- Vê các chi phí đầu tư:
2.1.2. Môi trường thu hút FDI của ASEAN
ASEAN được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, tiếp theo là Brunei gia nhập ngày 08/01/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Myamar ngày 23/7/1997, và Campuchia ngày 30/4/1999. Khu vực ASEAN có dân số khoảng 550 triệu người, diện tích tự nhiên 4,5 triệu km2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại 720 tỷ USD, trong đó thương mại nội khối chiếm 22% (năm 2002) [30].
Hợp tác kinh tế ASEAN được bắt đầu từ những năm 70. Một số chương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng như Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trong những năm 1970-1980. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tác này rất hạn chế. Năm 1992, các nước ASEAN ký Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) quy định việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Bên cạnh mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa, các nước ASEAN còn có các chương trình hợp tác kinh tế khác. Đáng chú ý là:
- Hiệp định khung về đầu tư ASEAN (AIA) nhằm biến ASEAN thành khu vực có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với FDI, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) nhằm thúc đẩy hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp, được coi là một biện pháp để thực hiện AFTA sớm trong công nghiệp.
- Hợp tác dịch vụ trong ASEAN bằng việc ký Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và hai nghị định thư cam kết giảm hàng rào thương mại trong 7 lĩnh vực dịch vụ: tài chính, vận tải biển, du lịch, xây dựng, hàng không, kinh doanh và bưu chính viễn thông.
- Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông là một lĩnh vực hợp tác mới nhưng hết sức quan trọng đối với ASEAN để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số.
- Các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, nông, lâm nghiệp và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng được chú trọng.
- Các nước thành viên cũ trong ASEAN cũng tăng cường giúp đỡ các thành viên mới trong quá trình hội nhập bằng việc đưa ra sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI). Gần đây nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 33 tại Hà Nội từ ngày 12 đến 16/9/2001, các nước ASEAN-6 đã nhất trí trao Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các nước thành viên mới của ASEAN để các nước này tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng được hưởng thuế quan ưu đãi 0% sang thị trường các nước ASEAN-6.
Môi trƣờng chính trị và xã hội
Hiện nay ASEAN gồm 10 quốc gia khác nhau trong khu vực Đông Nam Á (không kể đến Đông Timor). Đa phần các nước trong khối có tình hình chính trị khá ổn định từ những năm mới thành lập ASEAN cho đến đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cộng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1998 đã đưa tình hình an ninh và chính trị của khu vực có nhiều bất ổn. Đặc biệt sau sự kiện 11/09/2001, tình hình chính trị ở các nước có người Hồi giáo trở nên căng thăng hơn do các áp lực từ bên trong và bên ngoài. Chính sách của Chính phủ các nước ASEAN đều cam kết và nhất quán ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia của mình, mặc dù gần đây các chính phủ các nước ASEAN có sự thay đổi lớn về nhân sự điều hành đất nước. Nhìn chung môi trường chính trị của các nước ASEAN tương đối ổn định, tuy nhiên các nước khác nhau trong khối có mức độ ổn định và bất ổn khác nhau [30].
Hiện nay, các quốc gia có tình hình chính trị và an ninh ổn định nhất trong khối được kể đến là Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Trong đó, Singapore
là nước theo thể chế cộng hòa có quốc hội với dân số đa chủng tộc, song đất nước này luôn tự hào về sự ổn định chính trị xã hội và sự chắc chắn,có thể dự báo trước
được về các chính sách dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đảng cầm quyền là
Đảng Nhân dân hành động (PAP) thống trị trên chính trường Singapore và hiện nay đang có 81 trên 83 ghế trong các cuộc bầu cử thường xuyên trong quốc hội. Đảng đối lập, hiện đang nắm 2 ghế thường xuyên trong quốc hội. Hơn 30 năm qua đã không có bất kỳ những cuộc bạo động nào về chính trị diễn ra ở Singapore [30].
Malaysia theo thể chế quân chủ lập hiến với nhiều sắc tộc, dẫn đầu là Nhà vua, người có nhiệm kỳ 5 năm/lần và được lựa chọn trong số 9 hoàng thân của đất nước. Malaysia có hệ thống thống phân quyền và quyền lực tập trung chủ yếu vào Thủ
tướng. Đảng liên minh đang cầm quyền được kết hợp bởi 3 đảng chính là tổ chức
thống nhất dân tộc quốc gia Malaysia, Hiệp hội người Hoa Malaysia và đại hội người Ấn Độ ở Malaysia, cùng một số đảng ở địa phương khác đã lên nắm quyền từ khi đất nước độc lập năm 1957 [30]. Việt Nam và Brunei là 2 quốc gia được coi là khá ổn định về mặt chính trị, mặc dù thể chế chính trị khác nhau.Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản lãnh đạo, với đường lối mở cửa và nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bắt đầu thực hiện từ năm 1986. Brunei là quốc gia Hồi giáo, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hai quốc gia này không hề xảy ra các cuộc bạo động hay mâu thuẫn trong chính phủ có thể gây ra bất ổn về an ninh và chính trị. Đa phần dân số của 2 quốc gia đều tin tưởng ở chính phủ và thỏa mãn với những thành quả mà đất nước đang mang lại [30].
