- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước
2.2.1. Thực trạng thu hút FDI của các nước ASEAN trong những năm gần đây
FDI - một bộ phận của tổng đầu tư xã hội, sinh lời nhanh và không gây nợ - đã trở thành một điều kiện tối quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế công nghiệp mới và ĐPT ở ASEAN. Là một thị trường rộng lớn với 550 triệu nguời tiêu thụ, đồng thời đây là khu vực giàu tài nguyên, có chi phí nhân công rẻ, có vị trí địa lý rất thuận lợi, ASEAN có tính hấp dẫn tương đối đối với luồng FDI. Điều này rất quan trọng với các quốc gia trong khối, vì FDI là nhân tố tích cực nhất trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng.
Với tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn chảy vào ASEAN, FDI là một nguồn tài chính quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trong khối. Trong những năm từ 1990 đến 1997, FDI bình quân hàng năm chiếm hơn 40% tổng nguồn đầu tư vào các nước ASEAN, đặc biệt các nước Malaysia, Myanmar và Việt Nam có tỉ trọng này lớn hơn 50%.
Trong phạm vi phân tích, tác giả sẽ trình bày thực trạng FDI vào ASEAN ở 3 góc độ: thứ nhất, mức biến động tăng giảm dòng FDI vào ASEAN qua mỗi thời kỳ, thứ hai, FDI vào nước nào là chủ yếu và bắt nguồn từ đâu, cuối cùng, ASEAN thu
Mức biến động tăng giảm dòng FDI vào ASEAN qua mỗi thời kỳ
Trong phần này để phục vụ cho việc phân tích tác động của Trung Quốc gia nhập WTO tới tình hình thu hút FDI vào ASEAN, tác giả sẽ kết hợp làm rõ tình hình FDI vào ASEAN qua các thời kỳ, trong bối cảnh kinh tế và tình hình thu hút FDI trên thế giới, và tại Trung Quốc. Thời kỳ 1987 – 1997 với đặc trưng là dòng FDI toàn cầu có xu hướng tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở cả 2 khu vực Trung Quốc và ASEAN. Thời kỳ 1997- 2000, với hiện tượng dòng FDI trên thế giới đạt mức kỷ lục và ASEAN phải khắc phục hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Thời kỳ 2001- nay dòng FDI trên thế giới sụt giảm nghiêm trọng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại vào năm 2004 và hiện tượng dịch chuyển FDI vào Trung Quốc sau khi nước này chính thức gia nhập WTO và nguy cơ chệch hướng dòng FDI ra khỏi ASEAN, như ông Supachai, tổng thư ký WTO đã nhận định “Trung Quốc thay đổi, thương mại thế giới thay đổi” [23],
Thời kỳ 1987-1997, FDI toàn cầu có xu hướng tăng vào những năm 1990. Trong giai đoạn 1987-1992, dòng FDI trên thế giới mỗi năm khoảng 173,5 tỷ USD, từ năm 1995-1997, trung bình là 380 tỷ USD. Dòng FDI chảy vào các nước ĐPT ở Châu Á cũng tăng từ 34,8 tỷ USD lên đến 105,6 tỷ USD [17, tr. 687]. Cả Trung Quốc và ASEAN đều thu hút một lượng FDI rất lớn trước khi khủng hoảng tài chính ở Đông Á xảy ra. Nếu năm 1982 FDI vào Trung Quốc và ASEAN là 4,6 tỷ USD và 9,5 tỷ USD thì năm 1996, tương ứng là 41,7 tỷ USD và 27,6 tỷ USD. Cả hai nền kinh tế này đều đã trải qua mức tăng trưởng kinh tế cao trước năm 1997 trong đó mức tăng trưởng bình quân của Trung Quốc là 9,5%, của ASEAN là 7,5% [30]. Với sự mở cửa và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nhiều quốc gia đồng thời sự nổi lên của các nước công nghiệp mới (NICs) như Singapore, Malaysia... ASEAN đã thu hút trung bình mỗi năm hơn 17 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 10% FDI toàn thế giới [24]. Dòng FDI vào ASEAN tăng vào giữa những năm 90 đánh dấu một thời kỳ đỉnh cao trong việc thu hút FDI của ASEAN. Từ năm 1993 đến 1998, ASEAN nhận khoảng 17,4% trong tổng số 760 tỷ USD FDI của toàn cầu chảy vào các nước ĐPT. Trong khoảng thời gian này, ASEAN nhận trung bình mỗi năm 22 tỷ FDI so với 7,8 tỷ USD trong giai đoạn 1986-1991 với 2 năm 1996 và
1997 kỷ lục thu hút FDI lần lượt 30 tỷ USD và 34 tỷ USD [24]. Dòng FDI vào ASEAN tăng trung bình 14% mỗi năm từ năm 1996-1998, trong khi tổng nguồn vốn FDI tăng gấp 10 lần từ 23,8 tỷ năm 1980 tới 233,8 tỷ năm 1998 [31].
