5. Kết cấu của đề tài
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
đƣợc hƣởng theo quy định mới, để đối tƣợng dễ dàng kiểm tra chế độ của mình trong quá trình chi trả (kể cả đối tượng lĩnh qua tài khoản ATM).
Đã thực hiện tốt kế hoạch phối hợp với Công an Thành phố trong công tác bảo vệ, vận chuyển tiền mặt về địa bàn phƣờng, xã trong những ngày chi trả.
Ngoài ra, BHXH Thành phố còn quan tâm đến công tác tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ chi trả cho đại diện chi trả phƣờng, xã kịp thời theo các quy định hiện hành, qua đó, các đại diện chi trả đã nắm bắt các quy định mới để tổ chức tốt công tác chi trả trên địa bàn. Công tác báo tăng, giảm đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc đại diện chi thực hiện kịp thời, đúng quy định (kiểm soát chắt chẽ đối tượng hưởng như: di chuyển, tăng mới hoặc từ trần ). Qua các đợt kiểm tra chƣa phát hiện sai sót.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố long xuyên bình quân một tháng có gần 6.500 đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH hàng tháng. Trong đó, đối tƣợng hƣởng BHXH thƣờng xuyên hàng tháng trên 3.300 đối tƣợng, hƣởng BHXH 1 lần gần gần 200 đối tƣợng, ốm đau- thai sản trên 60 lƣợt ngƣời, thất nghiệp gần 150 đối tƣợng. Bình quân chi 1 tháng trên 12 tỷ.
Đạt đƣợc kết quả trên là nhờ làm tốt công tác tham mƣu, tổ chức, phối hợp trong công tác triển khai thực hiện công tác chi trả, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức, viên chức BHXH Thành phố đã giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn.
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Trong những năm qua huyện Đồng Hỷ đã đạt nhiều thành tích trong công tác thu và công tác chi. Đặc biệt là công tác chi trả BHXH huyện Đồng Hỷ làm rất tốt và đạt hiệu quả cao năm 2013. BHXH huyện Đồng Hỷ đã quản lý trên 6000 đối tƣợng hƣởng các chế độ với doanh số chi lên đến 15 tỷ mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tháng. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng các chế độ, BHXH huyện Đồng Hỷ làm tƣơng đối tốt là do đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan trong huyện. Bên cạnh đó BHXH huyện Đồng Hỷ luôn tổ chức sát sao các đợt thanh tra, kiểm tra đến từng xã và từng đại diện chi trả tại các xã, thị trấn. Việc quản lý quỹ tiền mặt và đảm bảo tiền chi ra theo đúng quy định. Hiện nay BHXH huyện Đồng Hỷ đang thực hiện phƣơng thức chi trả hàng tháng là ký hợp đồng với các đại diện chi trả các xã, thị trấn do UBND xã, thị trấn đứng ra bảo lãnh còn chi BHXH 1 lần là do cán bộ kế toán của đơn vị chi trực tiếp đến tận tay đối tƣợng hƣởng. Do có sự quản lý chặt chẽ trong các khâu chi nên những năm qua BHXH luôn làm tốt công tác chi góp phần rất lớn vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chi của toàn tỉnh.
BHXH huyện Đồng Hỷ xây dựng đƣợc cơ chế thông tin thƣờng xuyên, gắn bó giữa BHXH huyện với các đại lý chi trả và chính quyền huyện trong việc triển khai công tác chi trả bảo hiểm an toàn. Hàng tháng BHXH huyện đều đề nghị lãnh đạo huyện bố trí công an huyện thực hiện công tác an ninh, bảo đảm an toàn cho xe chở tiền sau khi BHXH rút tiền tại ngân hàng. Đồng thời đội ngũ công an xã, phƣờng thị trấn cũng luôn túc trực bảo vệ địa điểm chi trả bảo hiểm. Đây là một sự liên kết rất hiệu quả trong công tác chi trả bảo hiểm tại huyện Đồng Hỷ.
Trong công tác quản lý chi trả BHXH còn thực hiện rất tốt công tác quyết toán, trong đó bố trí hai nhân viên có trình độ kế toán tốt, đảm nhận nhiệm vụ làm báo cáo, hồ sơ thanh quyết toán, có sự kiểm tra chéo để giảm thiểu sai sót. Điều này giúp cho công tác quyết toán chi trả tại BHXH đƣợc thực hiện rất nhanh và chính xác.
