Khai thác lợi thế so sánh, ưu tiên hội nhập các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao của ASEAN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 107 - 109)

- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước

7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm

3.2.2. Khai thác lợi thế so sánh, ưu tiên hội nhập các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao của ASEAN.

hàm lượng công nghệ cao của ASEAN.

Sự cạnh tranh tại thị trường thứ 3 và cạnh tranh giành vốn FDI vào khu vực xuất phát từ sự tương đồng về cơ cấu ngành nghề giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là các mặt hàng có hàm lượng lao động nhiều. Với ưu thế, thị trường nội địa lớn (FDI theo chiều ngang), nền kinh tế ổn định, chính sách mở cửa tích cực và đã gia nhập WTO, rõ ràng Trung Quốc đang tạo cho mình một lợi thế vững chắc trong việc thu hút FDI và làm chệch hướng dòng FDI vào khu vực ASEAN. Trong các phân tích ở trên đều nhận định rằng, dệt may và hàng hóa nhiều lao động đang của ASEAN đang chịu sự cạnh tranh mạnh của Trung Quốc, trong khi đó các ngành có

hàm lượng công nghệ cao hơn, giá trị gia tăng cao như linh kiện điện tử, đồ gia dụng, linh kiện ô tô, sản phẩm hóa chất… lại ít bị cạnh tranh hơn trên thị trường thứ 3 và ngay bản thân trong thị trường nội bộ Trung Quốc. Mặc dù, Trung Quốc cũng đang mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế theo hướng ưu tiên các ngành này, nhưng đối với các nước ASEAN-5 đã có ưu thế hơn về cơ sở hạ tầng và lao động lành nghề do họ đã hoàn thành tiến trình công nghiệp hoá với nền tảng công nghệ, hạ tầng, kỹ năng quản lý.... thích ứng với việc tiếp nhận các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao và tri thức cao. Trong sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn cầu hiện nay, Trung Quốc cũng như một số thành viên ASEAN mới chủ yếu tập trung vào các phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, ASEAN-5 cần chủ động kêu gọi FDI vào những ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa trên kỹ thuật mới. Xuất phát từ thực tế khu vực, việc lựa chọn các ngành ưu tiên phải đảm bảo 3 tiêu chí: là ngành đóng góp nhiều cho GDP của khu vực, ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cao và có sức thu hút FDI, là ngành đang cần có sự thay đổi cấp bách để ngăn chặn sự suy giảm năng lực cạnh tranh quốc tế. Trên cơ sở hai ngành truyền thống, sản xuất hàng tiêu dùng và điện tử, là lĩnh vực then chốt đóng góp vào GDP và xuất khẩu, song hiện nay đang chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh từ Trung Quốc. ASEAN cần mở rộng quá trình hội nhập sang 3 ngành khác như du lịch, chế tạo ô tô, công nghệ sinh học. Đây là những ngành phục vụ lợi ích cho ASEAN, có tác động mạnh đến GDP, đồng thời có tiềm năng thu hút FDI vào khu vực.

Hơn nữa, các nước ASEAN-5 đã xây dựng cho mình một mạng lưới hệ thống sản xuất và phân công lao động khá hoàn chỉnh về các ngành chế biến linh kiện điện tử, máy móc và ô tô ở khu vực và thế giới, đã tìm được chỗ đứng và sự tin cậy trên thế giới. Với lợi thế này, các nỗ lực của Trung Quốc tham gia vào thị trường về các mặt hàng càng khó khăn hơn. Do vậy tập trung nỗ lực sang việc chuyển đổi sang ngành nghề mang nhiều hàm lượng công nghệ hơn có thể là chìa khóa giúp cho ASEAN lách khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt về đầu tư FDI theo chiều dọc vào khu vực và giảm bớt sự cạnh tranh xuất khẩu trên các thị trường thứ ba.

Do vậy, những nước như Singapore, Malaysia và Thái Lan cần phải tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế lên các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, thoát dần khỏi những ngành có giá trị gia tăng thấp và đang chịu áp lực cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Để làm được điều này, ngoài các chính sách công nghiệp ra, các nước phải tập trung nỗ lực vào đầu tư và phát triển khả năng khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Hiện nay, các nước đã có những chiến lược và quan điểm rõ ràng để chuyển nền kinh tế tăng trưởng dựa trên tri thức ví dụ như Singapore đang cố găng trở thành trung tâm giáo dục thu hút tài năng của khu vực, Malaysia đưa ra chiến lược nhằm nuôi dưỡng khả năng công nghệ trong nước thông qua hỗ trợ về tài chính khuyến khích triển khai thương mại hóa, Thái Lan đưa ra kế hoạch phát triển công nghệ và kỹ năng hoạch định. Theo đó, cần phải có nhiều động cơ khuyến khích thu hút đầu tư vào khu vực sử dụng công nghệ cao và lao động có kỹ năng, thu hút FDI vào những lợi thế mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)