- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước
7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm
2.2.3. Tác động đối với nhóm nước có thu nhập trung bình khá
Trong phạm vi phân tích, chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động đối với dòng FDI vào nhóm ASEAN-5: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Đây là nhóm nước thu hút được 86,93% FDI vào khu vực ASEAN tương đương với 190.9 tỷ USD (trong 1995-2003). Ngoài Singapore là quốc đảo có thu nhập cao và là các nước công nghiệp mới ở Đông Nam Á, thì đây là nhóm nước có mức thu nhập trung bình ở khu vực Đông Á và FDI đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế.
Hình 2.5: FDI vào ASEAN-5 theo từng nước nhận đầu tư (1995-2003)
Nguồn: The ASEAN Secretariat, ASEAN statistical yearbook 2004
Nhìn chung, tự do hóa thương mại và sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ có tác động khác nhau đối với những nước này. Trung Quốc gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội đáng kể, bao gồm cơ hội liên kết với Trung Quốc khi nước này đang đóng một vai trò ngày càng tăng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Song, điểm tương đồng trong cơ cấu xuất khẩu cho thấy mối đe dọa cạnh tranh tăng lên tại thị trường các nước thứ ba do xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên sau khi gia nhập. Sự cạnh tranh này sẽ tập trung trên nhiều lĩnh vực, đáng chú ý là dệt may, đây cũng là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI vào khu vực ASEAN nói chung khoảng 9 tỷ USD (1995-2003).
Singapore và Malaysia về cơ bản sẽ có những tác động tích cực trong ngắn hạn và trung hạn. Thị trường Trung Quốc chiếm gần 12% xuất khẩu của Singapore năm 2000, lớn hơn thị trường Nhật Bản (7,5%), gần 8% xuất khẩu của Malaysia. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhu cầu nhập khẩu các đầu vào sản xuất từ Singapore và Malaysia chắc chắn sẽ càng nhiều một khi hai quốc gia này là bộ phận cấu thành trong hệ thống sản xuất toàn cầu.
Sau khủng hoảng, hiện tượng rút đầu tư khỏi ASEAN diễn ra khá phổ biến thì Singapore luôn tiếp nhận đầu tư mới và có cán cân FDI luôn dương. Năm 2002 và 2003, tổng dòng FDI thuần vào Singapore lần lượt đạt 5,7 tỷ và 11,4 tỷ USD và
-10000-5000 -5000 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thailand Host Country
chỉ trong quý 1 năm 2004, con số này cũng đạt được 5,8 tỷ USD tương đương với cả năm 2002 [24, tr.139]. Các sản phẩm chế biến thu hút vốn đầu tư chủ yếu của Singapore là: hóa chất và các sản phẩm (15 tỉ USD - năm 2002), dầu mỏ (7 tỉ USD - năm 2002), và các sản phẩm và linh kiện điện tử (18 tỉ USD – năm 2002) [28].
Trong những nước ĐPT ở vùng Đông Á, Malaysia có lẽ là nước được lợi nhất khi Trung Quốc gia nhập WTO. Nhìn chung, tác động về mặt thương mại là tích cực vì Malaysia đang là đối tác thương mại ngày càng quan trọng của Trung Quốc. Dòng FDI vào nước này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, vì lợi nhuận tái đầu tư ở Malaysia dự tính tăng nhẹ trong giai đọan Trung Quốc gia nhập WTO. FDI vào Malaysia năm 2000- quí 1 năm 2004 liên tục tăng, luôn dao động ở mức 3 tỷ USD, chỉ có năm 2001 là rất thấp nhưng vẫn đạt mức dương là 578 triệu USD [24, tr.139]. Đối với cơ cấu thương mại, xuất khẩu đồ gỗ và những sản phẩm chế tạo
khác sẽ tăng do tác động của việc gia nhập để đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm này tăng ở Trung Quốc và Đài Loan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nông nghiệp của Malaysia sẽ không thay đổi nhiều, nhưng xuất khẩu hạt giống cây cho dầu, đường, gia cầm,và bông sang Trung Quốc và Đài Loan sẽ tăng khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Do nhu cầu nhập khẩu của các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc như Nhật Bản, NIEs, EU, Mỹ tăng nên cầu cho sản xuất và dịch vụ từ Trung Quốc sẽ tăng. Cũng như những nền kinh tế ĐPT ở Đông Á, Malaysia có khả năng
