Khả năng tận dụng lợi thế phát triển của ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 100 - 103)

- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước

7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm

3.1.1. Khả năng tận dụng lợi thế phát triển của ASEAN

Trên quan điểm là một khối liên kết, ưu tiên hàng đầu của ASEAN là tăng cường sức mạnh tổng hợp, vị thế cạnh tranh của cả khối với tư cách là một “chủ thể- nhóm”, đồng thời là tăng cường sức mạnh và vị thế của từng thành viên. Báo cáo của Mc Kinsey & Company đã đánh giá khá toàn diện, khách quan năng lực cạnh tranh thức tế của ASEAN, và những lợi thế này chính là điểm hấp dẫn FDI vào khu vực này. Có thể tổng kết ở 4 góc độ: Lợi thế về tự nhiên, lợi thế nhờ quy mô kinh tế, cơ cấu công nghiệp năng động và khả năng tự do hóa, liên kết kinh tế [15]

ASEAN có tiềm năng và lợi thế phát triển tự nhiên không nhỏ, với nguồn lực cơ bản dồi dào bao gồm dầu mỏ, gỗ, cây công nghiệp, lương thực và thủ sản. 7 thành viên ASEAN có các nguồn dầu khí, khí đốt dồi dào đặc biệt là Inđônêsia và Brunei. ASEAN kiểm soát 40% tổng nguồn cung dầu lửa và khí đốt của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, và đem lại cho khu vực này 40-50 tỷ USD mỗi năm. Là nhà cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 19% thị phần thế giới về gỗ tròn, 10% về gỗ nội thất...Với vị trí là đối tác lớn hàng đầu thế giới về thủy sản, ASEAN đóng góp 10% sản lượng cá thế giới. Vị trí địa lý cũng là một lợi thế tự nhiên của ASEAN, gắn với Thái Bình Dương và nối thông sang Ấn Độ Dương, khu vực này có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong giao lộ vận tải, hàng hải, hàng không lớn, có sức tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới. Đây là yếu tố đặc biệt thuận lợi cho ASEAN, tạo cho nó sức hấp dẫn lớn về thương mại và đầu tư. Cho đến nay, bất chấp hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997, sức phát triển của ASEAN được gọi là “thần kỳ” so với nhiều khu vực khác, đặc biệt là các nước ĐPT. Đó chủ yếu là sự nỗ lực của từng quốc gia riêng lẻ (ASEAN-6) đã tạo dựng một hình ảnh khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô thị trường lớn, có sức hấp dẫn đối với toàn thế giới. Các số liệu tổng quát cho thấy quy mô kinh tế của ASEAN là khá lớn, với hơn 520 triệu người, sản xuất ra khối lượng GDP không nhỏ (542,9 tỷ USD hoặc 1806,1 tỷ USD tính theo ngang giá sức

mua), thị trường tiêu dùng có dung lượng lên tới 320 tỷ USD mỗi năm (khoảng hơn 1000 tỷ USD nếu tính theo PPP) và tốc độ tăng trưởng nhanh là những chỉ số chứng tỏ ASEAN có tiềm năng phát triển và sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư [15, tr.32] 714.2 1806.1 2930 3193 5111.2 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Quy mô GDP của ASEAN và một số nước 2002 (tỷ USD)

Series1 714.2 1806.1 2930 3193 5111.2

Hàn Quốc ASEAN Ấn Độ Nhật Bản Trung Quốc

Hình 3.1: Quy mô GDP của ASEAN với một số nước

Ghi chú: ASEAN không tính tới Myanmarr, Brunei và Đông Timo

Nguồn: UNDP. Báo cáo phát triển con người 2003

Xét về phương diện hấp dẫn đầu tư, thị trường tiêu dùng của ASEAN còn lớn hơn cả Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, có quy mô xấp xỉ thị trường tiêu dùng của vùng duyên hải Trung Quốc – vùng có độ năng động và sức tăng trưởng cao bậc nhất thế giới, và về khối lượng chỉ thua kém thị trường toàn bộ của Trung Quốc. Như vậy, nó đủ sức đảm bảo cho sự hình thành hệ thống phân công lao động và liên kết sản xuất nội vùng, cho phép giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này, sẽ tạo cho ASEAN sức hấp dẫn to lớn đối với dòng FDI quốc tế. Nhưng đáng tiếc rằng hiện nay, sự liên kết về kinh tế - tài chính – thương mại của khu vực này chưa thật sự chặt chẽ và có hiệu quả.

