- Cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, viễn thông, vận tải, bảo hiểm: Trung Quốc đưa ra một lộ trình rõ ràng cho các nhà đầu tư vào các ngành dịch vụ vốn là
2.1.1. Môi trường thu hút FDI của Trung Quốc
Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, lượng vốn FDI vào Trung Quốc không ngừng tăng về số lượng và quy mô. Trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc luôn nằm trong số 10 quốc gia thu hút FDI trên thế giới. Chỉ sau 1 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã thu hút được hơn 53 tỷ USD FDI, lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia ĐPT này đã vượt qua Mỹ để trở thành nước thu hút FDI lớn nhất trên thế giới. Hơn ai hết, quốc gia này được hưởng lợi rất nhiều từ dòng FDI và luôn đánh giá cao những đóng góp của FDI đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Môi trường đầu tư của Trung Quốc đang được đánh giá là cởi mở tích cực và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Môi trường đó được thể hiện như sau:
Môi trƣờng chính trị và xã hội
Theo hiến pháp Trung Quốc (04/12/1982), Trung Quốc là quốc gia có chủ quyền với bề dày lịch sử gần 4000 năm, theo thể chế cộng hòa. Lãnh thổ Trung Quốc bao gồm 23 tỉnh (kể cả Đài Loan- tỉnh thứ 23) và 5 khu tự trị. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền được thành lập vào năm 1949. Tháng 12 năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thực hiện cải cách kinh tế và cải cách về luật pháp và thể chế bằng việc thông qua hàng loạt đạo luật mới. Quá trình đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm 1978 đã mang lại nhiều thành tựu cho đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện tăng lên rõ ràng. Theo các chuyên gia nước ngoài, mặc dù Trung Quốc đang tích cực chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền định hướng thị trường, nhưng Trung Quốc vẫn ưu tiên giữ vững thể chế chính trị của mình. Điểm tối trong xã hội Trung
Quốc có thể ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của Trung Quốc là sự cách biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các thành phố ven biển và các thành phố nghèo nội địa, một lượng lớn người sống trôi nổi đi tìm việc, người thất nghiệp do cải cách các xí nghiệp của Nhà nước và thu hồi đất nông nghiệp, ép buộc di dời và tình hình tham nhũng [30]. Chính quyền Trung Ương vẫn tiếp tục kiểm soát báo chí truyền thông và tăng cường sử dụng những công nghệ cao để kiểm soát thông tin trên Internet. Nhìn chung, chính phủ sẽ phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt với những tình huống được coi là nguy cơ ảnh hưởng tới sự độc tôn cầm quyền của Đảng Cộng sản. Sự kiện năm 1999 khi chính phủ Trung Quốc thực hiện giải tán 10,000 người theo giáo phái Falun Gong biểu tình trước cửa toàn nhà chính phủ tại Bắc Kinh, hay những bản án rất nặng cho nhưng người hoạt động chính trị chống lại chính phủ [30]. Một số vấn đề về chính trị khác cũng ảnh hưởng tới sự ổn định về chính trị của Trung Quốc như vấn đề về bán đảo Đài Loan, về quan hệ căng thẳng với Mỹ … Tuy nhiên việc chú trọng và cam kết tới phát triển kinh tế nhất quán của Trung Quốc khiến các yêu tố này trở nên thứ yếu và không gây bất ổn chính trị trong tương lai gần.
Môi trƣờng pháp luật và hành chính
Kể từ năm 1979, với mục đích hình thành một hệ thống luật pháp có hiệu lực, Trung Quốc đã ban hành khoảng 300 luật và quy định, hầu hết các luật này quy định các vấn đề về kinh tế. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế. Tuy nhiên, việc cải tổ hệ thống luật pháp mới được chính phủ quan tâm đặc biệt vào thập kỷ 90 [30].
Với đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, nhìn chung được bảo đảm bằng nhiều văn bản luật: Luật của Trung Quốc về các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài của người Trung Quốc (áp dụng từ 1/7/1979); Quy chế về áp dụng luật nói trên (20/9/1983); Quy định của Hội đồng nhà nước về khuyến khích các đầu tư nước ngoài (11/10/1986); Luật về ngoại thương Trung Quốc (12/5/1994)... Trong luật của Trung Quốc trình bày chi tiết thủ tục đăng ký, các phương pháp đầu tư vốn, các chức năng của bộ máy quản lý một xí nghiệp cụ thể, việc nhập khẩu kỹ thuật,
các loại thuế, sự kiểm soát ngoại tệ, chế độ báo cáo của các xí nghiệp, hoạt động của các công đoàn, thủ tục đình chỉ hoạt động của xí nghiệp.
Với hệ thống luật và quy định này khá phức tạp, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện rà soát và sửa đổi lại tất cả các luật, quy định và thực hiện quy định tuân thủ theo những cam kết khi gia nhập WTO. Luật của Trung Quốc thông thường được soạn thảo với phạm vi điều chỉnh khá rộng, thường đòi hỏi nhiều những hướng dẫn về quy định và thậm chí những quy định chi tiết để thực hiện.
