Những điểm yếu trong việc thu hút FDI của ASEAN so với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 59 - 65)

- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước

2.1.3. Những điểm yếu trong việc thu hút FDI của ASEAN so với Trung Quốc

Có thể nói, liên kết kinh tế ASEAN chưa thực sự chặt chẽ, so với tất cả các tổ chức kinh tế khu vực khác đang hiện diện, ASEAN có những đặc điểm nổi bật, cấu thành từ sự khác biệt trên nhiều phương diện giữa các thành viên, đây cũng chính là một trong những nhân tố cản trở ASEAN thành một khối thống nhất. Việc

phân tích môi trường đầu tư ASEAN cho thấy sự khác biệt giữa các thành viên ASEAN là khá lớn, bao hàm trên 3 phương diện chủ yếu: tính đa dạng về văn hóa (dân tộc, tôn giáo), khác biệt về hệ thống chính trị (hệ tư tưởng), và sự chênh lệch về trình độ phát triển [15].

Sự khác biệt và đa dạng văn hóa, tôn giáo trong ASEAN

Đây là nơi quy tụ của rất nhiều dân tộc, sắc tộc, của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới (Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Nho giáo). Điều này hầu như không thấy có ở bất cứ khu vực nào khác. Tuy nhiên, sự giao thoa lịch sử văn hóa vẫn có một nét chung là tính trung dung, thỏa hiệp, trọng tình, mối quan hệ chặt chẽ với cá nhân và cộng đồng, sự phục tùng với Nhà nước. Các đặc điểm này khiến cho các thành viên ASEAN dù khác nhau về truyền thống văn hóa nhưng vẫn cùng nhau tồn tại và phát triển. Tính đa dạng về văn hóa có thể là một lợi thế phát triển của ASEAN (vì bổ sung lẫn nhau), song trước khi lợi thế đó trở thành hiện thực, thì nó hiện diện như một yếu tố gây cản trở tới quá trình liên kết khu vực thành thể thống nhất, chẳng hạn như cản trở nhu cầu giao tiếp, thương lượng do các đối tác phải mất nhiều thời gian tìm hiểu lẫn nhau, tác động đến chia cắt thị trường [15].

Sự khác biệt về hệ tư tưởng và chế độ chính trị cùng tồn tại trong liên minh là đặc điểm đặc sắc thứ hai của ASEAN. Thực tế hiện nay cho thấy, trong khi nỗ lực vì mục tiêu và phát triển đầy thiện chí của các Chính phủ và các nhà lãnh đạo quốc gia ASEAN làm cho sự khác biệt này ít có ảnh hưởng tiêu cực đến nội bộ ASEAN, thì sự khác biệt văn hóa, và tôn giáo lại có ảnh hưởng xấu đến khu vực. Gần đây sự khác biệt về tôn giáo ở trong cùng một quốc gia đã làm cho tình hình chính trị - xã hội ở một số nước trở nên đặc biệt căng thẳng. Sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố (gốc rễ từ Hồi giáo cực đoan) đã dẫn đến những cuộc bạo động, và khủng bố, làm cho an ninh khu vực trở nên bất ổn (đặc biệt là ở Philippines, Indonesia, Thái Lan).... Ngoại trừ Việt Nam, phần lớn ASEAN-5 đều có ít nhất một nguy cơ, nếu không nói là một hiểm họa an ninh đang chực chờ. Điều này đang trở thành một mối lo cho các nhà đầu tư và du khách trong môi trường toàn cầu hiện nay [15].

Sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển của các nước thành viên ASEAN. Bảng 2.1 cho thấy khoảng cách thu nhập giữa nước giàu nhất (Singapore) và nước nghèo nhất (Campuchia), theo cách tính thông thường là 76 lần. So với Malaysia, nước phát triển thứ hai trong ASEAN, thì khoảng cách GDP/người của Singapore đã là rất lớn, gấp 6,17 lần (bảng 2.1). Singapore là trường hợp đặc biệt, có quy mô kinh tế nhỏ nhưng có trình độ phát triển cao tương đương so với các nước phát triển trên thế giới. Có thể lấy Malaysia làm đại diện tiêu biểu, tuy nhiên mức chênh lệch so với nước thấp nhất của ASEAN vẫn là 13,3 lần. Đây là khoảng cách chênh lệch quá xa. Nếu tính mức chênh lệch trung bình thì chỉ số của EU là không đáng kể, chỉ ở mức 2,5 lần. Mặt khác nếu xét về trình độ phát triển chung của toàn khu vực, ASEAN có trình độ thấp xa so với EU, chỉ cần so Malaysia với nước kém phát triển nhất trong EU-15 (Bồ Đào Nha: 10.954 USD) thì khoảng cách đó còn lớn hơn nhiều [15].