sẽ mất một vài thị phần trên thị trường may mặc quốc tế khi Trung Quốc gia nhập
WTO. Tuy nhiên, đầu ra của ngành dệt sẽ ít bị ảnh hưởng, và trong khi xuất khẩu hàng dệt may của tất cả các nước ĐPT khác sẽ chịu tác động tiêu cực của việc Trung Quốc gia nhập WTO, thì xuất khẩu của Malaysia sẽ đứng vững trên thị trường, được củng cố khi cầu của thị trường may mặc Trung Quốc tăng. Thực tế, FDI vào ngành dệt của Malaysia là 88 triệu USD lớn gấp 2 lần FDI vào ngành may mặc, trong 1995-2003 [10]. Tỷ suất lợi nhuận của ngành này sẽ không những giảm mà còn tăng nhẹ khi các sản phẩm dệt của Malaysia được xuất khẩu và làm đầu vào sản xuất cho thị trường may mặc Trung Quốc. Về điểm này, Malaysia giống các nước công nghiệp mới trong khu vực hơn. Việc Malaysia tham gia vào mạng lưới
sản xuất nội vùng, nâng cao chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đã khiến cho nước này là điểm đến của FDI, bổ sung cho đầu tư ở Trung Quốc. Điều quan trọng là các dòng đầu tư vào khu công nghệ cao, đặc biệt vào các ngành công nghệ thông tin và điện tử vẫn tiếp tục tăng vào Malaysia, thời kỳ 1997-2003, FDI vào khu vực điện tử của Malaysia tăng 40%, tức là khoảng 3 tỷ USD, chiếm 30% FDI vào toàn bộ lĩnh vực chế biến của nước này. Trong ngành sản xuất ô tô, Malaysia có thể sẽ tham gia vào mạng lưới sản xuất giữa các nước, chẳng hạn, hiện nay Malaysia đang sản xuất bộ phận bánh lái.
Nhìn chung, Malaysia và Singapore phải đối phó với khả năng mất sức cạnh tranh trong các ngành dệt may và thêu ren trên các thị trường Mỹ và Nhật Bản. FDI vào 2 quốc gia này về cơ bản không bị tác động nhiều, nhất là cơ hội mở rộng lợi nhuận cho các nhà đầu tư nước ngoài vào 2 nước này biết lựa chọn lĩnh vực phù hợp để có thể làm đầu vào cho thị trường Trung Quốc. Về dài hạn, các nước này có thể bị tác động tiêu cực vì tiềm năng khoa học công nghệ của Trung Quốc đang lớn mạnh lên. Vì vậy, muốn khỏi bị thua thiệt các nước này phải tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
Đối với Thái Lan, hiệu ứng tiêu cực của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành dệt may và thêu ren của nước này là rất lớn song Thái Lan được hưởng lợi khá lớn từ việc tự do hóa từng bước xuất khẩu nông phẩm vào Trung Quốc đồng thời cơ hội mở rộng các cơ sở chế tạo. Trong những năm 1990, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Trung Quốc nhanh nhất trong số các nước ASEAN. Năm 2000, thị trường Trung Quốc chiếm 10% xuất khẩu của Thái Lan. 30% xuất khẩu của Thái Lan vào Trung Quốc đang bị tác động do hạn chế giấy phép. Đến năm 2005-2006 các hạn chế này sẽ bị dỡ bỏ, vì vậy sẽ tăng lượng xuất khẩu vào Trung Quốc cho Thái Lan. Xuất khẩu nông nghiệp của Thái Lan sang Trung Quốc được hưởng lợi lớn nhờ tự do hóa các hàng rào phi thuế quan. Hơn 30% xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc tập trung vào các sản phẩm như gạo, cao su và mía đường, theo cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO thì hạn ngạch đối với các sản phẩm này sẽ dần dần bị dỡ bỏ. Cạnh tranh gia tăng mạnh ở những ngành dệt may và thêu ren của Thái Lan, những ngành sử dụng nhiều lao động thủ công song
trong nông nghiệp và các ngành chế tạo sử dụng lao động và công nghệ chất lượng cao đang được mở rộng. