5. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Những nghiệp vụ chủ yếu trong quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội
Công tác quản lý chi trả BHXH bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:
1.2.2.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ BHXH bao gồm:
- Đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng: Đối tƣợng này lại bao gồm hai loại:
+ Những ngƣời về hƣu trƣớc 1/1/1995 do NSNN đảm bảo. Hàng năm, NSNN chuyển kinh phí của đối tƣợng này sang quỹ BHXH, BHXH Việt Nam có trách nhiệm chi trả đến tay đối tƣợng đƣợc hƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Đối tƣợng về hƣu từ ngày 1/1/1995 trở đi: đối tƣợng này do quỹ BHXH đảm bảo.
- Đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất: Đối tƣợng này có các loại trợ cấp chính: trợ cấp tiền mai táng phí, trợ cấp tiền tuất một lần và trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân ngƣời bị chết theo quy định.
- Đối tƣợng hƣởng trợ cấp ốm đau và thai sản. - Đối tƣợng hƣởng trợ cấp TNLĐ - BNN.
- Từ năm 2009 trở đi có thêm đối tƣợng hƣởng trợ cấp thất nghiệp. Nhƣ vậy Quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH là quản lý về số lƣợng các đối tƣợng theo các nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH đã quy định, sự tăng giảm của các đối tƣợng trong từng nhóm.
1.2.2.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng của các đối tượng được hưởng
Điều kiện và mức hƣởng các chế độ BHXH đƣợc Nhà nƣớc quy định cụ thể trong luật BHXH. Vì vậy, khi tính toán mức hƣởng của từng đối tƣợng, cán bộ BHXH phải căn cứ vào những quy định cụ thể của luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật BHXH để tính toán mức hƣởng cụ thể cho từng ngƣời.
Điều kiện hƣởng chế độ BHXH sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị của quỹ BHXH từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ. Bởi vì khi điều kiện hƣởng chế độ BHXH tƣơng đối rộng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tƣợng, nhiều trƣờng hợp đƣợc thụ hƣởng các chế độ BHXH. Nhƣ vậy số tiền chi từ quỹ BHXH sẽ nhiều. Ngƣợc lại khi điều kiện hƣởng BHXH chặt chẽ thì số đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng từ quỹ BHXH chắc chắn sẽ ít hơn.
Mức hƣởng cao hay thấp cũng ảnh hƣởng khá nhiều đến việc cân đối quỹ BHXH. Để đánh giá mức hƣởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức tiền lƣơng, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.
Quản lý điều kiện hƣởng và mức hƣởng là quản lý về sự phù hợp của các điều kiện và mức chi trả đối với từng đối tƣợng, kiểm tra hồ sơ đề nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hƣởng chế độ BHXH của các đối tƣợng phát sinh, kiểm tra sự thay đổi về chế độ hƣởng, mức hƣởng đối với các đối tƣợng đang quản lý.
1.2.2.3. Quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Hiện nay theo Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tổ chức chi trả cho 5 chế độ chính thức riêng biệt bao gồm:
- Chế độ hƣu trí - Chế độ tử tuất - Chế độ ốm đau - Chế độ thai sản.
- Chế độ TNLĐ - BNN.
BHXH Việt Nam phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp đến tay tất cả các đối tƣợng đủ số lƣợng, đảm bảo thời gian quy định thông qua BHXH tỉnh, TP và BHXH quận, huyện.
Quản lý chi trả bao gồm nhiều công tác, ngoài hoạt động quản lý chi trả trong tổ chức BHXH cấp huyện, thì công tác chi trả còn làm nhiệm vụ quản lý công tác chi trả tiền BHXH đến tận tay ngƣời hƣởng theo đúng thời gian và đúng số lƣợng chi trả.
1.2.2.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế Bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê
Thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả trợ cấp BHXH, đặc biệt là các chỉ tiêu thống kê... sẽ giúp cho công tác quản lý chi trả BHXH đƣợc tốt hơn.
Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ BHXH là công việc đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nhằm đảm bảo sự chính xác trong công tác quản lý về số lƣợng và lƣợng tiền chi trả. Đây là một hoạt động nhằm giúp lãnh đạo BHXH huyện theo dõi đƣợc các số liệu chính xác về công tác chi trả, từ đó có thể thực hiện công tác kiểm tra giám sát cũng nhƣ điều hành một cách hiệu quả hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/