Bảng 2.1: GDP/ngƣời của ASEAN năm 2002

Các nƣớc GDP/ ngƣời (USD) GDP/ngƣời (theo PPP) (USD) Số máy ĐT / 1000 dân ASEAN – 5 Singapore 20.733 22.680 471 Malaysia 3.699 8.750 314 Thái Lan 1.874 6.400 123 Philippines 912 3.840 150 Indonesia 695 2.940 31 BCLMV Việt Nam 411 2.070 15 Lào 326 1.620 5 Campuchia 278 1.860 17

Ghi chú: các nước Bruney, Myanmar, và Đông Timo không có số liệu

Nguồn: UNDP. Human Development Report 2003

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế cũng khiến cho tính bảo hộ ở các thành viên ASEAN cũng rất khác biệt nhau. Vì vậy, sẽ rất khó có một thị trường thống nhất trong khu vực, thay vào đó chỉ là các thị trường nhỏ. Kết quả là mất đi sức hấp dẫn của một thị trường nội tại to lớn và thống nhất trong cả lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế.

Ngoài ra, qua phân tích môi trường thu hút FDI của Trung Quốc và ASEAN, ASEAN còn bộc lộ một số nhược điểm sau:

Về hệ thống luật pháp: Hầu hết các nền kinh tế ASEAN chưa đạt được các tiêu chuẩn quốc tế (ngoại trừ Singapore), đảm bảo hệ thống luật pháp minh bạch, có khả năng dự báo chắc chắn đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, mức xếp hạng tham nhũng cao (không tốt) của tổ chức minh bạch quốc tế đối với nhiều nền kinh tế ASEAN như Philippines, Indonesia

Về hệ thống tài chính: Trước hết, tỉ lệ tiết kiệm nội địa của ASEAN không

bằng Trung Quốc. Mức xếp hạng tín dụng ngân hàng đã thể hiện sự yếu kém nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng và tài chính. Nhiều học giả lên tiếng về “chủ nghĩa tư bản thân quen” của tổng thống Suharto (trước đó là tổng thống Marcos của Philippines), cũng như những dự án lớn và doanh nghiệp nợ nặng nề của Malaysia dưới thời thủ tướng Mahathir. Đối với Thái Lan, đó là những luật lệ yếu kém, các ngân hàng rất dễ đổ vỡ, và tỉ giá hối đoái ở mức quá cao.

Về cơ sở hạ tầng: thể hiện ở chi phí đầu tư, khả năng ứng dụng công nghệ

thông tin... Nỗ lực nâng cao môi trường đầu tư cạnh tranh ngày càng giảm dần, quyết tâm hạ thấp chi phí chưa được thể hiện rõ, dẫn đến chi phí đầu tư ở ASEAN còn khá cao. Trong khi, Trung Quốc đã cương quyết giảm hơn nửa giá thành của nhiều mặt hàng phi ngoại thương. Ví dụ, phí điện thoại đường dài (đã phân tích), các phí cầu cảng cao hoặc phí không chính thức trên đường có thể triệt tiêu những khoản đầu tư hàng tỉ USD cho cảng biển và cầu đường. Lắp ráp nhiều điện thoại và tổng đài để rồi tính phí cuộc gọi quá cao sẽ làm mất đi phần lớn giá trị kinh tế của phần cứng.Trong điều kiện khuynh hướng độc quyền hay giá cao của hàng phi ngoại thương, đây rõ ràng là một điểm yếu tương đối của ASEAN. Bên cạnh đó, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các nước ASEAN có phần thua kém so với Trung Quốc. Trong “Báo cáo hàng năm về công nghệ thông tin toàn cầu”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum-WEF) [35] và Đại học Harvard xếp hạng các nước về “khả năng sẵn sàng nối mạng”, năm 2002, Malaysia đứng đầu ASEAN (đứng thứ 32 trong tổng số 82 nước trong danh sách), theo sau là Thái Lan (xếp hạng 41), Phillipines (xếp hạng 62), Indonesia (xếp hạng 64) và Việt Nam (xếp hạng 71) [35]. Trung Quốc được đánh giá ở hạng 43 và Ấn Độ là 37. Tuy nhiên xét theo số lượng người sử dụng (không chỉ là thuê bao), năm 2002 có 25 triệu người sử

dụng Internet ở năm nền kinh tế lớn của ASEAN và 60 triệu người ở Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào cáp quang và những tổng đài, cũng như băng thông quốc tế, điều này giúp cho tốc độ sử dụng Internet nhanh hơn nhiều so với nhiều nước. Và nhờ có cạnh tranh nên Trung Quốc cũng nằm trong số các nước có chi phí Internet rẻ nhất. Ngay cả giá thuê băng rộng ở Trung Quốc cũng rẻ (12- 25 USD một tháng so với 40-70 USD ở Việt Nam), có quá nhiều dịch vụ tiên tiến đang được phát triển nhanh hơn ở Trung Quốc [34]. Chính chi phí đầu tư cao và chất lượng cơ sở hạ tầng chưa tốt là điểm khiến các nhà đầu tư do dự khi quyết định đầu tư.

