Các cam kết của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và đầu tư khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 26 - 29)

khẩu của các nước và đồng thời buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách thể chế theo các nguyên tắc quốc tế từ khả năng tiếp cận thị trường đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đến lượt nó, sẽ làm tăng áp lực điều chỉnh cơ cấu công nghiệp trong nước và thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường Trung Quốc, dẫn đến tăng trưởng kinh tế, kết quả là sẽ khuyến khích những thay đổi năng động trong bản đồ công nghiệp, thương mại và thúc đẩy tính cạnh tranh của cả khu vực Đông Á.

1.2.2. Các cam kết của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và đầu tư khi gia nhập WTO nhập WTO

Vài nét về Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)

Một trong những tổ chức có uy tín và có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động thương mại của toàn cầu đó là tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO ra đời vào ngày 01/01/1995 dựa trên sự kế thừa và tiếp tục phát triển Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947, chỉ có 23 nước thành viên) ở mức cao hơn giữa các quốc gia và trên phạm vi toàn cầu về lĩnh vực thương mại. Sau gần 8 năm đàm phán, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh, các Bộ trưởng đại diện cho tất cả các bên ký kết và nhất trí văn kiện cuối cùng với 500 trang văn bản và 26.000 trang danh mục, cam kết thừa nhận kết quả vòng đàm phán Urugoay, đó là Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hiện nay WTO có 149 thành viên [3].

Tuy WTO kế thừa của GATT, nhưng có những điểm khác so với GATT. GATT là một thể chế linh hoạt với mục tiêu chính là: thương lượng buôn bán và lập ra các hiệp định để cho các nước thành viên có thể tự do lựa chọn: Tham gia hay rút lui không tham gia. Trong khi đó WTO buộc các nước thành viên phải tuân thủ theo các hiệp định theo thủ tục giải quyết tranh chấp chặt chẽ (nếu không áp dụng sẽ gây thiệt hại cho đối tác). WTO đặt ra các nghĩa vụ, giao ước pháp lý cụ thể nhằm điều chỉnh chính sách thương mại của các nước thành viên, được thể hiện trong các Hiệp định chung: Hiệp định thương mại dịch vụ (GATs); Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPs); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan thương mại (TRIMs). Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc cơ bản: không phân biệt đối xử (chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)), tự do hoá thương mại, cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích cải cách và hội nhập, minh bạch hoá chính sách

Các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO

Việc gia nhập WTO là một cơ hội lớn để Trung Quốc thu hút nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài song cũng đặt ra những yêu cầu phải điều chỉnh chính sách đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số các hiệp định của WTO thì có 3 hiệp định có ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách đầu tư nước ngoài, bao gồm: Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATs), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữư trí tuệ (TRIPs).

Thứ nhất, Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs)

đòi hỏi các nước thành viên không được dùng các chính sách đầu tư làm bóp méo thương mại. Lý do là các nước tiếp nhận đầu tư thường đưa ra những điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường của mình. Đó là các điều kiện có liên quan đến cơ cấu doanh nghiệp (quy định quyền cổ phần của nước nhận đầu tư), phuơng thức kinh doanh (quy định quyền chuyển giao kỹ thuật), hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh (yêu cầu nội địa hóa và quy định xuất khẩu). WTO đã yêu câu áp dụng các điều kiện này theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu

và hàng nội địa, không phân biệt đối xử với dịch vụ và đối tượng sở hữu trí tuệ do thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài cung cấp (tuy nhiên quy định này không áp dụng cho việc mua bán chính phủ nhằm mục đích tiêu dùng). Nghĩa là, WTO yêu cầu các thành viên phải cam kết xóa bỏ những điều kiện không hợp lý và phân biệt với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATs), yêu cầu mở cửa thị trường cho các nhà cung ứng nước ngoài cũng trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Nguyên tắc mở cửa thị trường được phản ánh trong các cam kết của các quốc gia thành viên về loại bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế quan và mở cửa khu vực dịch vụ. Tuy vậy, việc mở cửa thị trường dịch vụ không phải đơn thuần bằng việc giảm hàng rào thuế quan mà bằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các hoạt động dịch vụ nên chúng liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngoài hơn là thương mại thuần túy.

Thứ ba, Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) có liên quan đến mậu dịch và mức độ bảo hộ tối thiểu cần thiết về quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp bảo đảm cho đầu tư nước ngoài. Đây là một phần không thể tách rời của GATT nhằm mục đích tạo sự cân bằng giữa các động lực khuyến khích phát minh sáng chế và việc cho phép tiếp cận thông tin rộng rãi. Nhưng luật lệ về sở hữu trí tuệ thích hợp với một nước phát triển thường quá nghiêm ngặt đối với 1 nước ĐPT, có thể ngăn cản sự tăng trưởng, vì nó giới hạn việc phát minh sáng chế và phổ biến các thành quả này, kết quả là sự chuyển giao quá mức các sở hữu trí tuệ vào tay các nhà sản xuất và đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tất cả các nước thành viên đều yêu cầu có quy định nhằm bảo đảm thị trường giữ được tính cạnh tranh mà không làm giảm quá mức các phát minh sáng chế. Nhìn chung, Hiệp định TRIPs được xem là tạo sự linh hoạt cần thiết để xây dựng luật lệ như vậy nhưng việc thực hiện hoàn toàn không dễ dàng.

Nhìn chung, cùng với sự tự do hóa thương mại, WTO cũng đang hướng tới tự do hóa đầu tư và áp dụng các nguyên tắc thương mại đa phương cho đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã tiến hành những bước điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài, nhằm thực hiện các cam kết để đáp ứng các yêu cầu trên đây [7, tr.193]. Nội

dung điều chỉnh tập trung vào: hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài, mở rộng lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài, hợp lý hóa những khuyến khích đối với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở đãi ngộ quốc gia.

Hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài: cho đến cuối năm 2002, có ba văn bản pháp luật, quy định điều chỉnh ảnh hưởng đến FDI: Luật liên doanh nước ngoài Trung Quốc, Luật doanh nghiệp hợp tác nước ngoài Trung Quốc, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các quy định hướng dẫn thi hành.

Mở rộng các lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài: Trung Quốc đã có Những quy định tạm thời về định hướng đầu tư nước ngoài và Danh mục tổng thể các ngành đầu tư nước ngoài công bố vào tháng 6/1995, sửa đổi tháng 12/1997 để công bố chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Căn cứ vào các cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc, Hội đồng Nhà nước đã ban hành văn bản mới Những hướng

dẫn đầu tư nước ngoài có hiệu lực vào 1/4/2002, phác thảo việc Trung Quốc sẽ mở

rộng hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào. Trong đó:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 26 - 29)