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh khi Trung Quốc gia nhập WTO sẽ khiến ngành chế tạo của Thái Lan chuyển sang chế tạo điện tử, các loại sản phẩm hóa dầu. Xuất khẩu trong ngành chế biến và điện tử sẽ tăng, sản xuất bông của Thái Lan sẽ được mở rộng do tăng nhu cầu nhập khẩu bông phục vụ ngành dệt cho Đài Loan (Trung Quốc). Song, áp lực cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường thứ ba khá rõ rệt, đó là các sản phẩm thêu ren và may mặc trên thị trường Mỹ và Nhật Bản, chưa tính đến 9% mặt hàng nông phẩm của Thái Lan khi xuất sang thị trường Mỹ cũng nằm trong danh mục các hàng hóa dễ gặp rủi ro. Trong khi đó, những ngành đang chịu ảnh hưởng ở Thái Lan là dệt may và lắp ráp, thường chiếm phần quan trọng trong thu hút FDI. Có thể nhìn nhận tổng quan, ¼ FDI ở đây tập trung vào khách sạn và nhà hàng, vốn có cơ sở mở rộng, ngành điện tử có FDI tăng từ cuối năm 1990, hiện chiếm đến 31% FDI tương đương với 757.4 triệu USD, dệt may chiếm khoảng 2% FDI tương đuơng với 32 triệu USD vào ngành chế tạo Thái Lan trong giai đoạn 1995-2003. Năm 2001 nhập khẩu các linh kiện và bộ phận từ Trung Quốc đã chiếm 13% hơn 1 tỷ USD trong tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện và bộ phận của Thái Lan, tổng xuất khẩu linh kiện và bộ phận sang Trung Quốc là gần 1 tỷ USD [7]. Như vậy, Thái Lan cũng giống như Philippines nhiều ngành xuất khẩu có nguy cơ chịu sự cạnh tranh, đó là các ngành lao động giản đơn, khu vực đang được mở rộng là các ngành sử dụng nhiều đất đai và cần lao động có kỹ năng. Nguy cơ bị chệch hướng dòng FDI ra khỏi Thái Lan tại các ngành thu hút FDI truyền thống như thiết bị gia dụng (radio, tivi, thiết bị điện tử) và dệt may là có thể xảy ra.
Tuy nhiên, Thái Lan vẫn có thể thu hút FDI vào ngành hóa chất và các sản phẩm hóa học, hiện chiếm 28% FDI vào lĩnh vực chế biến, và ngành này không bị ảnh hưởng nhiều khi Trung Quốc gia nhập WTO. Để thu hút FDI hơn nữa, Thái Lan cần có chiến lược hấp dẫn FDI vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, có lợi thế cạnh tranh riêng như các ngành dịch vụ, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của các mặt hàng thuộc ngành chế tạo bằng cách tập trung vào nâng cao năng suất lao động và tìm lại chỗ đứng cho các ngành sử dụng nhiều lao động. Các yếu tố cung
cũng rất quan trọng trong đó gồm sự sẵn có về máy móc thiết bị và các khả năng về nguồn lực, mục đích phát triển công nghệ của chính phủ.
Xuất khẩu của Philippines sang Trung Quốc luôn được hưởng lợi từ sự tăng trưởng và tự do hóa của Trung Quốc. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới việc thu hút vốn FDI của đất nước này, vì khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ cần nhiều nguyên liệu thô và các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, Philippines còn có những lợi thế so sánh trên nhiều lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh, điều này sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa hai nước trên thị trường thứ ba. Cạnh tranh với Trung Quốc sẽ đặc biệt gay gắt hơn trong các sản phẩm may mặc xuất sang Bắc Mỹ và Tây Âu, do sự dỡ bỏ hạn ngach dệt may của các thị trường này đối với Trung Quốc. Ngành dệt may nước này cũng nằm trong nhóm 5 ngành thu hút FDI nhiều nhất, chiếm 11,6% FDI vào lĩnh vực chế biến tức là khoảng 275.7 triệu USD (1995-2003), điều đáng lưu ý là 90% tập trung vào các sản phẩm may mặc, da giày, còn ngành dệt chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Rõ ràng, tác động của Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành dệt may Philippines là tiêu cực. Tuy nhiên, nhìn về phía trước, Philippines lại hoàn toàn có triển vọng tham gia vào mạng lưới toàn cầu sản xuất hàng điện tử,
máy móc và trang thiết bị, chế biến và công nghiệp nhẹ, những ngành mà FDI có
thể tăng ở cả Trung Quốc và Philippines. Năm 2001, tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ kiện máy móc từ Trung Quốc là 170 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu là 342 triệu USD, chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch buôn bán linh kiện và bộ phận máy móc của Philippines đã mở ra cơ hội đáng kể cho việc mở rộng thị trường. Trong giai đoạn 1995-2003, FDI vào ngành điện tử và máy móc thiết bị là 502 tỷ, tương ứng với 21,2% FDI vào trong công nghiệp chế biến [10, tr.43].
