Sự dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 30 - 35)

- Cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, viễn thông, vận tải, bảo hiểm: Trung Quốc đưa ra một lộ trình rõ ràng cho các nhà đầu tư vào các ngành dịch vụ vốn là

1.2.3.Sự dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc

Theo báo cáo của UNCTAD, FDI của thế giới vào Trung Quốc luôn giữ vị trí hàng đầu trong các nước ĐPT. Trung Quốc cũng được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút FDI cho quá trình CNH-HĐH. Từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã xuất hiện trong danh sách 10 nước ĐPT đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Đặc biệt, trong những năm gần đây với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm khoảng gần 50 tỷ USD, Trung Quốc đã trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất Châu Á, nằm trong danh sách 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất thế giới. Đến năm 2002, Trung Quốc đã vượt Mỹ để đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Có thể chia luồng FDI vào Trung Quốc theo 3 giai đoạn [29]:

- 1979-1991: Giai đoạn thử nghiệm với các khoản đầu tư quy mô nhỏ . Nguồn vốn chủ yếu đến từ cộng đồng Hoa Kiều ở nước ngoài. Lĩnh vực đầu tư là các ngành cần nhiều lao động .

- 1992-2000: FDI phát triển đến qui mô lớn, bài bản. Một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư (nới lỏng hoạt động tín dụng, cắt giảm thuế, mở cửa một số lĩnh vực nhạy cảm...). Lượng FDI vào Trung Quốc tăng vọt từ 4,4 tỷ USD năm 1991 lên hơn 10 tỷ USD năm 1992 và đến năm 2000 đã vượt ngưỡng 40 tỷ USD. Điểm nổi bật của FDI vào Trung Quốc giai đoạn này gồm 2 thời kỳ rõ rệt: thời kỳ nửa đầu những năm 90, FDI tập trung vào các ngành chế biến xuất khẩu, nhưng từ nửa cuối những năm 90, lại tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh và tiêu thụ trên thị trường nội địa là chính.

- Từ năm 2001 đến nay: sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nước ngoài “bước hẳn” vào Trung Quốc. Một số lĩnh vực trước đây được mở cửa một cách hạn chế, nay sẽ được mở cửa toàn bộ.

Ba giai đoạn phát triển của FDI ở Trung Quốc có ba trọng tâm đầu tư khac nhau. Nếu trong những năm 80, FDI tập trung chủ yếu vào những ngành thu hút nhiều lao động, thì đến đầu những năm 90, FDI chuyển sang những ngành cần nhiều vốn. Đặc biệt, từ nửa cuối thập niên 90 đến nay, trọng tâm FDI dần chuyển sang những ngành dựa vào công nghệ cao. Các hãng danh tiếng của thế giới như Microsoft, Motorola,General Motors, Siemens.... không ngần ngại đầu tư nghiên cứu công nghệ ngay tại Trung Quốc. Trên toàn lãnh thổ nước này hiện có hơn 400 trung tâm R&D do công ty nước ngoài tham gia thành lập.

Bảng 1.2: FDI vào Trung Quốc so với các nước, vùng lãnh thổ khác ở Châu Á, và trên thế giới (1985-2003)

ĐVT: triệu USD Các nƣớc 85 – 95 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trung Quốc 11887 44236 45460 40319 40715 46878 52743 53505 Nhật Bản 675 3200 3240 12741 8323 6241 9239 6324 Hàn Quốc 715 2.867 5.405 9.436 8.572 3.683 2.941 3.752 Inđônêxia 1365 4678 -356 -2745 -4550 -3279 145 597 Malaixia 2902 6317 2714 3895 3788 554 3203 2473 Philipin 748 1261 1718 1725 1345 982 1111 319 Singapo 4512 1533 7594 16067 17217 15038 5730 11431 Thái Lan 1426 3882 7491 6091 3350 3886 947 1869 Việt Nam 518 2587 1700 1484 1289 1300 1200 1450 ASEAN 17142 34099 22406 27853 23379 19373 13733 20304 Các nƣớc ĐPT 50773 172533 191284 229295 246057 209431 162145 172033 Thế giới 181704 454000 686028 1079083 1392957 823825 651188 559580 Nguồn: www.unctad.org

Điển hình là sau khi gia nhập WTO, FDI vào Trung Quốc trong năm 2002 đạt 52,76 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử đầu tư, Trung Quốc đã vượt Mỹ để giành vị trí số 1 thế giới trong thu hut FDI. Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ là những nguồn cung cấp FDI vào Trung Quốc lớn nhất. Con số này tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo, năm 2003 là 53,505 tỷ USD. Chỉ tính riêng quí 1 năm 2004 thu hút

FDI tăng, cụ thể là có 10.312 dự án FDI với số vốn đăng ký là 34,278 tỷ USD, tăng 19,57% so với cùng kỳ năm trước, số vốn sử dụng thực tế là 14,066 tỷ USD (tăng 7,49 % ). FDI vào Trung Quốc năm 2004 tiếp tục tăng 57,55 tỷ USD. Trong khi đó, FDI trên toàn thế giới suy giảm liên tục từ 1387 tỷ USD năm 2000 xuống còn 678 tỷ USD năm 2002, và tiếp tục suy giảm 10% vào năm 2003 [31]. Trong điều kiện dòng FDI là một con số có hạn (dù có tăng trị số tuyệt đối) thì sự hấp dẫn FDI vào Trung Quốc đồng nghĩa với sự giảm FDI vào các khu vực khác, trong đó có nền kinh tế ASEAN.