Thời kỳ 1997-2000, FDI trên thế giới tiếp tục tăng mạnh, đạt 865,4 tỷ USD
vào năm 1999 và đạt mức kỷ lục là 1400 tỷ USD vào năm 2000 [Bảng 1.1]. Nhưng đối với khu vực ASEAN, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm thay đổi đáng kể môi trường thu hút FDI của các nước này. FDI vào khu vực này giảm mạnh kể từ sau năm 1997. Giá trị tuyệt đối dòng FDI đã giảm từ 32,5 tỷ USD xuống còn 14 tỷ USD năm 2000. Đồng thời, thị phần dòng FDI của ASEAN đến tất cả các nước ĐPT cũng sụt giảm từ 17,4% năm 1997 xuống còn 5,8% năm 2000. Dấu hiệu suy giảm rõ ràng nhất có thể thấy ở các nước Indonesia, Philippineses, Thái Lan và Việt Nam, tuy nhiên riêng Singapore ít chịu ảnh hưởng chung của cả khu vực do biết khai thác lợi thế và thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, nên vẫn duy trì là điểm thu hút FDI với mức 17 tỷ USD trong năm 2000. Các năm tiếp theo, 2001 và 2002 tiếp tục là thời kỳ khó khăn với toàn ASEAN, nếu như FDI vào khu vực này năm 2001 giảm xuống còn 19 tỷ USD, thì năm 2002 thu hút vào khối chỉ còn xấp xỉ 14 tỷ USD [24]. Chỉ một vài nền kinh tế trong tiểu vùng như Brunei, Malaysia và Philippineses lại thu hút được nhiều FDI hơn các nước trong khu vực.
Trong khi đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với Trung Quốc ở mức độ thấp hơn nhiều. Từ năm 1997-2000, FDI hàng năm vào Trung Quốc luôn vượt qua con số 40 tỷ USD, mặc dù dòng FDI vào khu vực này năm 1999 giảm 11,5 % so với năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã thực sự làm giảm lợi nhuận của các công ty và kết quả là các quyết định đầu tư của MNCs đã bị ảnh hưởng nhiều, nhất là đối với ASEAN. Bên cạnh đó, sự giảm sút về lợi thế tương đối của các nước ASEAN trong vai trò là các nước nhận đầu tư có thể do sự hao mòn về các lợi thế riêng biệt của khu vực này như giá nhân công rẻ và các điều kiện cơ sở hạ tầng không còn là lợi thế cạnh tranh nữa, trong khi Trung Quốc và một số các nước ĐPT như Ấn Độ đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, tài chính, đầu tư chiều sâu vào cơ sở hạ tầng để cạnh tranh quyết liệt với ASEAN.