1.4.4. Những b về quản lý chi trả cho Bảo hiểm xã hội
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
công tác chi trả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
An Giang, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên :
nhất:
, H
và quyền lợi cho ngƣời tham gia BHXH.
hai: Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động BHXH, trong đó có công tác chi trả thông qua việc định hƣớng, xây dựng pháp luật, chính sách đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó cần phải xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp trục lợi BHXH.
ba: Công tác chi trả BHXH phải đƣợc quản lý chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để đảm bảo nguyên tắc về chi đó là chi đúng, chi đủ, nhanh chóng, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho ngƣời thụ hƣởng.
tư: Thực hiện thu - chi minh bạch các khoản đóng góp BHXH thông qua hệ thống ngân hàng.
năm: Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác chi trả BHXH rất chặt chẽ, hiệu quả và thƣờng xuyên, cơ chế phối hợp của họ đƣợc đặt trên cơ sở thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
sáu: Cần đẩy mạnh cải cách hành chính để có quy trình chi trả BHXH thuận lợi nhất cho ngƣời thụ hƣởng. Cán bộ làm công tác quản lý chi trả BHXH phải đƣợc đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng, hiệu quả công việc, xử lý công việc một cách linh hoạt. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời tham gia BHXH hiểu và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong nội dung Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã thực hiện đƣợc các công việc sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH, khái niệm, vai trò, bộ máy tổ chức, chức năng công tác chi trả BHXH. Nêu lên các nội dung của công tác quản lý chi trả tại BHXH cấp huyện theo quy định hiện nay của BHXH Việt Nam.
- Nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý chi trả BHXH gồm các nguyên tắc bên trong và bên ngoài.
- Nêu lên các bài học kinh nghiệm của công tác quản lý chi trả BHXH một vài huyện nhƣ huyện Vụ Bản - Nam Định, thành phố Long Xuyên - An Giang, Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi trả của BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nhƣ thế nào?
- Để hoàn thiện quản lý chi trả BHXH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2020 cần phải có những giải pháp gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu đƣợc tiến hành trên toàn bộ huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, bao gồm các xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. Tại địa bàn huyện Hiệp Hòa có tất cả 25 xã và 1 thị trấn. Nhƣng do điều kiện có hạn, tác giả sẽ lựa chọn nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH tại một số xã đại diện trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Căn cứ và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những điểm chung điểm riêng của từng xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đảm bảo đại diện đƣợc cho toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tác giả sẽ lựa chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện. Đó là xã Bắc Lý ở vùng phía Bắc, xã Hùng Sơn ở vùng Giữa và xã Hoàng An ở vùng phía Nam, những xã này có thể đại diện cho từng vừng và cho huyện. Căn cứ vào kết quả khảo sát nghiên cứu, tác giả sẽ khái quát đƣợc thực trạng quản lý chi trả BHXH cho toàn huyện.
Để đảm bảo độ chính xác cao và đảm bảo đƣợc tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn phƣơng pháp phát phiếu điều tra khảo sát. Trong luận văn của mình, tác giả phát phiếu điều tra tại 3 xã Bắc Lý, Hùng Sơn và Hoàng An của huyện Hiệp Hòa. Số phiếu mà tác giả tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khảo sát nghiên cứu dự kiến là 210 mẫu.Mỗi xã điều tra 70 mẫu.Đối tƣợng điều tra là những ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Sau khi thu thập phiếu điều tra, qua kiểm tra có 10 phiếu không đạt yêu cầu, chúng tôi đã loại ra. Số phiếu đảm bảo độ tin cậy còn lại là 200 phiếu đƣợc đƣa vào xử lý để phân tích.
2.2.2. Thu thập thông tin
Thông tin đƣợc tác giả tiến hành thu thập bằng hai phƣơng pháp chủ yếu là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp
2.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là các thông tin mà tác giả tiến hành thu thập tại các cơ quan Thống kê, các trƣờng đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những cơ quan đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong nƣớc, các tài liệu nƣớc ngoài có liên quan tới đề tài bao gồm: cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài, các nghiên cứu đi trƣớc về quản lý chi trả BHXH tại các tỉnh và các huyện trên cả nƣớc, các số liệu về công tác chi trả và quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua các báo cáo quyết toán hàng năm của huyện giai đoạn (2011-2013).
