớc sử dụng pháp luật để can thiệp vào mối quan hệ chủ - thợ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho NLĐ tạo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩa vụ của công dân, phân phối lại thu nhập, từ đó phát huy tốt nhân tố con ngƣời, kết hợp tốt giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

BHXH không những trợ giúp đắc lực cho Nhà nƣớc phân phối lại thu nhập, điều tiết lợi ích các bên, mà BHXH còn là kênh huy động vốn có hiệu quả cung cấp nguồn tiền tệ lớn cho việc đầu tƣ phát triển đối với nền kinh tế và cũng chính điều này là sự đảm bảo cho quỹ BHXH đƣợc bảo toàn và phát triển tránh sự trƣợt giá của đồng tiền theo thời gian.

1.2.1.5. Các chức năng, nhiệm vụ của quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội cấp huyện

* Chức năng

- Hoạch định: BHXH cấp huyện thể hiện chức năng hoạch định trong việc xây dựng kế hoạch công tác chi của quỹ BHXH trong đó chủ yếu là kế hoạch về số lƣợng tiền, số lƣợng đối tƣợng chi trả theo từng tháng để báo cáo lên BHXH cấp tỉnh. Để làm đƣợc điều này, BHXH cấp huyện hàng tháng cần thực hiện công tác tính toán nhu cầu sử dụng kinh phí của quỹ BHXH một cách chi tiết bằng việc quản lý một cách chính xác số lƣợng tăng, giảm của các đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH trên địa bàn huyện.

- Tổ chức: Chức năng tổ chức trong quản lý chi trả BHXH đƣợc thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi trả bảo hiển xã hội trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 40)