Bảng 2.3: FDI vào từng nước ASEAN (1995- 2004, Quí 1) ĐVT: Triệu USD Nƣớc 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Q1-04 1995-2003 Brunei 583 654 702 573 748 549 526 1035 3123 34 8493 Cambodia 151 294 168 243 232 149 149 145 87 18 1618 Indonesia 4346 6194 4678 (346) (2745) (4550) (3279) 145 (596) 432 3838 Lào 88 128 86 45 52 34 24 25 19 5 502 Malaysia 5815 7297 6323 2714 3895 3788 554 3203 2473 927 36062 Myanmarr 318 581 879 684 304 208 192 191 128 N.A 3484 Philippin 1577 1618 1261 1718 1725 1345 982 1111 319 (15) 11656 Singapore 11503 9303 13533 7594 16067 17218 15038 5730 11431 5775 107416 Thailand 2070 2338 3882 7491 6091 3350 3886 947 1869 166 31924 Vietnam 1780 1803 2587 1700 1484 1289 1300 1200 1450 N.A 14594 ASEAN 28231 30210 34099 22416 27853 23380 19372 13732 20303 7342 219587 ASEAN5 25311 26750 29677 19171 25033 21151 17,181 11,136 15496 7285 190896 BCLMV 2920 3459 4,422 3245 2820 2229 2192 2597 4808 - 28691
Nguồn: the ASEAN Secretariat, Statiscal Yearbook2004
Thời kỳ 2001-nay, thế giới đã phải chứng kiến toàn cảnh dòng FDI giảm sút liên
tục và nghiêm trọng trong 3 năm liền (2001-2003): 41% năm 2001 so với 14 tỷ USD vào năm 2000, tiếp tục giảm 18% vào năm 2002 (678 tỷ USD) và 20.5% vào năm 2003 (560 tỷ USD) [Bảng 1.1]. Đây là mức thấp chưa từng có kể từ cuối thập kỷ 90. Mặc dù được đánh giá là khu vực hấp dẫn FDI nhất trên thế giới và tiếp nhận FDI nhiều nhất trong số các nước ĐPT nhưng nguồn vốn FDI chảy vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, từ 107 tỷ USD trong năm 2001 xuống còn 95 tỷ trong năm 2002. Sự sụt giảm diễn ra không đồng đều giữa các vùng, các quốc gia và các ngành. cho thấy khả năng đầu tư giảm sút của các công ty châu Á trong thời kỳ suy thoái kinh tế. FDI vào ASEAN cũng giảm xuống mức thấp nhất so với trước khủng hoảng kinh tế: 13,7 tỷ USD (năm 2002) so với 29,6 tỷ USD (năm 1997), tức là giảm 53% [24]. Trong bối cảnh đó, dòng FDI vào Trung Quốc không hề suy giảm mà còn tiếp tục tăng từ mức 40 tỷ USD năm 2000, 46 tỷ USD vào năm 2001 và 52,7 tỷ USD vào năm 2002, vượt Mỹ để đứng đầu thế giới về thu hút FDI, một tín hiệu khả quan sau hai năm Trung Quốc gia nhập WTO với một loạt những đổi mới về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa thị trường. Mặc dù năm 2003, FDI trên thế giới tiếp tục giảm nhưng FDI vào khu vực ASEAN bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, do nền kinh tế các nước đã bắt
đầu phục hồi sau khủng hoảng với mức tăng trưởng kinh tế cao và sự cải thiện đáng kể môi trường thu hút đầu tư. Theo bảng 2.3, FDI vào ASEAN tăng 27%, từ 14 tỷ năm 2002 lên 19 tỷ năm 2003, tương ứng với tổng giá trị các nguồn vốn FDI đổ vào khu vực Đông Nam Á năm 2003 đã tăng lên 107 tỷ USD so với 94 tỷ USD năm 2002. FDI đổ vào Brunei, Singapore, Thái Lan và Việt Nam năm 2003 đều tăng, cụ thể, Singapore là 11,4 tỷ USD, Thái Lan là 2 tỷ USD, Việt Nam là 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình thu hút FDI của các nước và vùng lãnh thổ bất ổn về chính trị - xã hội lại diễn ra theo xu hướng ngược lại. Chẳng hạn như luồng FDI đổ vào Philippines đã giảm từ mức trung bình 1,343 tỷ USD/năm trong giai đoạn 1992 - 97 xuống còn 319 triệu năm 2003. Đầu tư vào Indonesia vẫn giảm song thấp hơn mức thời kỳ 1999-2001, mặc dù nhiều nỗ lực tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như ngân hàng Danamon, ngân hàng quốc tế Indonesia... cũng chỉ thu hút được 0,6 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào năm 2003. Bước vào năm 2004, dòng FDI toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi, tăng 17% so với năm 2003, dòng FDI vào khu vực ASEAN cũng tương đối ổn định, song không lớn hơn nhiều so với năm 2003 (khoảng 28 tỷ USD). Trong khi đó, FDI vào Trung Quốc tiếp tục tăng 20.2%, tức là 64 tỷ USD [30]. Như vậy, tốc độ tăng của FDI vào Trung Quốc lớn hơn nhiều so với ASEAN trong điều kiện FDI trên thế giới biến động tăng giảm bất thường, và là một con số hữu hạn. Về lâu dài, nguy cơ FDI chệch hướng ra khỏi ASEAN vào Trung Quốc hoàn toàn có thể xảy ra. Trung Quốc vẫn sẽ là nước thu hút được nhiều nhất nguồn vốn FDI trên thế giới, và các nước ĐPT, không ngoại trừ ASEAN phải chấp nhận thực tế này và điều chỉnh cho phù hợp.