Bảng 2.2: Các chỉ số so sánh về môi trường đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc

Quốc gia Malaysia Thái Lan Philipines Indonesia Việt Nam Trung Quốc Mức độ sẵn sàng về điện tử 2003 (tổng 60) 33 42 47 53 56 50 Xếp hạng IT toàn cầu (tổng 80) 32 41 62 64 71 43 Tham nhũng 2003 - theo Tổ chức minh bạch quốc tế (tổng 133) 37 70-75 92-99 122 100-105 66-69 Tính cạnh tranh tăng về trƣởng toàn cầu (tổng 80) 27 30 62 66 56 42 Tính cạnh tranh trong kinh doanh 2003 (tổng 80) 26 31 62 58 49 45 Nguồn:www.weforum.org

Về chất lượng giáo dục, khả năng nghiên cứu và ứng dụng: Chất lượng giáo

dục nghèo nàn và không có hiệu quả ở hầu hết các nước ASEAN. Mặc dù có tỉ lệ cử nhân đại học của các nhiều hơn Trung Quốc nhưng kết quả tạo thu được không nhiều. Hơn nữa, xét về giáo dục, uy tín về chất lượng của các trường đại học hàng đầu Trung Quốc đã lên rất cao, khả năng sử dụng tiếng Anh ở Thượng Hải hiện nay được biết là tốt hơn cả Hồng Kông. Ngược lại, không kể Singapore, ít trường đại học nào ở ASEAN có thể cạnh tranh trên thế giới. Ngoài ra, công tác R&D, nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp thuộc ASEAN còn rất thấp (mức bình quân đầu tư cho R&D chỉ chiếm 2% tổng chi phí của doanh nghiệp). Phần lớn hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu đều do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất, và nếu FDI giảm thì năng lực duy trì cạnh tranh cũng giảm [15].

Những phân tích về môi trường đầu tư ASEAN và Trung Quốc, cho ta một số nhận xét sau:

Một là, nếu sự thành công của ASEAN chỉ dựa vào lao động rẻ và tài nguyên

thiên nhiên, sự thành công này khó mà bền vững. Phản ứng cần thiết đối với ASEAN là tiến lên một nấc thang có giá trị gia tăng cao hơn. Nghịch lý là Trung Quốc đang biết cách làm điều này còn hơn cả Malaysia và Thái Lan. Đồng thời, Trung Quốc cũng có đầy đủ những lợi thế về chi phí nhân công rẻ, lao động có kỹ năng, nguyên liệu rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn toàn ASEAN. Các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm tăng lợi nhuận, thị phần và doanh số.

Hai là, các nước ASEAN gồm nhiều nền văn hoá và có trình độ phát triển

kinh tế khác nhau, lại chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường ASEAN tất yếu kéo theo sự suy giảm của các dòng đầu tư. Trong khi các nền kinh tế ASEAN chưa có mức phục hồi chắc chắn; các nền kinh tế thế giới và khu vực chịu sự tác động mạnh của sự kiện 11/9 và dĩ nhiên, FDI từ các nước phát triển chắc chắn sẽ tiếp tục giảm đáng kể trong những năm tiếp theo. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các nước ASEAN khiến thị trường bị chia cắt thay vì thống nhất thành một thị trường chung cho cả khu vực, lộ trình CEPT vẫn chưa hoàn tất để AFTA thực sự trở thành khu vực mậu dịch tự do chung cho các nhà đầu tư vào khu vực này

Ba là ,có những trở ngại đối với FDI trong so sánh giữa Trung Quốc và ASEAN, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt cởi bỏ về cản trở hành chính, cản trở về khả năng tiếp cận thị trường địa phương, cản trở trong điều hành các chính sách vĩ mô để hấp dẫn đầu tư, tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng, kiên quyết chống nạn tham nhũng và đặc biệt, các rủi ro về kinh tế và chính trị được giảm thiểu ở Trung Quốc (do có độ ổn định cao) đã khiến cho các nhà đầu tư yên lòng hơn khi đầu tư vào Trung Quốc (xem 2.1.1, 2.1.2)

Như vậy, ngay cả thời điểm Châu Á lâm vào khủng hoảng tài chính chưa tính đến việc Trung Quốc gia nhập WTO, FDI vào Trung Quốc đã có nhiều lợi thế hơn hẳn ASEAN .Trung Quốc luôn giữ vị trí số một, chỉ có ba nước ASEAN đạt

được vị trí thứ 4 đến vị trí thứ 8 là Malaysia, Việt Nam và Philippines trong 10 địa chỉ hấp dẫn FDI nhất của thế giới [12].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)