Trên cơ sở điều tra và nghiên cứu công phu của McKinsey & Company nhận định rằng “ASEAN hội tụ được các ngành công nghiệp hấp dẫn nhất (có nhu cầu cao và bền vững) trên thế giới”. Sau 30 năm phát triển, ngoài một số ngành sơ cấp như khai thác tiềm năng tự nhiên (dầu thô, dầu cọ, gạo...), ASEAN đã tạo dựng được một cơ cấu công nghiệp khá mạnh, có vị trí chắc chắn trong các ngành có tốc

độ phát triển hấp dẫn nhất trên thế giới. “...Ví dụ, trong ngành điện tử, các nước thành viên phát triển hơn như Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore là những nhà sản xuất có tầm cỡ toàn cầu về chất bán dẫn và một số loại linh kiện công nghệ cao khác. Đồng thời, các nước thành viên kém phát triển hơn Indonesia, và các nước mới gia nhập ASEAN, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đang phát triển công nghiệp sản xuất các linh kiện và thành phẩm khác như loa, đài, thiết bị ngắt điện và máy biến thế cũng như thiết lập các trang thiết bị lắp ráp và thử nghiệm...điều này sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trong ASEAN: chuyển giao tri thức, thúc đẩy sự kết nối các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các sản phẩm sáng tạo và các quá trình tạo lập các lợi thế cạnh tranh bền vững” [15, tr.35]. Nếu đo độ hấp dẫn các ngành bằng tỷ trọng (ngắn hạn) và xu hướng tỷ trọng (dài hạn) của nó trong GDP, cơ cấu công nghiệp ASEAN đang dịch chuyển sang các ngành có độ hấp dẫn cao. Đó là những ngành có sức tăng trưởng cao, tiềm năng thị trường lớn như chất bán dẫn, máy tính điện tử, linh kiện, ô tô...Những ngành tiếp tục có sức hấp dẫn là du lịch – khách sạn – nhà hàng, chế biến thủy sản, cao su, giấy và các sản phẩm từ giấy, sợi dệt, sắt thép...Điều này chứng tỏ về mặt xu hướng, quá trình phát triển cơ cấu ngành của ASEAN khá sát với xu hướng chung của thế giới, chứng tỏ tính triển vọng của cơ cấu công nghiệp ASEAN. Tuy nhiên, như đã phân tích, đối với những ngành công nghệ cao, sản phẩm của ASEAN chưa thể cạnh tranh với các nước phát triển (với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, phần nào với Trung Quốc), đồng thời với những ngành công nghiệp truyền thống mà ASEAN vốn có thế mạnh, Trung Quốc đang tỏ rõ sự lấn ướt vượt trội như dệt may, điện tử gia dụng, ô tô, xe máy... đang đẩy các sản phẩm cùng loại của ASEAN ra khỏi thị trường thế giới.

Bên cạnh những lợi thế kể trên, ASEAN cũng đã đạt được bước tiến đáng kể trong quá trình hội nhập và hợp tác. Việc thực hiện các cam kết Khu vực thương mại tự do (AFTA), khu vực đầu tư (AIA), Hiệp định khung về dịch vụ (AFAS) đã thể hiện mức độ hợp tác ngày càng cao của ASEAN. Thông qua CEPT, AFTA đã thành công trong việc giảm mức thuế quan trung bình từ 11,44% (1993) xuống 2,89% (2002) đối với ASEAN-6, năm 2003 mức này có thể giảm xuống còn 2,39%. Mức thuế trung bình của toàn khu vực vào năm 2003, theo lộ trình CEPT là 3,33%

[15, tr.38]. AIA được thành lập năm 1998 là khung pháp lý thúc đẩy FDI vào khu vực, Hiệp định này buộc các nền kinh tế thành viên phải từng bước xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư, tự do hóa các luật lệ và chính sách đầu tư, dành chế độ đối xử quốc gia và mở cửa các lĩnh vực sản xuất đối với các nhà đầu tư ASEAN vào 2010 và tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020. Nếu AIA được thực hiện toàn diện và đúng như lộ trình, thì đây chính là lợi thế của ASEAN trong việc thu hút FDI không chỉ trong nội khối mà còn trên toàn thế giới.

Xét riêng biệt, từng nền kinh tế ASEAN đã tận dụng khá hiệu quả năng lực và lợi thế phát triển của mình để phục vụ quá trình tăng trưởng và phát triển trong mấy thập niên. Tuy nhiên đối với toàn bộ ASEAN với tư cách là một khối liên kết, với nhiều tiềm năng to lớn nhưng ASEAN hầu như chưa sử dụng hiệu quả được các lợi thế kinh tế tiềm năng để phục vụ việc phát triển kinh tế chung của khu vực, cũng như thu hút FDI với tư cách là toàn bộ khối liên kết. Điều này đã làm cho sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh phát triển của ASEAN giảm sút, trong bối cảnh sức hấp dẫn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)