Nguồn FDI vào ASEAN:
Bảng 2.4 cho thấy dòng FDI vào ASEAN chủ yếu bắt nguồn từ các nước EU-15, Đông Á, Mỹ và bản thân các nước trong khối. Trong đó, Nhật Bản và EU đầu tư FDI nhiều nhất vào ASEAN giai đoạn 96-98 với mức trung bình lần lượt 17% và 20% trong tổng dòng FDI vào ASEAN mỗi năm. Tuy nhiên trong các năm 1999 và 2000, lượng FDI từ Nhật vào khu vực giảm mạnh và chỉ chiếm tỉ trọng lần lượt là 6,95% và 4,03%. Cùng thời điểm này, EU-15 lại nổi lên với vai trò là chủ đầu tư lớn nhất vào các nước ASEAN, năm 1999 và 2000 đều chiếm 35,98%, năm
2001 với thị phần lớn nhất qua các năm là 47,43%, và có chiều hướng ổn định qua ba năm trở lại đây với mức trung bình là 30%.
Bảng 2.4: FDI vào ASEAN từ các khu vực và các quốc gia (1995-2003)
ĐVT: triệu USD Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 95-03 ASEAN 4,654.4 4,271.8 5,235.7 2,730.8 1,789.3 1,194.9 2,391.7 3,556.9 2,068.9 27,894 Khác 23,452.4 25,643.1 28,694.7 19,432.8 25,461.2 22,210 16,959 9,911.1 17,277.1 189,014 Asian NIEs 2,845.2 2,242.0 2,650.6 1,930.4 1,629.0 1,830.9 69.5 103.4 991.4 15,162 Hong Kong 1,271.1 927.5 1,884.8 1,162.2 697.6 1,296.8 -294.3 -352.8 481.9 7,074 Hàn Quốc 660.2 504.2 821.8 90.8 528.9 -31.4 -268.5 67.8 282.3 2,556 Đài Loan 914.0 8,103.0 914.0 677.5 402.5 565.6 632.3 388.4 227.2 5,561.6 Trung Quốc 136.7 117.9 62.1 291.3 62.5 44.0 60.8 -156.9 128.0 631.4 Ấn Độ 108.1 68.8 90.2 92.6 41.7 57.9 -5.8 130.6 83.2 667.3 Nhật 5,649.3 5,283.3 5,229.5 3,937.6 1,688.2 943.6 1,422.0 1,758.7 2,060.6 27,972 EU-15 5,049.6 7,362.0 6,333.6 5,553.5 9,806.0 8,386.9 9,179.0 3,790.7 7,083.6 62,544 EU khác 1,171.7 2,121.1 1,992.9 1,307.9 2,242.0 1,099.5 -46.2 679.4 1,604.3 12,172 Canada 609.2 204.7 1,110.9 -207.0 -14.2 61.2 -482.9 280.8 -372.0 1,190.8 USA 4,318.4 5,177.2 4,950.1 3,222.3 5,931.7 5,334.7 4,881.4 -1,018.1 2,919.6 35,717 Australia 534.9 325.1 245.6 -302.2 -935.0 -42.2 -391.3 745.7 46.3 226.9 New Zealand 35.4 31.2 29.1 25.3 80.2 22.6 4.0 106.3 89.6 423.8 Còn lại 2,966.8 2,709.8 5,130.1 3,581.1 4,929.2 4,471.1 2,268.5 3,490.3 2,757.9 32,304 Tổng số 28,079.9 29,914.9 33,930.5 22,163.6 27,250.5 23,405 19,351 13,468 19,346 216,909 FDI Cambodia 150.7 293.7 168.1 242.9 232.3 148.5 149.3 145.1 87.0 1,617.6 Tổng số 28,230.6 30,208.6 34,098.6 22,406.5 27,852.8 23,379 19,373 13,733.2 20,304.0 219,586
Nguồn: The ASEAN Secretariat, ASEAN statistical yearbook 2004
Mỹ cũng là quốc gia có lượng vốn FDI đáng kể vào khu vực trong thập niên 90, chiếm tỉ trọng trung bình 16.5% với tổng đầu tư là 36 tỉ USD trong suốt thời kỳ từ 1995 đến 2003.
