Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 32)

2.4.2.I. Phương pháp so sánh

Là phưomg pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác đinh xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích tình hình tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang (hay còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (hay còn gọi là phân tích dọc).

So sánh ngang BCTC là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng BCTC.

So sánh dọc BCTC là việc sử dụng các tỷ số, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

Lựa chọn gốc so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích so sánh mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

- Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự báo và định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.

- Các chỉ tiêu bình quân của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng,...nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu,...

Điều kiện có thể so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu phải đồng nhất. Trong thực tế điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu cần quan tâm cả về không

Fo

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

- về mặt thòi gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch toán, phải thống nhất trên cả 3 mặt:

+ Cùng phản ánh một nội dung kinh tế. + Cùng một phương pháp tính toán. + Cùng một đơn vị tính.

- về mặt không gian: các chỉ tiêu này cần được qui đổi về cùng một qui

mô và điều kiện tương đương nhau. ♦> Kỹ thuật so sánh

Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới dạng: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.

So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa các trị số của kỳ phân tích so vói kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế.

AF = Fi- F0

So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa các trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Fi AF = —X100%

2.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.

Đặc điểm:

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau.

Giả sử nhân tố Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng a, b, c, d

Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng một phương trình kinh tế như sau: Q = a x b x c x d

• Đối tượng phân tích: À <2 = Qi - Qo

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: Qy. Chỉ tiêu kỳ phân tích

Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc

Suy ra: Qỉ = aj X bỉ X Cj X d!

Q o = a0x b0x C0X d0

• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Anh hưởng bởi nhân tố a:

Aa = aj X b0x C0X d0 — a0x b0x C0X d0

- Ảnh hưởng bởi nhân tố b:

ầb = aj X bj X c0 X d0 - aj X b0 X Co X d0

- Ảnh hưởng bởi nhân tố c:

Ác = ữ] X b] X C] X d0— ữ] X b] X C0X d0

- Ảnh hưởng bởi nhân tố d:

Ad = aj X b] X C] X d]— aj X bj X C] X do

2A.2.3. Phương pháp Dupont

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số để đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu phân tích.

Phăn tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

(Nguồn:Trang 106, sách Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nguyễn Minh Kiều (2011) )

Hình 1. Sơ ĐỒ DU PONT

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ 3.1. KHÁI QUÁT VÈ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM Bộ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tên tiếng Việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.

Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Can Tho Co.,Ltd

Trụ sở chính đặt tại: số 21, Đường Cách mạng tháng Tám, Phường Thói Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố cần Thơ.

Số điện thoại: (0710) 3821656 - 3823655 - 3765767 - 3826906 Fax: (0710) 3822746

Văn phòng đại diện tại: 21 -23 Hồ Tùng Mậu -Quận I -Tp. Hồ Chí Minh. Loại hình doanh nghiệp: Cty TNHH một thành viên

Hình thức vốn chủ sở hữu: Do Cty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tài khoản mở tại các Ngân hàng:

- Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. - Ngân hàng Thương mại cổ phần Petrolimex.

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho tàng, bồn bể, đường ống,...) do các hãng của tư bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là “Công ty xăng dầu cấp I Khu vực Tây Nam Bộ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 07/01/1976, Tổng Cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” trực thuộc Công ty xăng dầu miền Nam (Công ty xăng dầu Khu vực II ngày nay).

Tháng 07/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD -QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu cần Thớ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu vực II.

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC-QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành

“Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang”.

Ngày 26/12/1988, Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ban hành quyết định số 2209/XD-QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành

“Công ty xăng dầu Hậu Giang” và về trực thuộc Petrolimex Việt Nam.

Từ ngày 01/01/2004, Công ty xăng dầu Hậu giang một lần nữa lại đổi tên thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ”, trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Đen ngày 01/07/2010, Cty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Cty TNHH Một thành viên.

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển, hiện nay công ty có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh: Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000m3/tấn. Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, công ty đã được Nhà nước tặng thưởng rất nhiều huân chương lao động cũng như được trao tặng nhiều danh hiệu cho từng cá nhân có thành tích xuất sắc nhất, như: huân chương lao động hạng Ba, huân chương lao động hạng Nhì,...

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

3.I.2.I. Chức năng

Hơn 36 năm hoạt động, Công ty không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng xã hội, an ninh quốc phòng khu vực miền Tây Nam Bộ. Hiện tại, ngoài trụ sở chính tại thành phố Cần Thơ, Công ty còn có: 3 chi nhánh trực thuộc, 64 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phân bổ ở hầu hết các khu vực trung tâm, thị xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần

Thơ và 3 tinh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu; Hệ thống kho bể với công nghệ hiện đại có tổng sức chứa trên 120.000m3.tấn. Trong đó nổi bật là Tổng kho Xăng dầu Miền Tây là kho đầu mối cung cấp hàng cho các Công ty thành viên Petrolimex khu vực Tây Nam Bộ có sức chứa 105.000 m3.tấn, có khả năng tiếp nhận tàu ngoại lên đến 15.000DWT.

Phân tích tình hình tài chính Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

Hàng năm Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ bán trực tiếp hơn 400.000m3.tấn xăng dầu qua các phương thức: bán buôn, bán đại lý, tổng đại lý, bán lẻ và bán tái xuất; Xuất điều động hàng cho các Công ty thành viên Petrolimex tuyến sau hơn 200.000 m3'tấn và thực hiện nhiệm vụ dự trữ xăng dầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực.

