Một số nhận xét về tác động việc Trung Quốc gia nhập WTO tới khả năng thu hút FDI của các nước ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 98 - 100)

- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước

7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm

2.2.5. Một số nhận xét về tác động việc Trung Quốc gia nhập WTO tới khả năng thu hút FDI của các nước ASEAN

thu hút FDI của các nước ASEAN

Như vậy, qua phần phân tích tác động có thể dễ dàng nhận thấy, việc Trung Quốc gia nhập tổ chức WTO sẽ có tác động đáng kể tới việc thu hút vốn FDI của các nước ASEAN. Ngoài thực tế, do môi trường đầu tư của ASEAN giảm sức hấp dẫn sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, việc Trung Quốc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng việc cải thiện môi trường đầu tư của mình theo hướng thị trường hóa, minh bạch và không phân biệt, điều chỉnh các chính sách thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cải cách các thể chế điều tiết kinh tế theo các nguyên tắc của WTO, cam kết giảm hàng rào thuế quan và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan, đã có ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của cả khu vực nói chung và ASEAN nói riêng. Hơn nữa với cơ cấu ngành của nền kinh tế Trung Quốc và ASEAN tương đối giống nhau, nên việc tác động này càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt đối với FDI theo chiều dọc.

Tuy nhiên, sự kiện này cũng không hoàn toàn là tiêu cực đối với các quốc gia ASEAN. Nếu xét trên quan điểm không trực tiếp đối đầu mà tìm hiểu vấn đề trong quan hệ hợp tác, thì sự kiện này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho ASEAN hơn là những thách thức. Nếu như ASEAN tham gia chặt chẽ vào mạng lưới sản xuất liên kết khu vực, thì đây cũng là cơ hội tốt cho xuất khẩu của ASEAN, và sẽ có tác động tích cực tới FDI vào ASEAN. Chấp nhận Trung Quốc là một quốc gia lớn, là trung tâm kinh tế của khu vực, ASEAN có thể tìm ra con đường thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư FDI vào các quốc gia của mình thông qua việc trở thành các nhà cung cấp yếu tố đầu vào cho Trung Quốc - “công xưởng sản xuất của thế giới” như các nguyên liệu cho ngành dệt may, các thiết bị linh kiện điện tử, ôtô cho công nghiệp lắp ráp của trung Quốc, các sản phẩm hóa dầu, khoáng sản (ASEAN có lợi thế tự nhiên về các hàng hóa này) hoặc đẩy mạnh các hoạt động tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Hơn nữa, một số quốc gia trong khu vực đã có sẵn những ưu thế về

công nghệ và lao động có kỹ năng trong các ngành sản xuất đòi hỏi có công nghệ phức tạp và có giá trị gia tăng cao.

Mặc dù là khối hợp tác tương đối toàn diện về chính trị và kinh tế, nhưng ASEAN có sự chênh lệch và khác biệt tương đối giữa các quốc gia. Cụ thể như điều kiện kinh tế, dân số, cơ cấu ngành nghề và chính trị giữa nước giàu nhất là Singapore và các nước nghèo nhất là Lào, Việt Nam và Campuchia là một tỉ lệ khá lớn. Do vậy, sự tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới khả năng thu hút FDI của ASEAN phải được phân tích và so sánh sâu hơn trong bối cảnh của các nhóm nước có cùng mức độ phát triển. Đánh giá tác động của sự kiện này lên nhóm nước có thu nhập khá ở khu vực là ASEAN – 5 cho thấy, các nước này sẽ không chị bị cạnh tranh mạnh trên thị trường thứ ba mà trên chính cả thị trường trong nước, điều này sẽ làm giảm sút đầu tư FDI vào các nước này trên theo cả chiều dọc và chiều ngang đối với cơ cấu ngành truyền thống và tương đồng với Trung Quốc của ASEAN như dệt may, công nghiệp lắp ráp và chế biến. Tuy nhiên, với các nước này cơ hội cũng đang mở cửa cho các ngành có hàm lượng công nghệ cao hoặc các ngành linh kiện điện tử - các ngành mà các nước này đang tích cực chuyển đổi. Hơn nữa trở thành một mắt xích trong phân công lao động của khu vực cũng là một hướng tích cực cho việc thu hút vốn tại ASEAN trong bối cảnh hiện nay và trong tương lai. Đối với nhóm nước chậm phát triển hơn, việc thu hút FDI trở nên thực sự khó khăn vì cơ cấu ngành trùng lặp với Trung Quốc, hơn nữa hiệu suất lao động, trình độ sản xuất còn khác biệt. Đối với các quốc gia này chuyên môn hóa vào các sản phẩm đầu vào thấp cấp cho Trung Quốc có thể là một hy vọng cho việc tăng FDI, tuy nhiên xu hướng ngày này cho thấy FDI ít được đầu tư vào các nhóm ngành này, có chăng chỉ là con số rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 98 - 100)