Hình 2.4:Thành phần dòng FDI vào ASEAN theo nước đầu tư (1995-2003)
Nguồn: The ASEAN Secretariat, ASEAN statistical yearbook 2004
Composition of FDI Inflows to ASEAN by Source Country, 1995 - 2003
-5,0000 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 FD I ( U S$ m ill io n) All OTHERS Asian NIEs EU-15 China ASEAN USA Japan
Tuy nhiên gần đây, FDI từ Mỹ giảm mạnh kể từ năm 2001 xuống -1tỉ USD năm 2002 và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi năm 2003 với mức 3 t USD (hình 2.4). Cũng cần kể đến vai trò dòng FDI lẫn nhau giữa các nước ASEAN, trong suốt cả giai đoạn 1995-2003, mức đầu tư nội khối trung bình là 12,86% trong tổng FDI thu hút vào khu vực này mỗi năm, trong đó Malaysia và Singapore chiếm vị trí hàng đầu trong dòng FDI vào ASEAN (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Thị phần FDI của các nước ASEAN đầu tư nội khối (1995-2003)
ĐVT: % Nƣớc ĐT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 95-03 Nƣớc ĐT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 95-03 Brunei 6.69 8.27 7.35 9.05 0.24 0.89 0.44 0.60 1.78 4.95 Cambodia - - - - - - - - - - Indonesia 13.08 4.53 5.20 -1.40 -23.91 -19.46 -10.03 37.58 18.56 6.66 Lao 0.14 2.40 1.23 1.04 1.75 1.15 0.13 0.22 0.14 0.93 Malaysia 36.02 34.55 43.19 17.21 29.96 21.60 3.34 0.00 12.14 25.13 Myanmarr 2.08 5.35 6.17 5.64 2.30 6.19 2.82 0.71 1.38 3.72 Philippinese 5.19 1.75 2.73 3.91 6.20 10.59 9.29 1.07 8.46 4.44 Singapore 25.03 28.25 17.98 29.10 35.33 29.54 14.92 19.81 20.30 23.57 Thailand 3.45 7.21 5.68 20.86 31.97 32.56 68.99 34.38 32.38 20.94 Việt Nam 8.32 7.69 10.45 14.60 16.17 16.94 10.10 5.63 4.85 9.66 ASEAN 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Nguồn: The ASEAN Secretariat, ASEAN statistical yearbook 2004
Việt Nam cũng bắt đầu có tiếng nói trong việc đầu tư FDI vào các quốc gia khác trong khu vực, với mức trung bình giai đoạn 1995-2003 là 9,66% mỗi năm trong tổng FDI từ các nước ASEAN vào chính khu vực này.
Như vậy, trong cả giai đoạn 1995-2003, ASEAN thu hút được từ trong nội bộ của mình tổng lượng đầu tư gần 26 tỷ USD , từ Nhật Bản 27 tỷ USD, từ Mỹ 36 t USD và EU-15 là 62 tỷ USD. Phải nói rằng sau khủng hoảng tài chính khu vực,