Thúc đẩy nhanh khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 112 - 113)

- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước

3.2.5.Thúc đẩy nhanh khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm

3.2.5.Thúc đẩy nhanh khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

Sau khi gia nhập WTO (tháng 11/2001), Trung Quốc tỏ ra hăng hái nhất trong việc phát triển quan hệ láng giềng hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh và đẩy mạnh chính sách ngoại giao kinh tế, chủ động đề xuất các sáng kiến thiết lập FTA với ASEAN (ký kết tháng 11/2002, có hiệu lực từ ngày 1/7/2003). Động cơ đưa ra sau sáng kiến này là tận dụng tính bổ sung và phát huy các thế mạnh hiện có để đưa cả khu vực trở nên hiệu quả, cạnh tranh hơn nhằm thu hút đầu tư. Với thị trường 1,7 tỷ dân và dòng thương mại hai chiều ước đạt 1,2 nghìn tỷ USD/năm, tổng GDP là 2 nghìn tỷ USD. Đây sẽ là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định thương mại tự do ACFTA sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ, nhưng cũng có quy định đặc biệt linh hoạt với những nước mới gia nhập ASEAN (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Trong đó, Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ thực hiện quy định về khu vực thương mại tự do từ năm 2010. Những nước kém phát triển hơn (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) sẽ tham gia từ năm 2015. Theo ước tính, ACFTA sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc thêm 0,3% và ASEAN thêm 0,9%. ACFTA cũng sẽ đẩy mạnh xuất

khẩu từ ASEAN vào Trung Quốc và Trung Quốc vào ASEAN lần lượt là 48% và 55%. Khu vực thương mại tự do được thiết lập, nhằm xoa dịu mối lo ngại bị đẩy ra bên lề của các nước Đông Nam Á vì Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ cuối năm 2001. Mối quan hệ gần gũi giữa các nước thành viên ASEAN, với Trung Quốc sau khi khu vực này được thực hiện, sẽ tạo cơ hội cho phép các thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về cải cách kinh tế, kinh nghiệm trong việc duy trì và cải thiện môi trường đâu tư thuận lợi để thu hút FDI. Với các nước chưa gia nhập WTO như Việt Nam và Lào, còn có thể học tập Trung Quốc trong việc đàm phán gia nhập WTO. Đây cũng là con đường giúp các quốc gia này tăng cường mở rộng hợp tác với thế giới, cơ hội đàm phán với nhiều quốc gia nhằm tiếp cận thu hút FDI. Ngoài ra, khi ACFTA được thực hiện, ASEAN sẽ mở rộng cánh cửa thị trường cho các doanh nghiệp Trung Quốc trên cơ sở thực hiện MFN, như vậy sẽ kích thích Trung Quốc đầu tư vào ASEAN nhiều hơn, trong bối cảnh Trung Quốc đang ồ ạt đầu tư ra nước ngoài [10].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 112 - 113)