3.I.2.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của công ty là cung cấp xăng dầu cho các tỉnh miền Tây. Ngoài ra công ty còn có rất nhiều nhiệm vụ khác, cụ thể như sau:

Phấn đấu trở thành trung tâm phân phối nguồn hàng chính (như mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu) cho các công ty trong ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến hành xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc, ổn định. Và ngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó phải sử dụng một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và xã hội.

Tổ chức kinh doanh có hiệu quả để nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ - công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung.

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh một cách có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tập đoàn đã giao.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, các hệ thống đại lý, cũng như tổng đại lý.

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2: sơ ĐỒ Bộ MÁY TỔ CHỨC

(Nguồn: Phòng tổ chức câng ty xăng dầu Tây Nam Bộ)

3.I.3.2. Chức năng của các phòng ban

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được quản lý theo dạng trực tuyến chức năng. Điều này giúp Ban Giám đốc dễ dàng hom trong công tác điều hành quản lý và các phòng ban cũng dễ dàng thu thập thông tin, kịp thời hỗ trợ nhau khi cần

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

♦> Ban giám đốc

Gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, trong đó:

Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về kết quả quản lý, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trước Tập đoàn và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.

Phó Giám đốc kỹ thuật là người phụ trách về mặt kỹ thuật, các trang thiết bị, chất lượng xăng dầu, tiến hành công tác nghiên cứu, thiết kế phục vụ cho việc đầu tư các công trình. Điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc ủy quyền bằng văn bản.

Phó Giám đốc tài chính trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác tài chính kế toán, giúp Giám đốc chỉ đạo và triển khai các công việc cụ thể khi được Giám đốc phân công. Điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc công ty đi vắng.

Phó Giám đốc nội chính trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác lao động tiền lưorng, hành chính quản trị, thanh tra pháp chế... Giúp Giám đốc chỉ đạo và triển khai một số công việc cụ thể trong công tác tổ chức cán bộ, tổ chức phối họp hoạt động giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong công ty và một số công việc cụ thể khác khi được Giám đốc phân công. Điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc ủy quyền bằng văn bản.

♦> Phòng tổ chức hành chính:

Phòng Tổ chức Hành chính Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác: tổ chức, cán bộ; lao động tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; công tác thi đua khen thưởng; công tác hành chính quản trị; công tác thanh tra pháp chế; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác bảo vệ an ninh ữật tự và công tác quân sự trong toàn Công ty

Phòng quản lý kỹ thuật

Phòng Quản lý Kỹ thuật Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Công ty về các lĩnh vực công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác kỹ thuật xăng dầu, sửa chữa thiết bị xăng dầu; công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ,

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão; công tác an ninh cảng biển, ứng phó sự cố tràn dầu trong phạm vi toàn công ty.

♦> Phòng kinh doanh

Phòng Kinh doanh Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác: tổ chức điều hành kinh doanh các ngành nghề theo Điều lệ Công ty; công tác đảm bảo nguồn; công tác phát triển thưorng hiệu ... trên địa bàn được phân công đúng quy định của Nhà nước, của Tập đoàn và của Công ty.

Phòng kế toán tài chính

Phòng Kế toán Tài chính có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác tài chính kế toán, công tác quản trị mạng tin học và quản lý bán hàng qua thẻ ílexicard, theo quy định của Nhà nước, của Tập đoàn và của Công ty.

Các chi nhánh, khối kho, khối cửa hàng, đội vận tải

+ Các chi nhánh:

Gồm các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Đây là những cơ sở trực thuộc, có đầy đủ các phòng ban chức năng, thực hiện hạch toán báo sổ vói công ty. Giám đốc chi nhánh là người tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ữong phạm vi một tỉnh, đồng thời chịu ữách nhiệm trực tiếp với Giám đốc công ty.

Chì nhánh xăng dầu Sóc Trăng:

- Địa chỉ: số 141 - Quốc lộ 1A - Phường 7, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng

- Điện thoại: (079) 3821 -549Fax: (079) 3820-660 ■Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu:

- Địa chỉ: số 1 Hoà Bình - Phường 7, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

- Điện thoại: (0781) 3822-206 Fax: (0781) 3824-009 ■Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang:

- Địa chỉ: 851, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang

-Điện thoại: (0711) 3870-143 Fax: (0711) 3870-142

mKho Cần Thơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích tình hình tài chỉnh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

+ Khối kho:

Gồm Tổng kho xăng dầu miền Tây, kho cần Thơ và các kho trực thuộc các chi nhánh là nơi đặt bồn bể tồn trữ xăng dầu của công ty.

Tồng kho xăng dầu Miền Tây:

- Địa chỉ: Khu công nghiệp trà nóc II, Phường Phước Thới, Quận Ồ Môn, Thành phố cần Thơ

- Điện thoại-. (0710) 3842- 823 Fax: (0710) 3844-711

- Địa chỉ: số 66 Cách mạng tháng 8, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố cần Thơ

- Điện thoại: (0710) 3821-680

•Kho xăng dầu Sóc Trăng trực thuộc CNXD Sóc Trăng:

- Địa chỉ: số 824b, Đường Lý Thường Kiệt, Phường 4, Thành phố Sóc

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 32)