Phát huy tính năng động của ASEAN trong các chương trình hợp tác song phương và đa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 113 - 115)

- Chi phí viễn thông: chi phí lắp điện thoại tại các nước ASEAN vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tại Malaysia và Việt Nam Cước phí sử dụng điện thoại của các nước

7. Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc để phát triến sản phẩm

3.2.6. Phát huy tính năng động của ASEAN trong các chương trình hợp tác song phương và đa phương

phương và đa phương

Có thể nhận thấy tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN nói chung diễn ra chậm, không đáp ứng được yêu cầu đưa khu vực này thoát khỏi các áp lực cạnh tranh và phát triển đang tăng lên rất nhanh [15, tr.149]. Nhận thức được vấn đề này các quốc gia ASEAN đang tiến hành cải tổ lại hệ thống tổ chức của mình để tăng cường tiến hành liên kết kinh tế giữa các nước. Hiện nay, một cơ chế mới đã được hình thành cho phép các quốc gia ASEAN có thể tự chủ hơn trong việc ký kết các hiệp định song phương FTA theo phương thức “10-X”, chỉ cần 2 thành viên đồng ý, thay cho cơ chế “+10”, yêu cầu tất cả các thành viên phải đồng ý [15]. Việc các quốc gia đẩy mạnh hợp tác song phương có ý nghĩa rất quan trọng với luồng đầu tư FDI vì khi đẩy mạnh quan hệ thương mại trao đổi giữa hai quốc gia cũng là trực tiếp tác động lên viêc gia tăng sản xuất trong nước và gián tiếp tác động lên khả năng thu hút vốn FDI của khu vực. Đặc biệt tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia đang có thương mại và nguồn đầu tư trực tiếp lớn vào ASEAN sẽ tạo

môi trường thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa và di chuyển các yếu tố nguồn lực sản xuất, tích cực góp phần cải thiện môi trường đầu tư cho các quốc gia có vốn đầu tư vào ASEAN. Quan hệ song phương cũng thiết thực giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thương mại và đầu tư thông qua đối thoại và trao đổi trực tiếp, dẫn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc. Do vậy, tăng cường hơn nữa hợp tác song phương theo các nguyên tắc cơ bản của ASEAN cũng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư FDI.

ASEAN cũng nên phát triển các quan hệ hợp tác đa phương như tham gia tích cực vào diễn đàn APEC và ARF, chủ động gắn kết các khối ASEAN + 3, ASEAN + X. Thông qua các diễn đàn hợp tác đa phương, đối thoại đa phương, ASEAN có thể thương lượng và đối thoại với các quốc gia tham gia thương mại và đầu tư của mình, từ đó có thể có những thông tin phản hồi về môi trường đầu tư về tình hình thương mại và thị trường, và qua đó cũng có thể thương lượng các quan hệ thương mại và đầu tư phù hợp với chiến lược chung của khu vực. Trên thực tế, ASEAN đang tham gia xây dựng các mối liên hệ chặt chẽ ở hai khu vực Đông Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Trong các cấu trúc liên kết này, ASEAN đang nỗ lực trở thành một “trục quay” kết nối các nền kinh tế lớn của thế giới và khu vực. Thông qua các hợp tác này các nước lớn cũng đang muốn tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN để thực hiện chiến lược của mình, dẫn đến ASEAN dễ dàng có thể đóng vai trò trung tâm của cuộc đưa tranh và liên kết kinh tế ở cấp độ lớn [15, tr.152] Qua các diễn đàn này ASEAN cũng có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế của mình sao cho phù hợp hơn nữa với sự phân công lao động quốc tế, tìm những tiếng nói đồng thuận tránh những cạnh tranh trực tiếp với các nước trong khu vực tại các thị trường quan trọng, bảo vệ khu vực khỏi những áp lực cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài. Hoạt động tích cực trên các diên đàn đa phương cũng là hình thức và là cơ hội để ASEAN quảng bá cơ hội đầu tư trên khối của mình, bày tỏ cam kết những thay đổi mang tính chất chính thức nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho phát triển thương mại và đầu tư, từ đó là cơ sở và căn cứ cho các quốc gia có vốn FDI có thể hiểu rõ hơn về môi trường và cơ hội đầu tư trên các quốc gia ASEAN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)