Sự dịch chuyển dòng FDI vào Trung Quốc là có thật, và các nước ĐPT, đặc biệt là ASEAN đang lo ngại nguy cơ chệch hướng dòng FDI vào tay đối thủ này.Bản thân những yếu tố nội tại về giá nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, mức tăng trưởng kinh tế cao, an ninh - chính trị ổn định đã khiến Trung Quốc rất hấp dẫn ĐTNN so với các khu vực ĐPT khác. Ngoài ra việc tuân thủ thực hiện các cam kết của WTO càng bổ sung thêm lực hút FDI vào Trung Quốc, đó là việc thực hiện giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; điều chỉnh các chính sách thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cải cách các thể chế điều tiết kinh tế theo các nguyên tắc của WTO. Cụ thể là:

- Về thuế quan, mức thuế quan trung bình của tất cả các sản phẩm của Trung

Quốc là 17,5% đã giảm xuống còn 10% sau khi gia nhập WTO [21]. Mức giảm thuế này sẽ giúp cho việc mở cửa thị trường, lôi cuốn các nhà đầu tư tích cực mở rộng đầu tư vào Trung Quốc vì họ sẽ giảm thiểu được chi phí, tự do đầu tư và khai thác được các nguồn lực nội tại của thị trường Trung Quốc. Các hàng rào và biện pháp phi thuế quan sẽ nhanh chóng được xoá bỏ.

- Về cơ cấu ngành kinh tế, việc gia nhập WTO của Trung Quốc sẽ có lợi lớn

trong các ngành dệt may, điện tử, mô tô - xe máy, đồ chơi.... là những ngành Trung Quốc đang có ưu thế: giá nhân công rẻ, tỷ lệ nội địa hoá cao, thị phần trong và ngoài nước rộng lớn và theo đó, giá trị gia tăng xuất khẩu cao.

- Trung Quốc đã có nhiều điều chỉnh về chính sách thu hút FDI (xem 1.2.3). Những nỗ lực này càng trở nên nổi bật khi Trung Quốc thực hiện cam kết với WTO về mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài:

Trong lĩnh vực viễn thông: Trung Quốc cho phép 49% sở hữu nước ngoài (ở năm đầu tiên) và 50% (từ năm thứ 2) về dịch vụ cơ bản; cho phép 25% sở hữu nước ngoài ngay sau khi gia nhập, tăng lên 35% sau một năm và đến 49% sau 3 năm đối với điện thoại di động; thực hiện mở cửa thị trường cho thuê tài chính trong viễn thông và dịch vụ điện thoại vô tuyến sau 3 năm và 6 năm. Về lĩnh vực tài chính:

Tiến hành xoá bỏ hạn chế về địa lý và mở cửa 85% thị trường trong 3 năm đối với bảo hiểm, cho phép 50% sở hữu nước ngoài đối với bảo hiểm nhân thọ và 50% đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nước ngoài được phép kinh doanh bằng bản tệ sau 2 năm và được quyền tiếp cận thị trường không hạn chế sau 5 năm; được phép vay ngay sau khi gia nhập thị trường tài chính phi ngân hàng. Về thương mại: tiến hành mở cửa sau 3 năm, xoá bỏ các hạn chế trong liên doanh, trao quyền kinh doanh và phân phối cho các cửa hàng thuộc sở hữu nước ngoài. Các lĩnh vực khác: mở cửa cho các Công ty luật nước ngoài hành nghề pháp lý, mở cửa cho các kế toán viên nước ngoài và cho phép 100% sở hữu nước ngoài sau 3 năm trong lĩnh vực lữ hành và du lịch [12]

Với những cam kết trên đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều lợi thế trong việc thu hút FDI, và đây chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc ngày càng hấp dẫn hơn trong việc thu hút FDI:

Một là, thị trường nội địa quy mô lớn của Trung Quốc đã mở rộng lối cho

các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các nhà đầu tư hướng vào sản xuất các mặt hàng

thay thế nhập khẩu hoặc hướng tới xuất khẩu đều có thể khai thác được các lợi thế trên thị trường Trung Quốc.

Hai là, các dòng FDI trên thế giới hiện đã thay đổi theo hướng mở rộng sang

các ngành dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ dựa trên công nghệ cao như tài

chính, ngân hàng, viễn thông.... Hơn nữa, các dòng FDI trong dịch vụ tăng không

chỉ góp phần ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì lẽ, công nghiệp chế biến, chế tạo có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với các hoạt động dịch vụ giá trị cao và công nghệ cao.

Ba là, với việc mở cửa thị trường cả về hàng hoá và dịch vụ, Trung Quốc sẽ thu hút được FDI của tất cả các thành viên WTO vì nhờ sự đồng nhất về tiêu chí,

nguyên tắc và lợi ích. Những bất cập và trở ngại trước đây, nhất là trong quan hệ

với các nước phát triển sẽ giảm nhanh và tiến tới bị xoá bỏ. Trung Quốc sẽ có điều kiện để đến gần hơn với công nghệ nguồn, công nghệ trung gian tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh vốn đã mạnh của họ trên thị trường thế giới.

Hiện nay, FDI vào Trung Quốc chủ yếu từ các MNCs của Mỹ và Nhật Bản, trong đó Mỹ chủ yếu tập trung vào ngành chế taọ, và Trung Quốc đang trở thành trung tâm chế tạo trên thế giới. Dự đoán rằng, đến năm 2005, Trung Quốc có thể đạt con số FDI tới 100 tỷ USD (trong khi suốt thập kỷ 90, tổng FDI vào Trung Quốc chưa đầy 250 tỷ USD) [2]. Lịch vực dịch vụ có tiềm năng vượt lĩnh vực chế biến trong việc thu hút FDI và trở thành "động lực" thu hút FDI của Trung Quốc trong giai đoạn tới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 30 - 35)