2.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp đƣợc tác giả tiến hành thu thập bằng cách phỏng vấn chuyên gia là những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả xác định đƣợc chính xác các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Từ các thông tin sơ cấp tác giả sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa thông qua kết quả của phiếu điều tra khảo sát. Bao gồm: nhóm cán bộ hƣu trí, NLĐ hƣởng các chế độ ngắn hạn, nhóm đại lý chi trả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cấp xã. Phỏng vấn đƣợc thực hiện trên 210 đối tƣợng đang hƣởng các chế độ BHXH trên địa bàn ba xã Bắc Lý, Hùng Sơn và Hoàng An của huyện Hiệp Hòa, trong đó số phiếu thu về có 10 phiếu không hợp lệ. Các phiếu hợp lệ đƣợc tổng hợp dữ liệu để tiến hành phân tích.
2.2.3. Xử lý thông tin
Để tiến hành xử lý thông tin tác giả sẽ tiến hành xử lý bằng hai phƣơng pháp chủ yếu sau: xử lý bằng phần mềm Excel và xử lý bằng hệ thống bảng biểu.
2.2.3.1. Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel
Sau khi gửi bảng câu hỏi đến các đối tƣợng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu trả lời sai và không hợp lệ tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu, tìm ra những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Căn cứ vào kết quả điều tra, tác giả sẽ thống kê đƣợc số liệu và tỷ lệ chính xác về từng ƣu nhƣợc điểm của công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
2.2.3.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị
Ngoài việc xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel, tác giả còn tiến hành tổng hợp thông tin thu thập đƣợc bằng các bảng biểu và đồ thị để ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận với các số liệu và dễ dàng đánh giá so sánh các số liệu hơn.
2.2.4. Phương pháp phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Từ đó nhận biết đƣợc thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phƣơng pháp này có thể tìm ra sự liên quan giữa các nhân tố tác động đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu về sự biến động của số đối tƣợng và số tiền qua 3 năm nghiên cứu. Cho thấy đƣợc sự biến động về số ngƣời và số tiền qua 3 năm tăng hay giảm. Mức độ thay đổi nhƣ thế nào?
- Phương pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích mức điểm đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về thực trạng công tác quản lý chi trả BHXH tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trong đó, mức điểm đánh giá trong khảo sát đƣợc đƣa ra là thang điểm 5 mức độ- thang đo Liker thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu dạng này. Thang đo đƣợc chia ra làm 05 mức độ tƣơng ứng với đánh giá của đối tƣợng khảo sát là:
1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Bình thƣờng 4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý.
Sau khi có đƣợc tổng hợp kết quả đánh giá, việc phân tích đƣợc thực hiện thông qua kết quả mức điểm trung bình cho mỗi đánh giá thông qua 200 ý kiến trả lời. Mức điểm trung bình đƣợc tính theo công thức sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong đó: M là điểm trung bình.
Pi là điểm đánh giá tƣơng ứng với các giá trị từ 1 đến 5. Ki là số ngƣời đánh giá các mức điểm Pi tƣơng ứng. Sau đó giá trị trung bình đƣợc đánh giá theo các mức sau: + Từ 1,00 đến 1,80: Mức yếu
+ Từ 1,81 đến 2,60: Mức kém + Từ 2,61 đến 3,40: Bình thƣờng. + Từ 3,41 đến 4,20: Mức khá + Từ 4,2 đến 5,00: Mức tốt
Đây là mức điểm trung bình đƣợc đánh giá theo tác giả Josep Stander (1992), trong nghiên cứu đánh giá về sự hứng thú trong công việc của nhân viên ngành ngân hàng tại Mỹ. Tác giả đã chia mức điểm thang đo liker 5 mức độ theo 5 mức đánh giá nhƣ trên.
2.2.5. Các chỉ tiêu phân tích
2.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác chi trả Bảo hiểm xã hội.
* Số tiền chi trả BHXH
- Kết quả chi trả BHXH của các chế độ nhƣ: Hƣu trí - tử tuất; mất sức lao động; TNLĐ - BNN; chi BHXH 1 lần; chi trợ cấp các chế độ ngắn hạn (Ốm đau, thai sản, DSPHSK):
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền chi trả BHXH đối tƣợng hƣởng hƣu trí - tử tuất, MSLĐ, TNLĐ - BNN, chi BHXH 1 lần, chi trợ