Tuy vậy, luật pháp và quy định của Trung Quốc thiếu sự minh bạch và chắc chắn trong việc đảm bảo thực thi mặc dù chính phủ cố gắng ban hành hàng nghìn các quy định, ý tưởng và thông báo liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Môi trƣờng kinh tế và tài nguyên
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn nhất và cũng có dân số đông nhất thế giới. Kể từ năm 1978, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia có tiềm năng kinh tế to lớn và là thị trường hấp dẫn đối với toàn thế giới. Trung Quốc ngày nay là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển ở mức trung bình hàng năm là hơn 10% năm trong suốt 15 năm từ 1990 đến 2004, trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng thu nhập quốc gia (GDP) của Trung Quốc tăng 9,3% năm 2003, và thập chí nhanh hơn 9.5% trong năm 2004, bất chấp những có gắng làm hạ nóng của chính phủ (hình 2.1).
Hình 2.1: Mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc (1997-2002)
Tổng số kim ngạch buôn bán của Trung Quốc năm 2004 đã vượt quá 1100 tỉ USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia lớn thứ 3 trên thế giới về thương mại, chỉ đứng sau Mỹ và EU. Trong 20 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ tương đối phát triển. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 85% GDP (năm 1982 chỉ có 66% tổng GDP), trong đó Công nghiệp chiếm 51,7% và dịch vụ chiếm 33,7%. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc cũng luôn giữ vững ở con số tăng hơn 8% [30].
Tình hình lạm phát của Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ khác biệt. Trong những năm cuối thập kỷ 80 do chính sách điều chỉnh giá và phá giá đồng Nhân dân tệ đã đẩy lạm phát của Trung Quốc lên mức cao 30% (năm 1989). Đến đầu thập kỷ 90, tình hình lạm phát của Trung Quốc được điều chỉnh giảm xuống mức một con số. Tuy nhiên Chính phủ lại tiếp tục thực thi các chính sách cải cách, làm cho nền kinh tế trở nên “quá nóng” dẫn đến lạm phát lại gia tăng ở mức cao và đỉnh điểm vào năm 1995 với mức lạm phát là gần 25% (Hình 2.2) [30].
Hình 2.2: Tình hình lạm phát của Trung Quốc (1982-2002)
Nguồn: Ngân hàng thế giới 2004
Tuy nhiên từ năm 1998, tình hình lạm phát của Trung Quốc khá ổn định và ở mức thấp so với nền kinh tế quá nóng của Trung Quốc. Chỉ số gia CPI của Trung Quốc luôn giữ ở mức thấp từ năm 1999 đên nay, với mức trung bình dưới 1% (Hình 2.2).
Hiện nay Trung Quốc đang là quốc gia thứ 2 trên thế giới về buôn bán quốc tế, chỉ sau Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã đạt mức 593 tỉ USD và nhập khẩu ở mức 561 tỉ USD trong năm 2004. Thặng dư thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã vượt quá 25% ở mức 32 tỉ USD. Xuất khẩu gia tăng vẫn là một bộ phận quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là những mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may, thêu ren, lắp ráp, chế tạo linh kiện điện tử, cơ khí, thiết bị văn phòng và xử lý số liệu. Những đối tác chủ yếu của Trung Quốc là Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Trung Quốc đang tiến hành những bước đi quan trọng để mở cửa hệ thống thương mại quốc tế của mình và từng bước hội nhập vào trong nền thương mại toàn cầu. Việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO năm 2001, đã đảm bảo việc chính phủ Trung Quốc hạ nhiều mức thuế và loại bỏ các cản trở thương mại quốc tế của nước này, đồng thời mở cửa thương mại trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng và viễn thông…[30]
Về đầu tư nước ngoài, Trung Quốc hiện nay là một trong những quốc gia có
số lượng vốn ĐTNN đổ vào nhiều nhất thế giới. Quan hình 2.3 cho thấy, mức độ tăng trưởng đầu từ nước ngoài của Trung Quốc liên tục tăng trong hơn 10 năm vừa qua, từ mức rất thấp 25 tỉ năm 1990 đến hơn 500 tỉ năm 2004. Chỉ riêng năm 2004, Trung Quốc đã thu nhận 64 tỉ USD đầu tư nước ngoài, nâng tổng số vốn đầu tư vào Trung Quốc lên đến 563,8 tỉ USD vào cuối 2004 [34].
Với một thị trường rộng lớn với hơn 1 tỉ dân, với vị trí địa lý thuận lợi ở Châu Á, môi trường đầu tư thuận lợi và đặc biệt là giá nhân công và nguyên vật liệu rẻ đã thực sự biến Trung Quốc thực sự là điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư. Với việc Trung Quốc tham gia vào WTO lại càng khẳng định hơn nữa xu thế tăng trưởng mạnh về đầu tư nước ngoài ở nước này, khi Trung Quốc phải thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập, cụ thể là minh bạch hơn nữa các chính sách, cải cách đổi mới sâu rộng và xóa bỏ nhiều cản trở trong thương mại và đầu tư.