Sự mở rộng kinh tế và tự do hóa của Trung Quốc sẽ tạo ra những cơ hội cho
Indonesia. Xuất khẩu của Indonesia tới Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều từ quá
trình tự do hóa và tăng trưởng của Trung Quốc, điều này gián tiếp ảnh hưởng lên việc thu hút vốn đầu tư FDI theo chiều dọc của Indonesia cho việc gia tăng xuất khẩu. Hầu hết các hoạt động giảm thuế của Trung Quốc theo cam kết với WTO đã được thực hiện vào năm 2004, vì vậy một số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Indonesia sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc giảm các hàng rào phi thuế quan khi xuất
sang thị trường Trung Quốc như dầu cọ, cao su và dầu chế biến, sợi bông. Tuy nhiên, các ngành nông nghiệp này lại không mấy hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên do nhu cầu nhập khẩu tăng từ các đối tác thương mại gần gũi nhất của Trung Quốc là Nhật Bản, NIEs, EU và Hàn Quốc. Indonesia có tiềm năng phát triển vai trò là nhà cung ứng các linh kiện cụ thể cho mạng lưới sản xuất ô tô, có cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực như mỹ phẩm, máy móc thiết bị nghe nhìn, trong đó FDI đều có thể được mở rộng cả ở Trung Quốc và Indonesia. Như vậy, xuất khẩu của các ngành công nghiệp điện tử và chế tạo sẽ tăng cùng. Trong 1995-1003, ngành thiết bị, máy móc và linh kiện điện tử thu hút khoảng 10% FDI vào ngành công nghiệp chế biến (khoảng 840 triệu USD) Tuy nhiên, sự tương đồng trong cơ cấu xuất khẩu giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ thấy nguy cơ cạnh tranh trên thị trường thứ ba. Đó là ngành may mặc của Indonesia, ngành này đặc biệt nhạy cảm trước việc bỏ hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu may mặc của Trung Quốc tại các thị trường chủ yếu như Bắc Mỹ và Tây Âu. Các ngành tăng trưởng chậm hơn như dệt may, và lắp ráp đã nhận được nhiều FDI trong suốt thời gian qua nay có thể sẽ không còn là điểm hấp dẫn FDI nhiều nhất do sự cạnh tranh đã phân tích trên đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy FDI vào Indonesia trong những năm gần đây có chiều hướng thấp dần, thâm hụt trong 4 năm liên tục từ 1998-2001. Hiện tượng cũng xảy ra vào năm 2003 với mức thâm hụt là 596 triệu USD, phải đến quý 1 năm 2004, dòng FDI vào khu vực này mới tăng khoảng 432 triệu USD [24, tr.139]. Thực chất, điều này không phải do hệ quả của việc Trung Quốc gia nhập WTO mà nguyên nhân sâu xa hơn xuất phát từ sự bất ổn chính trị và khủng hoảng tài chính ở Indonesia trong những năm gần đây
Tóm lại, các quốc gia nào trong ASEAN tham gia vào mạng lưới sản xuất
nội vùng ASEAN-Trung Quốc, cung cấp các chi tiết hay nguyên liệu đầu vào cho Trung Quốc, thì sẽ nhận được những tác động tích cực, do nhu cầu xuất khẩu của Trung Quốc tăng, nên nhu cầu nhập khẩu đầu vào cũng tăng, dòng FDI vào các quốc gia này có thể không giảm mà còn tăng. Còn những quốc gia nào chỉ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cùng loại với Trung Quốc trên thị trường thứ ba, sẽ chịu nhiều thiệt thòi, trong khi các quốc gia này trước đây chỉ hấp dẫn FDI vào những
ngành nghề mà hiện nay đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, rõ ràng là các quốc gia này sẽ gặp khó khăn lớn trong việc thu hút FDI, và buộc phải tìm cho mình hướng đi khác. Như vậy, những ngành bị ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO là những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, trong khi những ngành sẽ mở rộng thì lại sử dụng nhiều đất đai và lao động có kỹ năng nhiều hơn.