Nhóm các quốc gia tiếp theo là 3 thành viên sáng lập ra ASEAN là
Philippines, Thái Lan, Indonesia. Các quốc gia này đã từng có sự ổn định về chính
trị từ những năm mới thành lập cho đến cuối thập niên 90. Song, hiện nay, nhóm quốc gia này đang phải đối mặt với sự bất ổn do các nhóm hồi giáo, khủng bố, tội phạm và sự mâu thuẫn trong chính phủ, đặc biệt là Indonesia. Lần đầu tiên sau 44 năm có bầu cử cạnh tranh đa đảng vào tháng 6/1999. Tháng 10/1999, Abdurrahman Wahid được bầu làm tổng thống, nhưng trong suốt 19 tháng tổng thống đã nhiều lần phải thay đổi nội các. Đến tháng 9/2001, Quốc hội đã chính thức bỏ phiếu bất tín nhiệm với thủ tổng thống và bầu bà Megawati lên làm tổng thống. Nội các mới
được thành lập và được sự ủng hộ của thế giới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề chính trị diễn ra trong nước như nhóm vũ trang đòi độc lập ở Aceh và Papua, mất an ninh trong xã hội, khủng hoảng kinh tế… Tháng 10/2004, tổng thống mới được bầu ra là ông Yudhoyono. Ngoài khủng hoảng về kinh tế, vấn đề nổi cộm là các cuộc bạo động tại nhiều địa phương, phong trào đòi độc lập của các tỉnh tự trị và tình trạng vô luật pháp ở nhiều vùng trên đất nước. Sự bất ổn về chính trị là nguyên nhân chính khiến trong những năm gần đây FDI vào Indonesia thâm hụt nghiêm trọng [30].
Philippines có hệ thống nhà nước theo kiểu Tổng thống của Mỹ, với sự phân quyền
giữa hành pháp, lập pháp và tòa án. Philippines có hệ thống chính trị đa đảng, do vậy các Đảng thường liết kết với nhau trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị. Nhìn chung, tình hình chính trị của Philippines tương đối ổn định, các chính sách cho phát triển kinh tế được chính phủ coi trọng và nhất quán [30], nhưng trong những năm gần đây, tình hình an ninh của Philippines cũng gặp những bất ổn do khủng bố và bạo loạn ở miền Nam Philippines.
Đối với Thái Lan, trong quá khứ đã có sự thay đổi thường xuyên về chính phủ, do các phe quân đội can thiệp. Sau năm 1992, quân đội không còn gây ảnh hưởng đến những hoạt động của chính quyền, tình hình chính trị trở nên ổn định và minh bạch hơn. Trong thời kỳ này, 4 cuộc bầu cử thành công đã diễn ra với sự chuyển giao quyền lực của 5 chính phủ. Quốc hội đã thực hiện sửa đội lại hiến pháp năm 1997, cho phép thành lập các cơ quan độc lập kiểm tra và cân bằng hệ thống chính trị trong đó có Ủy ban Bầu cử, Ủy Ban chống Tham nhũng, Tòa án hiến pháp [30]. Tuy nhiên, hiện nay Philippines và Thái Lan đang phải đương đầu với vấn đề khủng bố và bạo lực chính trị ở hầu hết các tỉnh phía Nam, đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại [30].
Ba quốc gia còn lại Lào, Campuchia, Myanmar là các quốc gia mới gia nhập, tuy nhiên các quốc gia này đều có vấn đề về tình hình an ninh và ổn định chính trị, hiện nay, các địa điểm này chưa phải là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trƣờng pháp luật và hành chính
Hầu hết các quốc gia trong ASEAN đều có chính sách rộng mở và khuyến khích cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước trong nhóm ASEAN-5 và Việt
Nam, các nước này đều nhận thức được vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh tế.
Hệ thống luật pháp và các chính sách xã hội của Singapore nhìn chung rất thân thiện với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài không cần phải tham gia vào các liên doanh hoặc giao quyền điều hành cho người bản xứ, và cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ theo hầu hết các luật cơ bản. Singapore không đặt ra bất cứ những giới hạn gì cho việc tái đầu tư hay thu hồi lợi nhuận hoặc vốn về nước đầu tư. Hệ thống luật pháp bảo hộ nghiêm túc các quan hệ hợp đồng, và các quyết định phán quyết được thực thi có hiệu quả. Một số những hạn chế trong đầu tư nước ngoài của Singapore bao gồm viễn thông, truyền thông, báo chí, dịch vụ tài chính và các dịch vụ về luật pháp và bất động sản, đồng thời hạn chế số cổ phiếu mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể được sở hữu [30].