0 100 200 300 400 500 600 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 FDI
Hình 2.3: Mức tăng trưởng đầu tư hàng năm của Trung Quốc
Nguồn: www.mofcom.gov.vn
Về tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và có
lượng tài nguyên dồi dào. Tuy nhiên do dân số đông, tài nguyên trên đầu người của Trung Quốc chỉ ở mức dưới trung bình so với thế giới, do vậy việc thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển lâu dài là khá rõ ràng. Trung Quốc ra làm hai phần có có diện tích tương đồng nhau từ Đông Tây đến Đông Nam. Khu vực Đông Tây được coi là khu vực kém phát triển và hoang sơ với xa mạc, chỉ có 10% là đất có thể sinh sống và trồng trọt, tuy nhiên nơi này là rất giàu khoáng sản. Ngược lại, khu vực phía Nam Trung Quốc dồi dào về tài nguyên nước nhưng lại ít tài nguyên than, trái ngược với phía Bắc Trung Quốc [29].
Môi trƣờng tài chính
Sự phát triển của thị trường vốn Trung Quốc đã không đáp ứng kịp với sự phát triển của kinh tế. Hiện Trung Quốc có 2 sàn giao dịch chứng khoán được thành lập ở Thượng Hải (1990) và Thẩm quyến (1991). Luật chứng khoán ra đời vào thang 6 năm 1999. Các ngân hàng của Nhà nước vẫn tiếp tục thống trị thị trường vốn Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng các khoản nợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuẩn bị hoạt động mở cửa ngân hàng cho nước ngoài cạnh tranh vào 2006, Chính phủ đã thực hiện một kế hoạch cải tổ rất tham vọng vào đầu 2004 bao gồm việc cấp vốn cho 2 ngân hàng lớn của Trung Quốc là Bank of China và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) với số vốn lên tới 45 tỉ USD lấy từ dự trữ quốc
gia [30]. Sau khi chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng này, chính phủ dự định sẽ đưa các ngân hàng này lên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước.
Các DNNN trong 10 năm gần đây đã đựoc phép tham gia vào thị trường ngoại hối. Từ năm 1996, Trung Quốc tuyên bố tự do chuyển đổi tiền Trung Quốc trong tài khoản vãng lai. Các ngân hàng quốc tế được phép kinh doanh ngoại tệ nước ngoài như các ngân hàng Trung Quốc. Đến cuối năm 2004, các ngân hàng nước ngoài cũng được phép kinh doanh tiền tệ bản xứ tại 18 thành phố, tuy nhiên ngân hàng phải đối mặt với việc dự trự bắt buộc khá cao.
Môi trƣờng cơ sở hạ tầng
Kể từ khi đổi mới, chính phủ Trung Quốc đã tập trung vào xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng cho đầu tư tương đối phát triển. Các khu kinh tế đặc biệt, các khu kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất.
- Về cơ sở hạ tầng vĩ mô:
Dự trữ nước cho nông nghiệp, rừng và thủy sản: tính đến cuối năm 2002 có
85 nghìn kênh nước đã được xây dựng với lượng nước chứa lên đến 559.4 tỉ mét khối nước; 273 nghìn km đường đê kênh đã được sửa chữa và làm mới...[29] Năng lượng: Thời kỳ 1978 – 2001, toàn quốc đã khai thác thêm được 466,72 triệu tấn than thô; 293,31 triệu tấn dầu thô, 27.8 tỉ mét khối khí gas tự nhiên và 254.17 triệu kw điện. Đến cuối năm 2002, sản lượng than thô của toàn quốc đã đạt mức 1.11 tỉ tấn, dầu mỏ đạt 17 triệu tấn và lượng điện sản xuất được 1.640.000 tỉ kw giờ điện [29]. Hệ thống viễn thông và giao thông: thời kỳ 1978 đến 2001, cả nước đã có thêm 18.167 km đường giao thông mới, tăng khả năng bốc dỡ ở cảng biển thêm 576,61 triệu tấn, 16.937 km đường cao tốc được xây dựng và lắp đặt thêm 161.056 km đường dây cáp đường dài. Với hệ thống xương sống trong giao thông vận tải là đường sắt, hệ thông giao thông của Trung Quốc còn được bổ xung bằng các hệ thống đường bộ cao tốc, đường thủy, đường không dân dụng và các hệ thống đường ống. Đường không cũng được nâng cấp nhanh chóng phục vụ quá trình phát triển kinh tế đất nước, hơn 1.143 đường bay quốc tế và nội địa đã được mở rộng với nhiều hướng khác nhau [29]. Hệ thống Bưu chính và viễn thông: Hiện tại, các bưu
điện đã có mạng lưới phủ đến 77,6% diện tích đất nước. Hệ thống điện thoại đã phát triển rất nhanh, dung lượng trao đổi điện thoại đã tăng nhanh từ con số hơn 4 triệu trong năm 1978 lên đến 2833 tỉ năm 2002, đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai về phát triển điện thoại trên thế giới. Trong năm 2002, số lượng người sử dụng điện thoại di động và cốđịnh là 421 triệu, đưa tỉ lệ người dung điện thoại từ 4 máy/1000 người năm 1978 lên đến 423 máy/ 1000 người năm 2003 [30].