- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước
7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm
2.2.4. Tác động đối với nhóm nước có thu nhập thấp
Nhóm nước này bao gồm các thành viên mới của ASEAN như Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Đây là nhóm nước có thu nhập thấp ở Đông Á. Lượng FDI vào nhóm nước này và Brunei (Nhóm BCLMV) chỉ chiếm tỷ trọng 10,9% FDI vào khu vực ASEAN, tương đương với 28,6 tỷ USD (từ năm 1995-2003).
Hình 2.6: FDI vào nhóm BCLMV theo từng nước nhận đầu tư (1995-2003)
Nguồn: The ASEAN Secretariat, ASEAN statistical yearbook 2004
Trong nội dung này, tác giả không đi vào phân tích tác động đến dòng FDI vào Brunei, vì thực tế Brunei hấp dẫn FDI chủ yếu vào ngành công nghiệp khai thác dầu, đây là điểm mạnh khác biệt của Brunei so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. FDI vào Brunei trong những năm gần đây tăng mạnh, năm 2001 là 526 triệu USD, 2002: 1 tỷ USD, 2003: hơn 3 tỷ USD [24, tr.140]. Do vậy, việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến FDI vào Brunei.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Brunei Cambodia Lao Myanmar Vietnam
Dòng FDI vào Brunei tăng mạnh, gấp 3 lần so với năm 2002 như vậy, chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nội tại của đất nước này với nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn. Ngoài ra, FDI vào Campuchia, Myanmarr và Lào rất nhỏ, trung bình mỗi năm tương ứng với 179 triệu USD vào Campuchia, 387 triệu USD vào Myanmarr và 55,7 triệu USD. FDI vào Campuchia năm 2003 chỉ còn 87 triệu USD, giảm 40% so với năm 2002. Đối với Myamar, năm 2003 FDI giảm 33% so với năm 2002, tức là chỉ còn 128 triệu USD [24, tr.139].
Trong nhóm nước này, FDI vào Việt Nam là đáng chú ý. Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2003 do UNCTAD công bố, Việt Nam nằm trong danh sách các nước thực hiện vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối tốt, đứng thứ 45/140 quốc gia. Việt Nam lọt vào 10 nước hàng đầu trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhận được nhiều FDI nhất trong thời gian 2001-2002. Tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2002 đạt 2,5 tỷ USD cao hơn so với 2,3 tỷ USD năm 2001. Tuy nhiên, Việt Nam đã phải sự suy giảm dòng FDI vào đất nước này từ 1,3 tỷ USD năm 2001 xuống còn 1,2 tỷ USD năm 2002, năm 2003 dòng FDI vào Việt Nam đã tăng lên 1,45 tỷ USD, nhưng cũng theo đánh giá của UNCTAD tiềm năng thu hút FDI vào Việt Nam lại rất thấp chỉ xếp hạng 75/140 quốc gia [15].
Đối với Việt Nam, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ mang lại sự kết hợp giữa những cơ hội mở ra xuất khẩu sang thị trường đang tăng trưởng ở Trung Quốc song cũng xuất hiện những nguy cơ cạnh tranh gay gắt do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của hai nước tương đối giống nhau. Các cơ hội mở rộng sản xuất gạo và tăng xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng giống cây dầu, đường, bông đều có cho Việt Nam, ngoài ra có thể phát triển các ngành chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, sản phẩm kim loại, hóa dầu, điện tử và những hàng chế tạo khác. Đến nay, Việt Nam đã rất thành công trong việc mở rộng xuất khẩu hàng may mặc và những hàng cần nhiều lao động, mặt hàng này đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo các tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu hàng may của Việt Nam là thấp, nhưng lại quan trọng ở cấp độ quốc gia. Xuất khẩu này chiếm hơn 14% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và nuôi sống hàng ngàn lao động không có kỹ năng, phần lớn trong số họ là nữ giới. Gần đây, khi hiệp định song phương Việt-Mỹ đã mở cửa
thị trường Mỹ cho hàng may mặc Việt Nam nhưng khi hạn ngạch nhập khẩu hàng của Trung Quốc được bãi bỏ vào năm 2005 trên các thị trường Mỹ, EU, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ làm giảm sản lượng may mặc và xuất khẩu của Việt Nam xuống mức thấp nhất và tác động tiêu cực đến điều kiện thương mạị. Việt Nam cần phải tìm cho mình một hướng đi và hành động cương quyết hơn để thiết lập thị phần xuất khẩu hàng may mặc ở Mỹ. Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại với Trung Quốc, nghĩa là giảm chi phí cho hàng nhập khẩu của Trung Quốc, một cơ hội quan trọng để giảm chi phí sản xuất ở Việt Nam. Đồng thời, tự do hóa cũng sẽ đem lại sự cạnh tranh gay gắt hơn cho chính những nhà sản xuất Việt Nam đặc biệt là với mặt hàng xe máy nhập khẩu. Đối với việc thu hút FDI, Việt Nam cũng không còn lợi thế mạnh mẽ nhờ vào lực lượng lao động rẻ và dồi dào như những năm trước, chất lượng lao động quá thấp trong khi chỉ số giá cả lại tăng cao. Trong khi, Trung Quốc gia nhập WTO đã phải thực hiện một loạt các cam kết, cải tổ các chính sách thu hút đầu tư thì đối với Việt Nam “Luật lệ đầu tư của Việt Nam còn khắt khe, mức độ tự do hóa chưa cao, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển...khi mất đi cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư” – Ông Pedro Ortega, chuyên gia kinh tế của UNDP giải thích. Như vậy, Việt Nam phải thực sự cải thiện môi trường kinh doanh, nếu nước này muốn thu thút FDI nhiều hơn và hưởng lợi từ vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nếu không làm như vậy, tác động tổng thể của việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ là tiêu cực với Việt Nam.
Tóm lại, việc Trung Quốc gia nhập WTO mang lại một số tác động tiêu cực
cho các nước ASEAN đặc biệt là các nước kém phát triển hơn trong vùng. Việc xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong những thị trường chủ chốt vào năm 2005, khiến Trung Quốc trở thành đối thủ đầy ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, và dẫn đến tác động đáng kể đối với những nước có thu nhập trung bình và phụ thuộc vào hạn ngạch. Muốn hạn chế các tác động tiêu cực này, những nước này phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu và định hướng xuất khẩu, quy hoạch các lĩnh vực thu hút FDI, cũng không thể lựa chọn giải pháp tập trung vào những ngành công nghệ cao như Singapore và Malaysia, vì nó không phù hợp với thực lực phát triển kinh tế của các quốc gia này. Chiến lược các nước này nên hướng vào là
nâng cao tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với nền kinh tế và nhanh chóng mở rộng thị phần của mình trên thị trường Trung Quốc, tận dụng mối quan hệ chặt chẽ khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc –ASEAN được thiết lập.