Từ lâu, Thái Lan đã duy trì một nền kinh tế mở theo định hướng thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Thái Lan như một phương tiện để phát triển kinh tế, việc làm và chuyển giao công nghệ. Thái Lan chào đón đầu tư của tất cả các nước trên thế giới và cố gắng tránh phụ thuộc chủ yếu vào bất kỳ một quốc gia nào. Sau sự kiện khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình đổi mới kinh tế của IMF để phát huy môi trường cạnh tranh và minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực tài chính của Thái Lan tiếp tục là tâm điểm của chính sách cải cách kinh tế. Một số những cải cách khác vào năm 1999 bao gồm những thay đổi về luật đất đai, luật quản lý chung, luật thuê bất động sản, tất cả đều xóa bỏ hết những hạn chế trong việc sở hữu đất đai của người nước ngoài. Luật liên minh kinh tế năm 1999, thay thế Nghị định Chính phủ số 281 năm 1972, điều tiết toàn bộ các hoạt động đầu tư của người nước ngoài, đồng thời mở cửa thêm các ngành cho đầu tư nước ngoài và nâng phần trăm giới hạn sở hữu của người nước ngoài trong một số lĩnh vực lên hơn 49%. Chính phủ Thái vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách mở cửa kinh tế và mở cửa đầu tư nước ngoài, tán thành đường lối phát triển “hai hướng” kết hợp giữa nội lực trong nước với sự trợ giúp của đầu tư và thương mại quốc tế [30].
Nhìn chung, Indonesia duy trì một môi trường đầu tư tương đối rộng mở, khuyến khích sự tăng trưởng do khối tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những chính sách chính thức cho đầu tư thì chưa tương xứng với hành động trong các vấn dề quan trọng với nhà đầu tư như đổi mới hệ thống toà án, tham nhũng, thuế và lao động. Chính phủ Indonesia cũng đã thành lập Nhóm quốc gia về xúc tiến Đầu tư và Xuất khẩu, do tổng thổng và các thành viên chủ chốt của chính phủ chủ trì, vào tháng 9 năm 2003 để giải quyết những vấn đề vướng mắc của các nhà đầu tư. Vào năm 2004, Tổng thống cũng ban hành nghị dịnh thành lập Ủy ban điều phối đầu tư tư bản với chính sách một mái nhà cho đầu tư, với mong muốn khai thông thủ tục cho đầu tư và đưa ra một cơ quan chủ yếu cho việc cấp phép đầu tư [30].
Philippines là nước có chính sách đầu tư khá rộng mở. Với mối quan hệ chặt
chẽ với Mỹ, hệ thống nhà nước và thị trường được xây dựng khá tương đồng với hệ thống của Mỹ, điều này đã khiến Philippines nhiều năm là điểm thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của Philippines đang dần xuống dốc do không đổi mới hệ thống tư pháp, thiếu luật bảo hộ trí tuệ, chậm đổi mới ngành năng lượng, chậm tư nhân hóa và chính trị thiếu ổn định…Hệ thống tòa án của Philippines được xem như là một cản trở to lớn với hầu hết các nhà đầu tư. Những quy định của luật, của tòa án và các thủ tục theo kiện cho phép hầu hết các luật sư biện hộ có thể trì hoãn phiên tòa, việc xét xử tại tòa án trở nên rất mất thời gian trong cả hệ thống. Đây là điều khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực sự lo ngại. Luật pháp Philippines tôn trọng quyền của của khu vực tư nhân trong việc tự do mua và bán tài sản, hoặc lợi ích kinh doanh, mặc dù mua, sát nhập và các hình thức kết hợp lợi ích kinh doanh khác kể cả vốn của nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của Hiến pháp và các luật khác. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với nhau, tuy nhiên cũng có ngoại lệ về các hợp đồng mua của chính phủ [30].
Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư hướng vào sản xuất và công nghệ cao xuất khẩu, và trong các dịch vụ cho hỗ trợ cho “văn phòng”. Chính phủ cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, với chính sách của Malaysia lâu nay ủng hộ việc tham gia của người Malaysia vào trong nền kinh tế, chính phủ khuyến khích hoặc bắt buộc tham gia liên doanh giữa người nước ngoài và người bản xứ và trong nhiều lĩnh vực giới hạn tài sản và việc làm với người nước ngoài. Malaysia khuyến khích các DNNN đầu tư vào công nghệ cao tập trung chủ yếu vào Công nghệ truyền thông đa phương tiên (MSC). Trong lĩnh vực dịch vụ, chính phủ cũng đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nước ngoài vào công nghệ thông tin, khách sạn và du lịch, nghiên cứu và phát triển, và đào tạo. Một số lĩnh vực Malaysia không đưa ra các khuyến khích đầu tư nước ngoài như dịch vụ ngân hàng tài chính, nông nghiệp và xây dựng. Một số ngành nghề không cho phép đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu và khí. Năm 1998, chính phủ Malaysia đã cởi trói một số những hạn chế hiện hành trong việc góp vốn nước ngoài trong các dự án sản xuất mới. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể có 100% vốn trong bất kỳ dự án sản xuất mới nào, mà không có điều kiện ép buộc xuất khẩu (trước năm 1998, DNNN trong lĩnh vực sản xuất chỉ được phép giữ 30% cổ phần, tỉ lệ cao hơn sẽ phụ thuộc vào khả năng và cam kết xuất khẩu của